Bài phỏng vấn này diễn ra vào ngày 10 tháng 5 năm 2019.
Giáo sư, tiến sĩ khoa học chính trị Igor Panarin: "Chúng ta đã có thể hiện
thực hóa một tiến trình chiến lược khác trong chính sách đối ngoại của chúng ta".
Ông nói về các nhân viên an ninh và phe tự do chủ nghĩa đã làm việc ăn ý như thế
nào ở Venezuela và tại sao Pháp lại đốt hàng nghìn nhà thờ Ki tô giáo.
Khi ra đời “Poseidon” và “Kinzhal” (2 vũ khí chiến
lược mới đây của Nga), Nga có thể cho phép mình hiện thực hóa tiến trình chiến lược
khác trong chính sách đối ngoại. Giáo sư, lãnh đạo Trung tâm “InfoSpetsnaz” Igor
Panarin cho là như vậy. Còn tại sao Ttg Merkel không vội vàng chúc mừng tân
TT Ukraina Zelensky thì vấn đề là ở sau lưng ông ta. Liệu có thể coi mô
hình chính trị Kazakhstan là tương tự Iran với TQ không. Ông Panarin đề cập đến
các vấn đề này trong bài phỏng vấn.
"Zelensky là dự án của Israel và lobby Anh ở Mỹ"
+ Igor Nikolaevich, tại sao Kremlin không
vội công nhận tân TT Ukraina Vladimir Zelensky mới được bầu? Có lẽ ông ta với
Nga không xa lạ: xuất thân từ cựu CLB hài KVN…
— Trước tiên, Vladimir Zelensky là dự án chung của
Anh và Israel. Hãy đóng mở ngoặc những năm làm hài của ông ta – tôi nói về
những ngày hiện tại. Đáng để nhắc đến Israel, ít nhất bởi công dân Israel
đồng thời là đầu sỏ Ukraina Igor Kolomoysky đóng vai trò quan trọng trong cuộc
bầu cử của Zelensky và cấp tiền cho chiến dịch tranh cử của ông ta. Cũng như London, khi
ông ta hoạt động còn có vận động lobby hành lang ở Mỹ. Thực sự, dự án đã khởi
động 2 năm trước khi seri TV "Đầy tớ của công chúng" được mở, nó đưa
anh ta trở thành nổi tiếng và từ đó có quyết định mở seri thứ 2. Hình ảnh ông
thầy khiêm tốn Vasily Goloborodko mà Zelensky đóng vai nhanh chóng có khán giả.
Nhưng ít người biết, chương trình này được Anh đỡ đầu và lobby Mỹ như tôi đề
cập, và như thế, có thể nói ai đã sở hữu. Petro Poroshenko, dĩ nhiên, biết điều
này và cố để thay đổi tình hình, nhưng ông ta chẳng làm được cái gì cả. Ngược
lại, có nhiệm vụ khác đặt ra cho ông ta rõ ràng: chặn vòng đầu bầu cử TT Ukraina
(bằng cách giả tạo khéo léo) từ những kẻ tham gia trong chiến dịch tranh cử của
Yulia Tymoshenko, và không ngăn cản Zelensky. Ông ta (Poroshenko) hoàn thành
xuất sắc việc này. Quyền bầu cử đã bị tước đoạt khỏi tất cả những người Ukraina
đang sống trên lãnh thổ Nga (theo các số liệu khác nhau, từ 2,5 đến 4 tr
người) và thậm chí là những người đi làm ăn ở Ba Lan – khoảng hơn 1,5
tr. Khoảng 7 triệu người Ukraina buộc phải ở nước ngoài hiện nay, chỉ có ít hơn
1% tham gia vào bỏ phiếu. Lấy ví dụ: trong số 1,5 tr người ở Ba Lan chỉ có 25
nghìn đi bỏ phiếu. Chính họ, những người đang ở Ba Lan đã viết cho tôi về điều
này. Vấn đề là kênh YouTube và Facebook của tôi, người Ukraina đứng thứ 2
số lượng đăng ký. Họ ủng hộ quan điểm của tôi 1 cách tuyệt đối, nhưng họ vào
trao đổi, biểu lộ sự đồng tình hay phản đối. Vì thế tôi biết được ngay nhiều
điều khôi hài.
+ Tại sao lại quá khó để bầu cử với Yulia Tymoshenko,
dù sao thì bà ta cũng rất nổi tiếng ở Ukraina?
— Bởi rõ ràng, bà ta dễ dàng phá được vòng
2 của tấn hài này. Nhiệm vụ đặt ra trước Poroshenko: không cho phép Yulia
Vladimirovna đến đích chiến dịch bầu cử. Ông đầu sỏ sô-cô-la này dường như vẫn
hy vọng vào phép màu nào đó, nhưng sau cuộc gặp của Vladimir Zelensky với Emmanuel
Macron, nơi đội của diễn viên hài này có cả 1 số công dân Anh (nói riêng là Alexander Danilyuk, cựu BT Tài chính Ukraina, gia
đình là công dân Anh), thì hy vọng chắc chắn đã không còn. Tôi nghĩ,
các công dân Nữ hoàng này đã tổ chức cuộc gặp được biết rõ của Zelensky với Macron,
ông ta không phải vô cớ bị coi là thủ hạ của Anh. Còn khi Poroshenko theo đuôi
đối thủ của mình bay đến Paris gặp Macron, ông ta dường như bị đưa tối hậu thư
và không thể bỏ qua. Do đó, những hành động được cho là vụng về của ông ta
giống như là giúp đỡ Zelensky. Ngay cả chiến lược gia chính trị người Israel,
Moshe Klughaft, kẻ mà Poroshenko thuê để bảo vệ uy tín của mình, cũng đã làm
mọi cách có thể để củng cố vị trí cho Zelensky và nhận chìm “ông chủ” của mình.
Ở vùng the Lvov, nơi theo kết quả bầu cử
hiện tại Poroshenko có được lượng ủng hộ lớn nhất, dân họ đơn giản là không có ý
định tái cấu trúc. Có rất ít người ở đây hiểu Trò chơi lớn được chơi ở cấp độ thủ
đô Kiev-London-Berlin-Washington. Phần còn lại của Ukraina thì đã sẵn sàng chấp
nhận Zelensky làm TT.
Do vậy mà tôi gọi Vladimir Zelensky là dự án Anh, thật hơn nữa là dự án lobby của người Anh ở Mỹ. Donald Trump lúc đó ở vị trí trung lập, mặc dù ban đầu đội của Trump đã thử chặn Zelensky. Tôi nhớ là FBI thậm chí đã bắt đầu điều tra chống Kolomoysky trong nghi vấn rửa tiền. Tòa án tối cao Anh cũng báo cáo phong tỏa tài khoản tài chính của Kolomoysky và đối tác ông ta là Bogolyubov với tổng số hơn $2,5 tỷ đô la.
Còn đại diện đặc biệt của Mỹ tại Ukraina Curt Volcker thì rất công khai ủng hộ Poroshenko. Nhưng Trump khi đó quá bận bịu với việc
đối phó với những cuộc điều tra khác nhau của Công tố đặc biệt Robert Muller
nên đã buông tay với các sự kiện diễn ra ở Ukraina: nói đã có Chúa ở với ta,
thì ta sẽ biết!
Triển vọng quan hệ Nga với Zelensky ra sao, có thể phán xét theo phản ứng tức thời (sau bầu cử) ở kẻ thù chính của ta, nước Anh và vị Ttg của họ Theresa May. Khi bà ta đòi hỏi 1 lần nữa TT được bầu Ukraina hợp tác để "nhằm mục đích chống lại sự xâm lăng Nga". Những kẻ cai quản Zelensky 1 lần nữa xuất hiện. Theo quan điểm của tôi, Nga rõ ràng có được cấu hình mạnh và giữ vị thế đúng, xa những kẻ đang khoái trá khi họ nhiều lần bày tỏ vị diễn viên hài thắng cử là tình cờ. Đặc biệt khi gần đây Tòa tối cao London đột nhiên bỏ Privatbank trong tố tụng chống Kolomoysky, đối với nhiều người, điều này rất rõ ràng là thắng lợi tuyệt đối của Zelensky. Ở Kremlin cũng đã quá hiểu và bắt đầu có phương hướng hành động. Không ngẫu nhiên khi 3 ngày trước vòng 2 bầu cử, vào 18 tháng 4, Nga theo quyết định của TTg Dmitry Medvedev cấm xuất khẩu dầu và sản phẩm dầu cho Ukraina. Điều thú vị là lệnh cấm sẽ bắt đầu có hiệu lực vào 1 tháng 7 2019, trùng khi Vladimir Zelensky chính thức nhậm chức TT.
Dĩ nhiên, ta đặt chúng trong hoàn cảnh hạn hẹp. Nga
cho đến nay không cung cấp quá nhiều sản phẩm dầu sang Ukraina và làm điều này nhìn
chung là qua Belarus. Đúng hơn, Minsk giữ vai trò nhà phân phối, tái xuất và kiếm
được hàng tỷ đô la. Tuy nhiên, đến cuối 2018, chúng ta giảm mạnh cung cấp dầu cho
Belarus, làm cho việc tái xuất là không thể. Bên cạnh việc 2 nhà máy lọc dầu Belarus
hiện đang sửa chữa và cho ra sản lượng thấp hơn thông thường vài lần. Tất cả điều
này, rõ ràng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế Ukraina. Nhưng chúng ta
không phải là kẻ chủ mưu, mà chính là gần đây Kiev đưa ra cấm vận kinh tế chống
Nga, còn chúng ta chỉ đáp trả chúng. Định hướng mới này của chúng ta rõ ràng là
đã được cân nhắc, và tin là nó sẽ hiệu quả hơn định hướng trước đây của chúng ta
trong quan hệ với Ukraina.
"Chuyên gia trước đây chịu trách nhiệm về quan hệ với Nam Ossetia trở
thành người bảo trợ cho tiến trình quan hệ mới với Ukraina"
+ Nếu tôi hiểu đúng thì tiến trình Zelensky đến
với quyền lực đã tự động gạt Angela Merkel ra khỏi những đòn bẩy ảnh hưởng đến
Kiev? Và bây giờ những đòn bẩy này sẽ vào tay, nói một cách tương đối, là Nữ
hoàng Anh? Chính xác hơn, những kẻ cai quản anh thợ diễn hài?
— Hãy chú ý là Angela Merkel chúc mừng Zelensky muộn hơn nhiều các lãnh đạo EU khác - những người gọi điện đến trụ sở kẻ thắng cử ngay trong tối chủ nhật 21 tháng 4. Còn cuộc gọi của bà ta đúng hơn không phải là lời chúc mừng, mà là giữ chỗ cho các giao kèo có thể đạt được: bà ta sẽ ở dạng nói với Zelensky tiếp tục sự hợp tác giữa 2 quốc gia. Đức nhìn chung có 1 số quan điểm có chút ít khác biệt đối với Kiev và sắp đặt quyền lực theo đó. Merkel cho đến gần đây vẫn bám vào Poroshenko, gặp mặt ông ta ở Berlin sau thất bại vòng bầu 1. Nhưng người Anh đã dễ dàng đặt Đức vào đúng vị trí. Điều này có nghĩa là Đức trên tất cả không phải là 1 quốc gia tự do, vẫn còn binh lính Anh và Mỹ chiếm đóng ở đó và Berlin không có tiếng nói trong những vấn đề chủ chốt. Tình cảnh của Đức với Zelensky chứng tỏ điều này 1 lần nữa.
Rõ ràng, chính người Đức cũng không vừa lòng khi
đất nước của họ vẫn bị chiếm đóng và lệ thuộc, do đó, các phong trào giải phóng
đang chín muồi bên trong nước Đức. Trong bối cảnh này, liên minh kinh tế của
Moskva và Berlin là nền tảng chiến lược quan trọng của chúng ta trong tương
lai.
+ Liệu ở Đức có lực lượng mạnh để rũ bỏ mình ra khỏi ảnh hưởng ngoại quốc?
— Các lực lượng bên trong của họ rõ ràng là không đủ. Người Đức vẫn cầu vận may London phá sản để thoát ra khỏi ngõ cụt – trong khi không rõ lý do gì Anh thường xuyên trì hoãn Brexit. Do đó, Ukraina giờ đối với Anh là rất cần thiết: nếu cho rằng cuộc gặp của Zelensky với Macron có mặt BT Tài chính tương lai Ukraina Alexander Danilyuk, thì qua ông ta như 1 công dân Anh, London đang cố để bòn rút tối đa nguồn tài nguyên từ các quốc gia độc lập. Đó là cơ hội để cứu nền kinh tế Anh khỏi đổ vỡ.
Đối với Moskva, sự sụp đổ của London có nghĩa là khả năng để ký kết liên minh bền chắc Nga-Đức. Do đó, trong đổ vỡ kinh tế Anh, có nhiều lợi ích của chúng ta. Brexit góp phần vào điều này: Anh hoàn toàn bế tắc, bằng chứng là việc họ liên tục trì hoãn ra khỏi EU (thời hạn cuối cùng được công bố vào ngày 31 tháng 10 năm 2019). Đối với họ, bất cứ bước đi nào trong tương lai cũng tồi tệ.
Bên cạnh đó, nếu "áo vàng", sau tất cả
tìm được cách buộc Emmanuel Macron từ chức, thì sẽ là cú đánh mạnh mẽ nhất vào
Anh.
+ Hơn 2 tuần trước bầu cử Ukraina, Kremlin đã thay các nhân vật chủ chốt trong Phủ TT, đã bổ nhiệm thay thế Oleg Govorun — người ngầm chịu trách nhiệm mọi vấn đề về Ukraina bằng Alexey Filatov. Thay đổi nhân sự kỳ lạ này làm sao nhỉ?
— Nga làm rõ quan điểm của mình trong tương quan với chiến dịch bầu cử Ukraina đã từ lâu trước khi nó diễn ra – khi rõ ràng là Kiev không cho phép các quan sát viên Nga đến bầu cử và xóa bỏ khỏi danh sách bầu cử không chỉ những cư dân của vùng Donbass, mà còn các cử tri sống ở Nga. Thư ký báo chí của Putin, Dmitry Peskov cũng đã lên tiếng về quan điểm này, khi nói rằng, Moskva chờ để công nhận tính hợp pháp bầu cử Ukraina. Trên thực thế, cùng lúc này trong văn phòng dưới quyền Vladislav Surkov, đã diễn ra sự thay đổi nhân sự mà anh đề cập bên trên, nó tượng trưng cho thay đổi tiến trình chung.
Kremlin theo bài toán lớn đã cân bằng tất cả, ai đứng đầu Ukraina: Zelensky, Poroshenko hay Timoshenko. Russia vẫn thực thi quyền lợi quốc gia của mình và làm sao để đạt được cái mình cần. Đây là khuynh hướng chiến lược mới trong hành xử của Moskva, cả trao hộ chiếu Nga cho công dân DPR và LPR cũng nằm trong khuân khổ này. Thế nên ai ở Kremlin dẫn dắt tiến trình cũ trong quan hệ với Ukraina hoặc là lui sang 1 bên như Oleg Govorun, hoặc bị bãi miễn khỏi vị trí ra quyết định quan trọng. Nhóm ra quyết định, giờ là những con người khác.
Hãy chú ý, thay thế vị trí của Govorun là Alexey Filatov, chuyên gia giám sát và quản trị quan hệ của Nga với nam Ossetia trước khi được bổ nhiệm.
+ Điều đó có nghĩa là cấp căn cước cho nam Ossetia - Alania và qui chế của nó như là một cộng hòa độc lập, mặc dù được công nhận dù chỉ 1 phần, là điều khó có thể vượt qua.
— Tôi thêm là Nga với nam Ossetia đã ký kết Hiệp định về sát nhập, về đảm bảo an ninh quốc phòng. Căn cứ quân sự của chúng ta đặt ở đó. Mọi vấn đề về pháp lý của chúng ta ở đó đã có cơ sở và đã xong. Hãy nhìn xem, các sự kiện ở Ukraina sẽ phát triển theo chiều hướng như thế nào, thì rõ ràng các quyết định chiến lược đã được Kremlin đưa ra. Trong số đó là thay đổi định hướng. Và
điều quan trọng nhất, là các quyết định này, dường như sẽ được thực hiện ngay
vòng đầu bầu cử TT Ukraina. Thậm chí Govorun từ chức cũng xảy ra từ sớm.
+ Nói đến 1 nước khác trong không gian XV là Kazakhstan. Chuyển giao quyền lực hậu Nazarbayev liệu có thể coi là đã hoàn tất?
— Phải, mọi thứ ở đây dễ hiểu. Có 2 ứng cử viên có thể được tiến cử từ đảng cầm quyền cho cuộc bầu cử TT vào ngày 9 tháng 6: lãnh đạo chính phủ Kasym-Zhomart Tokayev và Dariga Nazarbaeva, con cả của Elbasa. Cho đến gần đây vẫn có lo lắng về việc
liệu Tokayev có phải là nhân vật tạm thời, trung gian hay sẽ là nhà lãnh đạo
đáng tin cậy. Tình tiết chỉ được quyết định vào 23 tháng 8 khi Nursultan
Nazarbayev chính thức tiến cử Tokayev vào vị trí TT Kazakhstan. Tôi không
nghi ngờ gì vào 9 tháng 6 tới đây Kasym-Zhomart sẽ chiến thắng và do vậy trang
mới chuyển giao quyền lực Kazakhstan sẽ được mở ra.
Nhưng dù thế nào thì điều này cũng không có
nghĩa là kỷ nguyên Nazarbayev ở Kazakhstan bị thay thế bởi kỷ nguyên Tokayev. Sau
tất cả, Tokayev đã 65 tuổi, qua nhiệm kỳ thì người kế nhiệm ông ấy sẽ là nhân
vật khác. Dù sao, chính sách của Kazakhstan ở đây là minh bạch và không để lại
nguyên cớ cho các dị bản. Mô hình chính trị Kazakhstan như tôi hiểu là đâu đó
trung gian giữa Iran và TQ, giữa hình thức lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình và Giáo
chủ Ayatollah Khomeini. Nazarbayev trên ngưỡng cửa chuyển gia quyền lực đã thay
chính phủ, giữ lại quyền kiểm soát Hội đồng an ninh nhà nước và các cơ quan
công lực. Còn cô con gái Dariga Nazarbaeva, được đưa vào vị trí số 2 làm Chủ
tịch nghị viện. Dường như, ứng cử viên Tokayev làm TT phù hợp với cả Nga và TQ,
ông này từng tốt nghiệp MGIMO và Học viện ngôn ngữ Bắc kinh. Người như thế là
hiếm không chỉ ở Kazakhstan, mà nhìn chung cả ở các nơi khác.
"Trong 10 năm ở Pháp có
2000 nhà thờ Ki tô bị phá hủy"
+ Giờ đến các nước phương tây: vụ cháy nhà thờ Đức Bà (Notre-Dame) tỏ ra có lợi cho ai? Liệu có tìm thấy ai đó có lợi ích từ bi kịch này?
— Emmanuel Macron, như tôi nói, là thủ hạ của Anh, và dường như ai đó trông đợi vụ cháy Notre Dame de Paris sẽ giúp ông ta sống sót, giữ được chiếc ghế của mình. Còn với phong trào “áo vàng” thì có thể nói thế này: "Vâng, các cuộc biểu tình ở đây thế nào!" Có phải trước họ giờ là nước Pháp? Chúng ta cần phải hồi sinh nhà thờ!” Nhưng điều này không hiệu quả: sau vụ hỏa hoạn, hai hành động phản kháng đã được tổ chức, và vào ngày 27 tháng 4, 23,6 nghìn người Pháp đã đi biểu tình và tuần hành trên khắp đất nước.
Vấn đề khác là đám cháy nhà thờ có thể bị coi là
1 phần của chiến dịch chống Ki tô giáo qui mô lớn, đã hoạt động tích cực ở Pháp
kể từ 2010. Chẳng năm nào không xảy ra, hoặc một nhà thờ Ki tô trong nước đột
nhiên bắt lửa hoặc bị phá hủy theo lệnh của chính quyền Pháp. Những người ủng
hộ phá bỏ các nhà thờ biện minh cho chính họ bởi thực tế là nhà nước không có
tiền để bảo trì. Trong 10 năm qua, theo một số nguồn tin, khoảng 2000 nhà thờ Ki
tô và đền thờ không còn tồn tại ở Pháp. Hè năm 2016, Nhà thờ Saint Rita ở Paris
đã bị đóng cửa theo cách tai tiếng nhất. Các lực lượng đặc nhiệm đột nhập vào nhà
thờ, nơi dự định sẽ bị phá hủy bằng máy ủi, họ làm gián đoạn buổi lễ trong nhà thờ
và "sơ tán" tất cả giáo dân ra bên ngoài. Và các linh mục đã bị lôi ra
đường, tuột cả quần áo ngoài.
Có thể nhớ tháng 3, nhà thờ Saint-Sulpis ở Paris
bị cháy, nó ở quận 6 gần Vườn Luxembourg, có thời các buổi hòa nhạc được tổ chức
ở đây. Ngày 17 tháng 3, nhà thờ Saint Ioann cũng ở Paris đã cháy trụi. Cảnh sát
thừa nhận nó bị đốt cố ý, nghi phạm bị đưa vào danh sách truy nã. Nhưng việc
tìm thấy chúng thì hiếm khi, bởi các tội phạm đốt và phá hủy nhà thờ Công giáo
dưới thời Macron đã có hệ thống, nhưng không bao giờ nghe nói có bất cứ ai bị
buộc tội hay phải chịu trách nhiệm cho những gì đã được thực hiện. Nhà thờ Ki
tô ở Pháp thực sự không được bảo vệ: cảnh sát nói thiếu phương tiện ngăn chặn
và tìm kiếm tội phạm. Nhưng cùng lúc, nếu có gì xảy ra với thánh đường DT, thì cảnh
sát Pháp dí mũi xuống tận đất, còn CRIF (Hội đồng DT tại Pháp) đưa ra phát ngôn
giận giữ. Vào tháng 2 2019, Macron đích thân đến nghĩa trang Do Thái bị mạo
phạm ở Alsace và yêu cầu một cuộc điều tra, thế nhưng việc mạo phạm các giá trị
Kitô giáo không gây ra bất kỳ sự phản ứng nào từ chính quyền Pháp (người dịch
phải nói thêm rằng, Macron là dân DT, từng làm việc cho ngân hàng nhà
Rotshchild).
Rõ ràng, vụ cháy Notre-Dame là trong khuân khổ những gì tôi đã nói về nó. Phiên bản tự cháy ở Notre Dame rất phi lý. Có thông tin rằng, trước khi cháy 1 giờ, mọi công việc trong nhà thờ đã dừng lại, không hề có điện trong gỗ xây dựng, không tia lửa nào có thể chạy theo dây dẫn. Cứu hỏa được gọi chỉ sau 23 phút khi đám cháy bắt đầu, etc. Đối với tôi, những gì đã xảy ra là một vụ đốt có chủ ý bằng cách sử dụng hóa chất đặc biệt để mồi ngọn lửa. Nhưng nhà cầm quyền Pháp đang che đậy hoạt động phá hoại này.
Đừng quên Emmanuel Macron có quan hệ với Hội
Tam_điểm lớn nhất "Đông Pháp vĩ đại - Great East of France", và ông
ta tham gia cuộc họp tháng 6 2016 tại Đền Artur Grusye. Cuộc chiến chống Ki tô
giáo là 1 trong các mục tiêu lớn của TĐ, mục tiêu này được ưu tiên và có hiệu
quả trong các hoạt động của Macron. Một cách hình tượng, thời kỳ cuộc cách mạng
TĐ pháp 1789-1799, các bức tượng đã bị ném xuống khỏi mặt tiền Notre Dame, và Robespierre
hứa sẽ phá hủy "thành lũy ngu dân" này. Đúng, dưới mái vòm Notre-Dame
vào năm 1804, Napoleon Bonaparte đã lên ngôi hoàng đế, nhưng nhưng sau đó nhà
thờ bị biến thành kho rượu và bị bỏ hoang - cho đến khi cuốn tiểu thuyết nổi
tiếng của Victor Hugo “Thằng gù nhà thờ Đức Bà” thổi hồn vào ngôi đền bị lãng
quên. Bây giờ, Notre Dame de Paris đã thực sự bị đưa trở lại tình trạng của một
kho rượu, và sẽ mất 10 hoặc thậm chí 20 năm để khôi phục lại nó.
+ Tấn công khủng bố vào nhà thờ Ki tô ở Sri Lanka trong dịp lễ Phục sinh – là 1 phần của cùng chiến dịch chống Ki tô giáo? Và điều đó có cho phép để nghĩ rằng, cuộc tấn công được tiến hành thực tế là để đổ tội cho ISIS?
— Tôi cho là thật khó để gợi lên mối liên hệ này, ISIS bị cấm ở Nga. Chính thức, thì cuộc tấn công ở Sri Lanka là đòn trả thù cho New Zealand (cuộc tấn công khủng bố nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch New Zealand xảy ra vào ngày 15 tháng 3 năm 2019). Nhân tiện, tôi thỉnh thoảng có đọc trang web của các cựu chiến binh-đặc nhiệm Mỹ. Có một sự tương đồng giữa tên khủng bố người Na Uy là Anders Breivik và tên Brenton Tarrant người Úc, kẻ bị buộc tội giết người ở New Zealand. Nhưng một kẻ cô độc không thể giết quá nhiều người! Trang web của các cựu chiến binh-đặc nhiệm Mỹ có thông tin thú vị là cả Breivik và Tarrant trong những năm khác nhau, nhưng ngay trước khi tấn công, đã có 9 ngày ở Israel. Vì vậy, tất cả điều này giống như một sự khiêu khích với mục đích đẩy hai tôn giáo đối đầu.
Hoạt động phá hoại ở Sri Lanka được thực hiện với sự chính xác lạ thường. Vụ nổ ở Brussels và Paris các năm 2015-2016, với tất cả sự khủng khiếp của chúng không sánh nổi với những gì đã xảy ra ở Sri Lanka. Ở đây để lại các dấu vết mang phong cách riêng của nhóm phá hoại. Hậu quả của thảm kịch, trong số những người thiệt mạng có 3 người con của tỷ phú Đan Mạch, ông Anders Holk Poulsen. Đây cũng là một chi tiết mang ý nghĩa. Tôi nhắc bạn rằng khi tàu Titanic chìm vào ngày 15 tháng 4 năm 1912, trong số các phiên bản của thảm họa cũng có một giả định về việc loại bỏ các đối thủ cạnh tranh một cách tinh vi như vậy: người ta biết rằng các đầu sỏ thời đó đã ở trên tàu Titanic. Trong trường hợp Sri Lanka, không thể loại trừ khả năng, trong đặc điểm chống Kitô giáo nói chung của hoạt động này, nó cũng được định hướng để chống lại các cá nhân cụ thể.
Ít ai ngày nay viết rằng, Sri Lanka là đất
nước XHCN có quan hệ với Nga và TQ, nằm trong tuyến đường thương mại TQ. Ông TT
Maitripala Sirisena, từ trẻ đã gia nhập đảng CS Ceylon và cho đến lúc này vẫn
giữ niềm tin CNXH. Ở quê nhà, ông chiến đấu với nhóm chính trị tự do chủ nghĩa mà
London bảo trợ đã có truyền thống. Các vụ nổ ở nhà thờ và khách sạn là cú đánh
vào TT đương nhiệm của nước cộng hòa, tôi không loại trừ 1 chút nào có dấu vết
London trong các sự kiện này. Cuối cùng thì ISIS là cái gì, là chữ ký dưới tội
ác ở Sri-Lanka? Nó đúng hơn là ý đồ của 3 cơ quan tình báo: MI6 Anh, CIA Mỹ và Mossad
Israel. Vì thế không thể loại trừ dấu vết Anh ở đây. Những kẻ khủng bố bản địa không
đủ sức để làm điều này. Hoạt động phá hoại ở Sri Lanka gồm cả khía cạnh
địa chính trị, cả làm ăn, cả thông điệp chống Ki tô giáo và cả ngăn chặn dự án
TQ "Một vành đâi, Một con đường" – tất cả cùng chung 1 rổ.
"Thử nghiệm các công tác phối hợp như thế, như ở Venezuela, chúng ta chưa từng làm ở đâu cả, thậm chí là cả ở Syria"
+ Venezuela vẫn đang sôi sục: ngày 30 tháng 4 có một
nỗ lực khác nữa của cuộc đảo chính chống nhà nước do ông TT tự phong Juan Guaydo
cầm đầu. Trong khi đó, lưu ý là thấy trên các video YouTube rằng, Nga dường như
tin tưởng vào chiến thắng của Venezuela. Hơn nữa, tất cả các "lầu tháp Kremlin"
ở đây cùng đồng lòng: ngay cả khối tự do chủ nghĩa của chính phủ Nga - và là khác
biệt.
— Ít nhất cho đến lúc này Caracas và TT Venezuela Nicolás Maduro vẫn có thể nắm quyền điều hành đất nước. Dĩ nhiên, không thể thiếu sự hỗ trợ của Nga. Đại diện Nga do thứ trưởng Bộ tài chính Sergey Storchak, người đưa đề xuất các biện pháp cải thiện nền kinh tế Venezuela đã bay đến Caracas. Cũng đúng, tôi sẽ đặt Rosneft và Igor Sechin vào vị trí số 1 trong việc hỗ trợ Venezuela, nhưng nếu thiếu sự phối hợp của Bộ tài chính thì sẽ không có hiệu quả. Hóa ra là có 1 liên minh phối hợp và cộng tác rất thành công với sự tham gia của Bộ quốc phòng Nga. Vào tháng 3, các chuyến bay An-124 và IL-62 đã đến Caracas, một nhóm quân nhân tình nguyện đã đến, đứng đầu là cựu tướng Nga Vasily Tonkoshkurov, tư lệnh bộ binh, lãnh đạo Văn phòng tuyển quân của Bộ tổng tham mưu. Cùng lúc là các chuyên gia của chúng ta trên không gian mạng, và các hoạt động đặc biệt tăng cường sức phòng thủ cho đất nước Venezuela để đáp trả nguy cơ xâm lược quân sự.
Rosneft cũng đã nỗ lực: chuyển văn phòng ở EU của hãng dầu nhà nước Venezuela PDVSA từ Lisbon về Moskva. Nhưng chuyển văn phòng mới là 1 nửa vấn đề, còn ở đây là xây dựng lại chuỗi tài chính và kỹ thuật… Có không ít sự hợp tác của các chuyên gia Nga với Venezuelaa để làm điều này.
Cũng cần phải khen ngợi các nhà công nghiệp của chúng
ta: chúng ta đã nhanh chóng thay thế thiết bị phương tây ở các nhà máy thủy điện
Venezuela bằng của Nga, bây giờ chúng đã hoạt động tốt. Thiết bị phương tây là
đối tượng để phá hoại, như sự cố tháng 3 tại 1 trong số các nhà máy thủy điện Venezuela
“El Guri". Tất cả điều này xảy ra khi đang hoạt động trong trạng thái cấp bách,
thậm chí đe dọa đến tính mạng, đã xảy ra bắn tỉa tại nhà máy điện.
Tôi muốn nhấn mạnh thử nghiệm công tác phối hợp như
thế, như đội của chúng ta thực hiện ở Venezuela (các hoạt động đồng bộ của Bộ tài
chính, quốc phòng, tổ hợp công nghiệp-quân sự, Rosneft, etc.), là chưa bao giờ có,
ngay cả ở Syria. Ở xung đột Syria có Bộ quốc phòng của chúng ta, còn ở đây là 1
số cơ quan Nga và các công ty. Tôi nghĩ, điều này có thể tương quan với việc thực
hiện khái niệm chống chiến tranh lai ghép (hybrid war), mà Bộ Tổng tham mưu các
lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov đưa ra vào ngày 1 tháng 3 năm 2019. Hãy
để tôi nhắc bạn, trên phố bờ sông Frunze ở Moskva có một Trung tâm chỉ huy quốc
phòng của Liên bang Nga. Theo nghĩa này, chúng ta thực sự đã tạo ra trong lãnh thổ
Venezuela, binh trạm chống khủng hoảng tiên tiến của trung tâm này.
Dĩ nhiên, thử nghiệm này không đảm bảm thắng lợi cuối cùng của chúng ta. Nếu ngày mai tàu chiến Mỹ bắt đầu phóng tên lửa Tomahawks vào Venezuela, liệu hệ thống phòng không có chống được? Nhưng rõ ràng, ít nhất, một số nỗ lực coup d'etat ở Caracas đã bị vô hiệu hóa. Nỗ lực đầu tiên của Anglo-Israeli, liên quan đến khiêu khích và hoạt động biểu tình trong ngày nhậm chức của Nicolás Maduro vào đầu tháng 1 2019. Kẻ mạo danh lẽ ra xuất hiện để tiếm quyền nhậm chức đã bị ngăn chặn. Dù sao, điều này đã không xảy ra, Maduro đã nhậm chức và nói rằng chính phủ mà ông đứng đầu, và chính ông "sẽ bảo vệ chủ quyền đất nước bằng bất cứ giá nào".
Tiếp theo có hành động mới, làn sóng qui mô lớn biểu
tình của dân chúng, mất điện diện rộng, nhưng chúng ta cũng đã ngăn chặn thành công.
Phe phái đối lập vẫn có lựa chọn can thiệp quân sự, nhưng Venezuela có binh lính
quân đội Cuba, có các chuyên gia quân sự TQ và của chúng ta. Như thế vẫn còn câu
hỏi, liệu những nỗ lực can thiệp quân sự của người Mỹ đã kết thúc. Nếu phóng 1
đôi tên lửa trúng vào tàu chiến Mỹ, tất cả sự can thiệp này chắc chắn sẽ nhanh chóng
kết thúc. Còn không thì rõ ràng, cuộc chiến vì Venezuela này sẽ vẫn tiếp tục, nhưng
những gì chúng ta đã làm, là bước tiến kỹ thuật lớn lao lên phía trước.
+ Và ở Sudan chúng ta thua cùng với việc TT bản địa al-Bashir buộc phải ra đi?
— Đây là tuyến 2 của cuộc chiến chống chiến tranh lai hybrid. Sudan là cựu thuộc địa Anh. Tương ứng, những kẻ gây chiến của cuộc xung đột bản địa là 1 nỗ lực của Anh và Israel. Ngay trước khi TT Sudan Omar al-Bashir bị lật đổ, có đề nghị Nga lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ. Chúng ta không phản đối: mở căn cứ quân sự ở Biển Đỏ đối với chúng ta là 1 lựa chọn tốt. Tôi cũng liên hệ cuộc cách mạng màu được tổ chức vội vã ở Sudan với hoàn cảnh này. Có 1 thời điểm rất quan trọng cho thấy có sự liên minh kết hợp giữa Anh và Israel trên trường quốc tế. Chính Israel đã đưa TT Brazil hiện tại Jair Bolsonar lên nắm quyền, và hai đầu sỏ chính trị của Israel đã tài trợ cho chiến dịch bầu cử của ông ta (nhân tiện nói quốc gia này có giáo đường DT lớn nhất Mỹ latinh). Chúng ta có thể nói rằng Bolsonar là Zelensky bản địa. Cùng với ông ta, theo nghĩa vụ của mình, Brazil bắt đầu gây áp lực với Venezuela.
Cùng 1 lược đồ như thế đã được đem ra để áp dụng ở Sudan. Các phương pháp tương tự từng áp dụng ở Venezuela trước đây cũng được dùng đến: cụ thể, ngày 7 tháng 4 toàn bộ lãnh thổ Sudan bị mất điện đột ngột. Dân chúng, dĩ nhiên là phẫn nộ. Hậu quả là giới quân sự chiếm chính quyền, bắt giữ TT, nhưng từ chối giao ông ta cho tòa án quốc tế. Vì vậy, vào thời điểm cuối cùng, đã có sự ngăn chặn và chúng ta không mất gì ở Sudan, ngược lại, chúng ta có được những kinh nghiệm mới trong việc kiềm chế cách mạng màu và dự báo các hành động quân sự, khi mà thông tin còn đang không nhiều. Nhưng tôi nghĩ, chúng ta đã tiến hành thành công các hành động ngăn chặn 1 Zelensky của Sudan đi đến nắm quyền khi kẻ này đã thực sự ở đó.
Nhắc lại là: như tôi được biết, Kremlin đã trang
bị chính sách đối ngoại mới, hoàn toàn dựa trên những cân nhắc về an ninh quốc gia
của Nga, chứ không phải bất cứ điều gì khác. Tiến trình này vẫn có thể được điều
chỉnh chi tiết, nhưng nói chung nó sẽ khác, không giống như những năm trước kia.
+ Chúng ta đợi tiến trình mới từ Kremlin đã lâu rồi.
— Mọi thứ rất đơn giản: chúng ta không có "Zircons" và nhiều thứ khác, do đó chúng ta phải lựa chiều. Tuy nhiên, vào 23 tháng 8 Vladimir Putin đã đích thân có mặt tại lễ hạ thủy 2 con tàu Nga mới nhất, trong đó có tàu ngầm lớn nhất “Belgorod". Nó khác những tàu ngầm hạt nhân khác là mang thiết bị hạt nhân không người lái Poseidon. Nó là hiện thực địa chính trị khác. Poseidon đảm bảo có thể hủy diệt London, New York, Washington và các thành phố phương tây khác trên bờ biển. Thứ vũ khí trang bị đầu đạn hạt nhân này có thể tạo cơn sóng thần khổng lồ quét sạch cả London cùng giới bề trên lai tộc đã làm hại nước Nga trong vài trăm năm qua. Như thế, với những vũ khí như "Zircons", "Kinzhal" và “Poseidon”, chúng ta thực sự có thể thay đổi chính sách đối ngoại với Ukraina. Và, tôi tin không chỉ có thế.
Phương tây đã từ lâu cho rằng, Poseidon và Kinzhal chỉ là lừa phỉnh, nhưng bây giờ họ tin. Không phải vô cớ mà đích thân Fiona Hill, giám đốc Ủy ban các Vấn đề Nga và Eurasia của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ đến Moskva. Fiona Hill cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng: "Mr. Putin: Operative in the Kremlin", có thể nói, lúc nào cũng thấy định hướng chống Nga trong quan điểm của bà này. Bây giờ, quan điểm của bà ta, dưới áp lực của hoàn cảnh đã thay đổi. Cũng như quan điểm của cựu Ngoại trưởng George Schultz, cựu phó BT quốc phòng William Perry và cựu Nghị sĩ Samuel Nunn đã thay đổi. "Để thoát ra khỏi vực thẳm chết chóc này, chúng ta phải tìm cách khôi phục lại sự hợp tác chiến lược với Nga” - Samuel Nunn viết bài báo trên Wall Street Journal thúc giục Trump cải thiện quan hệ với Nga. Tôi nhớ cũng những vị này liên quan đến tình hình Ukraina năm 2014 đã đòi cấm vận Nga và huấn luyện quân sự cho Ukraina. Giờ họ tỏ ra ngược lại. Nhưng như thế không có nghĩa là họ đã sáng mắt ra. Đơn giản là bây giờ Nga có siêu vũ khí, đó là phương tiện đảm bảo phá hoại mọi trung tâm ra quyết định của phương tây. Do đó mà chúng ta đã có thể hiện thực hóa tiến trình chiến lược khác trong chính sách đối ngoại của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét