Tại sao ông Fukuyama đã sai?

 Why Fukuyama was wrong? Nếu đi từ luận điểm của TT Nga V. Putin: CNTB là động vật săn mồi, văn hóa phương Tây là tự hủy hoại thì có thể triết gia, nhà kinh tế chính trị neo-liberal người Mỹ mắt híp này đã đúng.

Tôi đã cố gắng đi tìm chứng cớ để biện hộ cho Francis Fukuyama trong cơn mưa gạch đá xỉ vả của các “think tank” phương Tây vì kết luận vội vàng, hồ đồ của ông ấy trong cuốn sách nức tiếng một thời, được các học giả cuồng tự do dân chủ lấy làm sách Gối đầu giường: "Sự kết thúc của lịch sử và kẻ cuối cùng - The End of History and the Last Man” vào năm 1992. Tôi chỉ có thể bênh vực cho Fukuyama rằng, ông đã đúng khi động vật săn mồi CNTB và văn hóa tự hủy phương Tây đã đi đến chỗ kết thúc vai trò lịch sử.
Người đàn ông tội nghiệp – poor man Fukuyama sẽ vẫn được nhớ đến như người đã tuyên bố rằng lịch sử đã đi đến chỗ kết thúc! Rất có thể, ông ấy sẽ đưa ra một lời giải thích, thực ra tôi muốn nói là… Nhưng chính xác là lịch sử CNTB phương Tây đã đi đến chỗ kết thúc. Đó là một lời nguyền độc địa của vị học giả neo-liberal này.
30 năm trước, vào lúc Fukuyama viết cuốn sách này, sự thắng thế của CNTB là có thật, nhưng nước Nga đã trỗi dậy, Trung Quốc đã nổi lên trong sự coi thường, thậm chí là nhạo báng của Fukuyama, và sự ngạo mạn đã che lấp tầm nhìn xa đáng phải có của vị học giả tên tuổi.
ĐH Chicago và “Chicago Boys” của những tên tuổi neo-liberal như Hayek, Friedman, Samuelson, Taler và Fukuyama hay thậm chí kể thêm cả Krugman là cái tổ tò vò nhền nhện của mọi thứ hào nhoáng bóng bẩy như đã thấy, cũng vậy, “The End…” đã tưới tắm sự lạc quan vào mảnh đất mà mọi thứ đã úa tàn rằng nền tự do dân chủ tư bản không chỉ đánh bại tất cả các hệ tư tưởng khác mà còn trở thành “hình thức cuối cùng của chính phủ nhân loại” và sau sự sụp đổ của chủ nghĩa độc tài bảo thủ và chế độ kế hoạch hóa tập trung XHCN, chỉ còn lại CNTB tự do – thị trường và tài sản tư nhân vượt trội hơn là bị nhà nước kiểm soát - và nền tự do dân chủ - pháp quyền, dân sự, nhân văn, sẽ là hình thức cuối cùng của thế giới, cũng lúc đó, lịch sử nhân loại kết thúc. Nó kết thúc khi những con tàu cuối cùng, kéo những toa xe cuối cùng là các nước thế giới thứ ba nghèo nàn lạc hậu như VN đến nhà ga cuối cùng: CNTB tự do!
Nhưng không hề thấy nhà ga cuối cùng này ở đâu, Nga, TQ đã khởi hành đến nhà ga khác. Còn nay, nhiều nước đang bẻ bánh lái, chấp nhận trật đường ray để tìm hướng đi khác. Không có gì cho thuyết hội tụ, cho giá trị phổ quát toàn cầu và tự do hóa, toàn cầu hóa. Nếu tỉnh táo, thì giới lãnh đạo các nước “thế giới thứ ba” đã không còn hào hứng và can đảm để “mở cửa, hội nhập”, và cũng như trước kia, không có gì cho “thế giới đại đồng” và “giai cấp vô sản thế giới”.
Nếu như ông Fukuyama tin tưởng vào bậc thầy Samuel Huntingdon thì đã viết rằng, lịch sử hậu Chiến tranh lạnh sẽ bị chi phối bởi xung đột giữa các nền văn minh, văn hóa và tôn giáo thay vì kết thúc ở CNTB tự do. Như thế sẽ đúng đắn và thuyết phục hơn nhiều.
Hay khoan giận dữ hay kích động, ông ấy - Fukuyama chỉ là sản phẩm hấp thụ bị động trong cái môi trường “Chicago Boys” đã nói ở trên. Ông ấy ít nhất cũng có xuất phát điểm đúng. Đó là: có một quy trình cơ bản, quy định một mô hình tiến hóa chung cho tất cả xã hội loài người. Đó là luật Nhân-Quả. Nhưng ông ấy đã diễn giải sai. Công bằng mà nói, con người có thói quen nhầm lẫn giữa những gì là hiện tại (của thời Liên Xô sụp đổ) với những gì là trường tồn (dân tộc Nga) hoặc những gì có nghĩa là sẽ tồn tại như Sự thịnh vượng của một quốc gia – Adam Smith: Chúng ta là ích kỷ, đến vô độ. Nhưng chúng ta cũng là con người tinh thần, tình cảm đạo đức và niềm tin của chúng ta – dù có được định hình hay không – cũng đóng vai trò phổ biến trong các tương tác của chúng ta với những người khác, ngay cả trong thế giới kinh doanh và tiêu dùng hám lợi hiện đại.
Sự nhầm lẫn này khiến nhiều người từng tuyên bố lịch sử đã đi đến hồi kết. Hegel đã nhìn thấy sự kết thúc của lịch sử trong hậu quả của cuộc Cách mạng Pháp thời Napoleon. Một thế kỷ sau Hegel, Bách khoa toàn thư Britannica tự tin viết rằng nền văn minh cuối cùng đã lật đổ chủ nghĩa man rợ. Cả Karl Marx nữa, ông ta cũng mơ mộng lịch sử nhân loại kết thúc ở CNCS khi viết Tuyên ngôn.
Nhưng thời tiết chính trị không phải là khí hậu lịch sử. Fukuyama đã đúng vào thập kỷ 90, cả loạt quốc gia ngả theo tự do dân chủ phương Tây: Nga, Trung, Đông Đức, Hung, Ba Lan, Tiệp, Bulgaria, Romania, Nam Tư và Ukraine. Thậm chí là sự sụp đổ của nhiều chế độ Marxism ở Đông Nam Á, và châu Phi – đó là thời tiết mà lại không phải là khí hậu.
***
Fukuyama chỉ là sản phẩm hấp thu thụ động, bị áp đặt trong cái môi trường ĐH Chicago đã nói ở trên. Chính ông vô tình thể hiện điều này khi viết rằng: con người là những sinh vật xã hội. Giá trị tự thân và bản sắc của chúng ta “được kết nối mật thiết” với các giá trị mà kẻ khác đặt lên trên chúng ta. Chúng ta “về cơ bản được/bị dẫn dắt bởi kẻ khác”. Lập luận này, nói một cách ngắn gọn là sự thừa nhận “chúng ta là nô lệ”. Những gì còn lại, toàn bộ tinh thần trí tuệ của kẻ nô lệ ấy là đi tìm sự được khẳng định của kẻ khác, là mong muốn được như kẻ khác.
Và cái nhu cầu được kẻ khác thừa nhận ấy có trong nền tự do dân chủ của CNTB. Đúng hơn là cả 2 trong “The End…”. , một là chấp nhận sự khẳng định của kẻ khác và hai là mong muốn được như kẻ khác lại dung hòa một cách tuyệt vời trong nền dân chủ. Đó thực sự là 2 mặt đối lập, khó để dung hòa ngay trong lòng CNTB.
Có lẽ là ngay lúc này, ông Fukuyama nên viết một bài luận để xem chế độ phát xít Ukraine thừa nhận quyền của người Nga như thế nào. Phương Tây khẳng định quyền tồn tại của nước Nga ra sao. Tôi tin là bài viết như thế sẽ rất thuyết phục và củng cố vững chắc cho thuyết Lịch sử kết thúc của ông. Tất nhiên ông Fukuyama có thể bỏ qua tuyên bố Chủ nghĩa tự do phương Tây đã chấm hết! của V. Putin và sự cương quyết che chắn ngăn chặn nó thẩm lậu vào TQ của ông Tập Cận Bình.
Ở đây không đi sâu vào mổ xẻ cái gọi là tự do dân chủ phương Tây mà Fukuyama đề cao. Nói rằng, chính ông thừa nhận để nền dân chủ này hoạt động, thì thần dân phương Tây phải phát triển một niềm “tự cao tự đại đến phi lý” trong các thể chế dân chủ của chính họ trong khi đòi hỏi họ phải có những hành động “chối bỏ nhu cầu bản thân”.
Cái khoảng chân không do tự cao tự đại tạo ra sẽ không bao giờ hài lòng với chủ nghĩa tự do bị giới hạn. Nó luôn luôn đòi hỏi tự do hơn nữa, dân chủ hơn nữa. Như Fukuyama sau này nhận xét: Chúng ta không có gì là lý trí hay giác ngộ như chúng ta thích tự nghĩ mình như vậy. Và rõ nhất, quyền tự do vô hạn, nền dân chủ tư bản bị thổi phồng giả tạo đã không giải phóng được trói buộc cho bất cứ ai. Ngược lại, nó ủ mầm sự bất ổn xã hội dữ dội và chỉ dẫn đến hỗn loạn.
***
Nhật Bản, quê hương gốc của Fukuyama là minh họa điển hình cho định đề của ông: Chúng ta “về cơ bản được/bị dẫn dắt bởi kẻ khác”. Thời Minh Trị duy tân, người Nhật đã từ bỏ chế độ phong kiến chuyên quyền độc đoán, có những cải cách hướng Tây phù hợp làm nền tảng cho sự phát triển vượt bậc rồi lại không làm mất sự chuyên quyền độc đoán. Cho đến thế kỷ XX, sau 2 quả bom nguyên tử, người Nhật hoàn toàn thuần phục và bị dẫn dắt đến CNTB tự do và cũng đã vươn lên, trở thành nước đã phát triển. Nhưng CNTB tự do Nhật Bản ngày nay buộc phải sống còn bằng cách thu hút nguồn nguyên liệu Trung Đông, châu Phi và nguồn nhân công giá rẻ châu Á bằng cách phát tán vốn tư bản – capital, theo cách gọi đương thời “viện trợ ODA”. Thiếu điều này, lịch sử Nhật Bản kết thúc.
Phương Tây cũng vậy, họ đang in tiền và phát tán vốn tư bản – capital để hút tài nguyên Nga, nhân công TQ. Thiếu điều này, lịch sử phương Tây kết thúc.
Ông V. Putin gọi tất cả một cách chính xác đó là CNTB động vật săn mồi và văn hóa tự hủy. Cuộc chiến ở Ukraine không phải là chiến tranh Nga với Ukraine, mà là cuộc chiến của nước Nga với toàn bộ CNTB săn mồi, vì thế nó được đặt tên: “ОперацияZ", ông Fukuyama có lẽ đủ trí não để hiểu phi cộng sản là gì, ký tự Z là gì, là gia tộc lõi của CNTB. Nó là kết thúc lịch sử của CNTB tự do săn mồi.
Còn Fukuyama, nên đọc lại cuốn Kinh Cựu ước, chương về Sodom và Gomorrah bị “lửa trời hủy diệt” và suy ngẫm tại sao bị hủy diệt. Như thế có ích lợi hơn.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...