Châu Đốc, ngày 4 tháng 4 năm 2017
Thân gửi đồng bào Công Giáo ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã hạ cờ Tổ Quốc - Cờ đỏ sao vàng.
Cách đây 159 năm, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược Việt Nam. Một số đồng bào Công Giáo đã phản Tổ Quốc theo thực dân, cấu kết với giặc, chỉ điểm từng nơi đóng quân, tiết lộ từng bí mật của các cuộc khởi nghĩa. Thậm chí, có đồng bào Công Giáo còn dẫn giặc đi đến tận căn cứ của nghĩa quân, bắt sống những vị lãnh tụ kháng chiến. Trong thời gian đầu của thời kì Pháp thuộc, nhà thờ thật sự đã ăn trên ngồi trước, thâu tóm rất nhiều đất đai của dân tộc, của nhân dân, chứ không còn "Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết kính thương và phụng sự Chúa trong mọi người" (Kinh Hoà Bình - Thánh Francesco d'Assisi). Cho đến khi Phát-xít Nhật nổ súng xâm chiếm Đông Dương, thực dân Pháp rơi vào thế yếu, chúng đã qua cầu rút ván, vắt chanh bỏ vỏ: chúng cướp bóc vơ vét các nhà thờ, giết hại các cha cố, hãm hiếp các bà phước, hành hạ đồng bào Công Giáo cũng như đồng bào lương.
Ngày 19/5/1941, lá cờ đỏ sao vàng được treo giữa hang Pắc Bó, khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, tức Việt Minh - tổ chức kháng chiến giành độc lập tập hợp mọi giai cấp, mọi thành phần, giáo cũng như lương. Bỏ qua những lỗi lầm phản bội, bán rẻ Dân tộc, Nhân dân của một số đồng bào Công Giáo, Việt Minh đã ra sức bảo vệ tính mạng, tài sản cho các đồng bào Công Giáo, bảo vệ các cha cố, bà phước, bảo vệ nhà thờ. Cũng có nhiều đồng bào, thanh niên Công Giáo tham gia Việt Minh, ra đi không hẹn ngày về, với tinh thần "Thượng đế và Tổ quốc", để rồi vùi thây trong lòng đất lạnh, nơi xứ lạ quê người.
Tôi càng thương cảm, kính phục bao nhiêu với gương hi sinh của các vị anh hùng dân tộc thờ phụng Chúa, thì tôi càng căm uất, phẫn nộ bấy nhiêu với sự vong ân bội nghĩa của những kẻ đã kích động đồng bào Công Giáo làm những chuyện có lỗi với dân tộc, với quê hương. Hạ cờ, hạ biểu tượng thiêng liêng của một tổ chức đã từng đổ máu để bảo vệ tôn giáo của mình; cũng là biểu tượng thiêng liêng của quê hương đất nước, nơi đã sinh mình ra, nuôi mình lớn, dạy mình khôn, cho mình không biết bao nhiêu là kỷ niệm, ân tình, nghĩa nặng... là một hành động đại bất nghĩa. Các đồng bào là người thờ phụng Chúa, mà lại làm điều đại bất nghĩa như thế, có phải các đồng bào đang phỉ báng Ơn Trên của mình hay không?
Ngày xưa, có một người Do Thái thông minh đĩnh ngộ, tuổi thiếu thời đã sang Ấn Độ học Đạo, sau đó trở về lại quê hương Do Thái của mình, trong thời kì Do Thái chịu sự cai trị của Đế chế La Mã. Người này vừa yêu thương nhân dân của mình, vừa hiểu được rằng nếu những lời lẽ mê tín (nghỉ ngày Sabbath), bất nghĩa và ác độc (Cain đã giết hại Abel), loạn luân (con trai ngủ với mẹ; con gái phục rượu ăn nằm vơi cha; Abraham lấy em gái cùng cha khác mẹ là Sarah làm vợ) và xem người vợ như món hàng (Tới Ai Cập , Abraham dâng vợ mình cho Pharaoh để được thưởng vàng, bạc, bò)... trong Cựu Ước không được uốn nắn, điều chỉnh kịp thời thì dân tộc Do Thái sẽ tiêu vong. Nên một mặt ông mạnh dạn dùng đạo lý học được tại Ấn Độ để điều chỉnh lại giáo lý Cựu Ước. Từ một giáo lý hung hãn "mắt phải đền mắt, răng phải đền răng", ông uốn nắn cho hiền hoà lại "ai tát ngươi bên má này, hãy đưa má bên kia cho người ta tát". Từ một giáo lý nhấn mạnh một đấng Chúa Trời ban phước giáng hoạ khiến tín đồ chỉ biết dập đầu cầu xin, ông cách mạng thành một giáo lý rất giống với luật nhân quả nghiệp báo "Này Simon, ai dùng gươm sẽ phải chết vì gươm"; "Các ngươi phải gặt những gì các ngươi đã gieo". Từ một giáo lý dồn hết tình cảm lên Đức Chúa Trời mà chẳng ai nhìn thấy ở nơi đâu, hình dáng ra sao, ông đã mạnh dạn kể câu chuyện "Ngụ ngôn về ngày tận thế", để kéo tình cảm đó của người Do Thái về với những người trong gia đình, họ hàng, xóm giềng, đồng hương. Sau này, Thánh Francesco d'Assisi đã thi vị hoá quan điểm này thành Bài Kinh Hoà Binh nổi tiếng lay động lòng người. Sự cải cách về tư tưởng, tín ngưỡng của ông là quá lớn, với tài hùng biện lỗi lạc cùng việc thi triển một số phép lạ, người dân ùn ùn kéo theo ông, khiến cho những giáo sĩ Pharisee áo đen căm tức, chính quyền La Mã thì lo sợ một cuộc nổi dậy. Những thế lực u ám đó cấu kết với nhau chặt chẽ, để từng bước cô lập, vu khống, bắt bớ và cuối cùng là đóng đinh ông trên cây thập giá. Dù cho rất nhiều người Do Thái đã đối xử rất bất nghĩa với ông, sau những gì ông đã dâng hiến cho dân tộc, cho giống nòi, ông vẫn im lặng không hề phiền trách họ, thậm chí còn cầu nguyện cho họ được phúc lành trước khi lìa đời về cõi huyền vi. Ông quả thật là người sống có hậu, có trước có sau, có nghĩa tình, một người yêu nước. Ông là ai, hỡi các đồng bào Công Giáo? Ông là Jesus Nazareth, là Chúa Jesus mà các bạn phụng thờ.
Các đồng bào Công Giáo đã hạ cờ Tổ Quốc thử ngẫm lại xem, việc hạ cờ Tổ Quốc là làm đẹp lòng đấng chí tôn chí kính mà các đồng bào hết lòng thờ phụng, hay đó là một hành vi bất nghĩa, phản quốc, đã phỉ báng xúc phạm đến Ơn Trên, đến Chúa Jesus?
Xin Chúa Jesus gia hộ cho các bạn tỉnh táo, lương thiện nhìn rõ đúng sai, thiện ác để mãi mãi trung thành với dân tộc, quê hương, đất nước Việt Nam.
Trong cùng một cõi quê hương,
Tình yêu tín ngưỡng phải nhường quốc gia,
Trong cùng thế giới bao la,
Tình yêu tín ngưỡng không qua tình người.
Chúc các bạn an vui và hạnh phúc.
Một Phật tử. Một người Việt Nam.
Nguyễn Thị An Liên.
Bọn giặc cỏ khoác áo chùng thâm đâu có hiểu hết những lời của Chúa. Chúng chỉ là lũ quỷ mà thôi.
Trả lờiXóa