Ông Phan Anh và Thanh niên tiền tuyến!

 Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Hữu Ngọc, Tạ Quang Bửu, Đỗ Đức Dục, Hoài Thanh, Thanh Tịnh, Cao Văn Khánh, Đoàn Phú Thứ, Đoàn Huyên, Chế Lan Viên, Phan Khắc Khoan, Tế Hanh, Đào Đăng Vĩ, Nguyễn Đỗ Cung, Tôn Quang Phiệt, Phan Tử Lăng, Cao Văn Khánh, Đặng Văn Việt, Nguyễn Thế Lâm, Mai Xuân Tần, Cao Pha, Phan Hàm, Võ Quang Hồ... các bậc tiền bối cách mạng từ đất Huế, từ phong trào “Hướng Đạo Sinh” và “Thanh niên tiền tuyến”.

1945 - Tình hình Huế cũng như đất nước lúc đó rất rối ren, có lẽ Bảo Đại cũng muốn có phong trào-lực lượng thanh niên ủng hộ mình. Theo sáng kiến của ông Phan Anh, khi không thể lập Bộ Quốc phòng thì lập Bộ Thanh niên có vũ trang. Điều này được Trần Trọng Kim đồng ý, viết cho 1 sắc lệnh.

Ngay sau đó, ông Phan Anh mở “Đại hội thanh niên”, mời các giáo viên và học sinh phong trào Hướng đạo sinh tham gia. Hôm trước ngày khai trường “Thanh niên tiền tuyến” là buổi Đại hội thanh niên tại sân vận động Huế. Trước hàng ngàn thanh niên tề tựu theo hàng ngũ ngay ngắn và các quần thần Huế, ông Phan Anh hô lớn dõng dạc:
- “Trên có trời, dưới có đất, giữa có chư vị thần linh, chúng ta hứa không để Kinh đô Huế thất thủ lần thứ hai! Xin thề!”

Tiếng hô Xin thề vang rền khiến các quần thần Huế rất cảm động. Không tình cờ, hôm đó là chủ nhật ngày 1/7/1945, đúng ngày Cúng các cô hồn chết trận trong cuộc Tử thủ kinh thành Huế năm Ất Dậu 1885.

Tổ chức Hướng đạo sinh vốn là của Pháp đem vào VN từ 1930, qui tụ 6 vạn thanh niên. Thế rồi phong trào yêu nước tự phát và phản đối thực dân trong Hội phát triển mạnh nên bị Pháp đàn áp và giải tán.

Cụ Hồ chính là người đã chỉ đạo phát triển lại Hội và làm Chủ tịch danh dự hội Hướng đạo sinh. Ở Huế, hội qui tụ hàng ngàn thanh niên yêu nước, thường xuyên mở lớp tập trung trên núi Bạch Mã học tuyên truyền và tập võ. Ông Phan Anh đã tuyển các thanh niên ưu tú nhất của Hướng đạo sinh sang “Thanh niên tiền tuyến”.

Tiền bối #Phan_Anh dường như lấy cảm hứng từ việc thành lập Đội VNTTGPQ cuối năm 1944 và theo chỉ đạo của Cụ Hồ để phát triển Đội cho khu IV. Sau 1975, một số lão thành từ Thanh niên tiền tuyến tập hợp lại tên tuổi, lai lịch của 43 người “Thanh niên tiền tuyến” nhưng phần nhiều đã bị thất lạc và mất hết tin tức.

Hướng đạo sinh và Thanh niên tiền tuyến cũng bị lãng quên, bị bỏ qua trong lịch sử chính thức. Điều này là cố ý khi có ai đó cổ hủ, e ngại tính giai cấp gì đó.

Trường Thanh niên Tiền tuyến trong đó có ông Đặng Văn Việt - người treo cờ đỏ sao vàng trên cổng Ngọ Môn, là học sinh khóa đầu tiên, thực ra, để che mắt Bảo Đại, các cụ Tiền bối lấy tên công khai là trường “Đế quốc Tiền tuyến”, nhưng với nhau thì vẫn gọi là “Thanh niên Tiền tuyến”.

Trường do các tiền bối lão thành Phan Anh, Tạ Quang Bửu, và một số tiền bối cách mạng khác thành lập, không có vai trò gì của Trần Trọng Kim ở đây. Mà là ngày khai giảng, có mời Ttg Bù nhìn Trần Trọng Kim, quan chức chính phủ bù nhìn, về phía Nhật có Tướng tư lệnh Nhật Yokoyama và các sĩ quan cao cấp Nhật đến dự.

Các học viên thậm chí được vào cung ra mắt Bảo Đại ngày hôm sau khai giảng. Với đồng phục mới tinh, hàng ngũ chỉnh tề, ngay ngắn, tác phong nhanh nhẹn, Bảo Đại còn ban lời khen. Nhưng lợi dụng sự lơ là, trường đào tạo cán bộ cho Việt Minh!

Hiệu trưởng nhà trường là ông Phan Tử Lăng, sau là Cục trưởng cục Quân chính. Trường chỉ có 1 khóa đầu tiên và cũng là duy nhất, 43 học viên sau này đều là tướng lĩnh, cán bộ cao cấp của VNDCCH. Tướng Cao Văn Khánh, 1 trong những người soạn thảo Kế hoạch giải phóng miền Nam năm 1975 cũng học trường này.

Ông Phan Tử Lăng học cùng khóa quân sự ở Pháp với Dương Văn Minh.

Ông Phan Anh (1912-1990) là luật sư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước VNDCCH.


Ảnh: Hội Thanh niên tiền tuyến trên báo Bảo Đại;

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...