CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI – NEP CON ĐƯỜNG BẾ TẮC


Trước hết cần hiểu NEP (New Economic Policy) là cái gì, đơn giản nhất:

1. Cốt lõi của NEP, bắt đầu từ quyết định của đại hội X đảng CS LX tháng 3 năm 1921, thay thế trưng thu bằng thuế hiện vật. Ban đầu, Bolshevik coi NEP là một bước lùi tạm thời bởi không tương xứng (nông dân kiệt quệ và chết). Trong danh mục đề ra bao gồm quay lại CNTB nhà nước (trong một số lĩnh vực kinh tế) và thực hiện quan hệ giữa các ngành công nghiệp và nông nghiệp trên cơ sở thương mại và lưu thông tiền tệ.

Vì thế, NEP được đánh giá là 1 trong những cách thức có khả năng để tiến đến CNXH qua việc kết hợp XHCN với kinh tế thị trường và dần dần, khi có chỗ dựa từ chỉ đạo cấp cao về chính trị, kinh tế và hệ tư tưởng – sẽ đào thải hình thức kinh tế phi XHCN. Có nghĩa là, tất cả nông dân (và không chỉ bộ phận nghèo đói nhất) sẽ trở thành thành viên đầy đủ của kiến trúc XHCN.

2. NEP theo nghĩa đầu tiên và trước hết là để khôi phục quan hệ hàng hóa-tiền tệ trong thương mại, công nghiệp, nông nghiệp. Và để khôi phục lại ngành công nghiệp, điều chỉnh thương mại giữa thành thị và nông thôn với các dự định:
- Tiến hành hoàn trả 1 phần nền công nghiệp đã quốc hữu hóa, phát triển sản xuất thủ công và qui mô nhỏ;
- Đưa ra chế độ tự hạch toán tài chính, tạo ra tổ chức tự cung cấp tài chính – là các liên hiệp và hiệp hội.
- Bãi bỏ lao động cưỡng bức, công bằng trả công lao động;
- Tạo ra xí nghiệp tư bản nhà nước - ở dạng tổ hợp, phức hợp, tổ chức cho thuê mướn;
3. Chính sách tài chính trong các năm NEP có đặc điểm hệ thống tín dụng phi tập trung nổi tiếng (cho vay tín dụng thương mại).

-Hệ thống tín dụng: năm 1921 tái thành lập ngân hàng Quốc gia. Sau đó có NH công nghiệp-thương mại, thương mại Nga, hợp tác xã tiêu thụ, mạng lưới hợp tác xã và công ích địa phương. Năm 1924 thành lập NH nông nghiệp TW, trong 3 năm cung cấp tín dụng cho nông thôn, 400 triệu rub. Đưa ra hệ thống thuế trực tiếp và gián tiếp (thuế thương mại, thu nhập, thuế hàng xa xỉ, thuế địa phương).
- Cải cách tiền tệ (1922-1924) là biện pháp hiệu quả và thị trường nhất của chính sách tài chính CQ Xô Viết trong thời kỳ này. Cải cách làm ổn định vị thế tài chính. Dòng tiền ổn định trong lưu thông – tiền vàng, tương đương với 10 rub vàng trước cách mạng. Điều quan trọng là các cải cách được thực hiện bởi các nhà tài chính từ trước cách mạng (*), đã thiết lập được qui mô cung ứng và nhu cầu.

4. Thương mại. NEP chứng tỏ các kết quả kinh tế đảng kể, đặc biệt trong những năm đầu tiến hành. Sự phát triển của quan hệ tiền-hàng dẫn đến sự phục hồi của tất cả các thị trường nội địa Nga (thị trường lớn - Nizhny Novgorod, Baku, Irbit, vv). Đối với giao dịch bán buôn năm 1923 đã mở 54 sở giao dịch. Bán lẻ tăng nhanh, 3/4 trong số đó là trong tay tư nhân.
---------------------------------

Thời kỳ NEP là 1 trong những giai đoạn kỳ quái nhất trong lịch sử nhà nước Xô Viết. Có 2 phiên bản giải thích thường gặp về NEP:

1. Phiên bản tự do phương tây: NEP là quay lại tiến trình tự nhiên. Thị trường được coi là nhu cầu tự nhiên.
2. Phiên bản Xô viết: NEP là biện pháp bắt buộc của Bolsheviks. Nhờ nó xây dựng kinh tế mạnh. 
Thực sự cả 2 phiên bản đều sai. Phiên bản 1 quá đơn giản, còn 2 cũng không phản ánh sự phức tạp hơn rất nhiều của NEP, sự kỳ l của quốc gia NEP. 

Có thể xem xét như sau:
1. NEP chính là thứ hình mẫu đã xảy ra ở Nga thập kỷ 90 – khi cả quốc gia nói về sự không tránh khỏi của cải tổ thị trường… về 1 “thực tế” là thị trường sẽ điều chỉnh mọi thứ.
2. NEP không dẫn đến hình thành nền kinh tế mạnh – nền kinh tế mạnh được xây dựng trên cơ sở công nghiệp hóa.
3. NEP đưa đến phục hồi tư bản… làm gia tăng thất nghiệp và bần cùng hóa tầng lớp nông dân.
4. Stalin năm 1937-38 đã trấn áp tất cả những kẻ khởi xướng, tham gia trục lợi NEP (Bukharin).

HỆ THỐNG QUÈ QUẶT

NEP đưa đất nước vào bế tắc tuyệt đối.
Đầu tiên, nó không cho phép trao đổi hàng hóa bình thường giữa thành thị và nông thôn. Thứ hai, NEP là cấu trúc chính trị-quản trị què quặt, được tạo ra từ 3 thành phần: lãnh đạo CS – quản trị doanh nghiệp – Nepman.

Nepman thực hiện chức năng kẻ đầu cơ trục lợi. Đó là hệ thống tham nhũng – đến cuối thập kỷ 20, tham nhũng ở LX đã đạt đến mức độ vô cùng vô cùng lớn.

NEP tương tự đã bắt đầu thập kỷ 1990, Nepman là các tân tư bản được chọn trước.

Nói cách khác, NEP không giải quyết bất cứ vấn đề kinh tế nào, nó thực sự không được coi là giải pháp cho các vấn đề kinh tế. NEP là biện pháp cướp đoạt… như Nga trong thập kỷ 90 (mềm hơn bắn và tịch thu cộng sản thời chiến).

KHỦNG HOẢNG TIÊU THỤ
Tất cả lịch sử NEP là 1 chuỗi khủng hoảng kéo dài. Năm 1923-24 bùng nổ khủng hoảng bán sản phẩm.

Nếu đo lường giá sản phẩm công nghiệp bằng pud ngũ cốc (1 pud = 16,38kg). Thì giá đã tăng so với năm 1913 3–4 lần. Các xí nghiệp nhà nước đưa sản phẩm của mình ra thị trường với giá độc quyền cũng như qua bán lẻ tư nhân.

Sự đầu cơ không thể tránh khỏi trong điều kiện như thế bắt đầu – giá hàng hóa công nghiệp nhanh chóng tăng cao.

Điều này dẫn đến ứ đọng hàng hóa – sản phẩm công nghiệp quá đắt cho số đông dân chúng và chỉ đơn giản là họ không thể mua. Khủng hoảng tiêu thụ 1923-24 cho thấy NEP không hề là con tàu thực sự đưa công nghiệp đi trên đường ray thị trường.

Sau khi gặp khủng hoảng, đảng và các tổ chức kinh tế "siết chặt dây cương" quản lý công nghiệp, để lại duy nhất 1 khả năng quan hệ thị trường.

Chỉ đạo của đảng nhìn chung theo kiểu:
"Buộc quản lý nhà máy Izhorky, đồng chí Korolev trong vòng 24h phải ký HĐ với Petrooblasttop để cung cấp 1 triệu tấn than theo các điều kiện sau: Nhà máy Izhorky đặt cọc 10% giá trị thỏa thuận, còn Oblasttop được giao tín dụng trong 5 tháng, kể từ ngày ký kết thỏa thuận. Thời hạn giao lượng than đã định – 2 tháng".
 
Như thế, sự độc lập của các tổ chức kinh tế chỉ là hình thức. VSNKh (Hội đồng kinh tế tối cao) đã ra lệnh giảm giá. Khi sản xuất hiệu quả thấp, có nghĩa là các xí nghiệp có ít vốn để mua sắm trang thiết bị mới. Vòng xoáy không lối thoát bắt đầu.

Một trong những thành tích của NEP là năm 1924, con số thất nghiệp tăng lên 1 triệu người…

KHỦNG HOẢNG TRONG NÔNG NGHIỆP
Không tịch thu đất đai của chúa đất, thì không đủ việc làm cho tất cả nông dân.
Thất nghiệp nông thôn tăng, còn công nghiệp thì tăng trưởng chậm để có thể thu hút lao động dư thừa. Điều này làm tái nghèo, bất chấp nông dân có đất, nhưng bị chia thành những phần manh mún, lao động thủ công năng suất thấp.

Kế hoạch thu mua lúa mỳ năm 1924 chỉ thực hiện được 86%. Công nghiệp chỉ ở mức không có lợi nhuận và phục hồi chậm. Năm 1922 mức sản xuất công nghiệp chỉ đạt 21% trước thế chiến, năm 1923 — 30%, 1924 — 39%.

Thế là phục hồi đặt gánh nặng vào nông dân. Để tăng lợi nhuận cho công nghiệp, chủ tịch VSNKh Dzerzhinsky (Felix sắt) cho rằng có thể giảm giá hàng công nghiệp bằng cách tăng năng suất lao động công nghiệp và cả nền kinh tế.

Nhưng không có trang bị mới ở các nhà máy, còn công nghiệp cơ khí chỉ mới bắt đầu phục hồi. Do đó Dzerzhinsky cho rằng vẫn có thể thực hiện nhiệm vụ này bằng cách tăng cương khai thác sức lao động của công nhân, những người đang sống ở mức như trước thế chiến. Nếu trước mặt là các quầy hàng đầy đủ sản phẩm, cũng không có nghĩa là dân chúng no đủ.

Các quầy hàng đầy, chỉ vì dân chúng không có tiền mua những thứ cần thiết cho mình. Mùa hè 1923 có các cuộc đình công ở Moskva, Petrograd, Donbass, vv.
Tương tự đầu 90, các quầy hàng vẫn đầy – chỉ dân chúng là không có tiền…

CAO TRÀO VÀ KẾT THÚC NEP
Nhượng bộ lớn nhất mà lãnh đạo LX có thể làm đối với CNTB là sau 1925. Tháng 4, đại hội XIV đảng Bbolsheviks đã ra các quyết định “đúng đắn”.

Đó là hạ thấp thuế cho cỗ máy (tất cả cùng 1 mức thuế cho cả nông dân giàu và tập thể), tăng tín dụng, cho thuê, giảm kiểm soát buôn bán nhỏ và cho phép thuê lao động phụ trợ ở nông thôn. Nghĩa là, theo quan điểm Marxists cổ điển, chính là quan hệ sản xuất tư bản.

Lần đầu tiên nó được phổ biến trong toàn thể nông dân - kể cả chủ nông giàu có, mà sản xuất hàng hóa của họ là cao hơn nông dân trung bình. Nó từng là biện pháp kinh tế hợp pháp chống lại kulaks, kết hợp với cho vay nặng lãi ở nông thôn và nô dịch bóc lột nông dân.

Đầu 1928 thất bại tiếp theo của vụ ngũ cốc đẩy đất nước đến bờ vực bạo loạn vì đói cuối cùng đã thuyết phục được lãnh đạo đất nước rằng, mô hình NEP – với sự biện hộ mình trong giai đoạn ngắn 1924-1925, không thể cho phép cỗ máy công nghiệp-quan liêu chậm chạp có đủ vốn để xây dựng một nền công nghiệp mạnh mẽ.

Nông dân đã “dưa thừa” lúa mỳ, nhưng họ chẳng thể trao đổi lấy hàng hóa công nghiệp có chất lượng vì không có. "Yêu cầu" của lãnh đạo trao bánh mỳ tự nguyện bị nông dân đáp trả 1 cách chế nhạo. Thâm hụt thu mua lúa lên tới khoảng 100 triệu pud. (Lưu ý, trong suốt thời kỳ Sa Hoàng, dù chiến tranh loạn lạc, nông dân Nga chưa bao giờ chết đói như các năm 1921-22, 1931-32 dưới thời Bolsheviks.)

Nhưng NEP đã đẩy đất nước vào con đường cụt và bờ vực nạn đói. Đúng vào lúc này, có quyết định đặt hy vọng vào nông trang và bắt đầu tập thể hóa… đó là bước đi đúng đắn.

HỒI PHỤC NHƯ HUYỀN ẢO
Có vẻ như NEP dẫn đến sự hồi phục nhanh của kinh tế. Lợi ích kinh tế nảy sinh của nông dân trong việc sản xuất nông nghiệp nhanh chóng làm bão hòa thị trường lương thực và khắc phục hậu quả của những năm “cộng sản thời chiến” đói kém.

Ban đầu, điều như thế đã xảy ra. Cho dù bị hạn hán, sự no đủ của nông dân nhìn chung đã đạt mức trước thế chiến, số lượng nông dân nghèo và giàu đều giảm. Đã có nhiều ruộng đất được chia, là phương tiện sản xuất cơ bản. Nhưng điều này đã không đem đến kết quả tăng trưởng sản xuất nông nghiệp, và phân bố thu nhập, nói cách khác là xóa bỏ lớp người giàu.

Mặt khác, giả định cơ chế thị trường đưa đến phục hồi kinh tế và cho phép củng cố chế độ. Nhưng trong điều kiện đổ nát, kế hoạch công nghiệp hóa là không hiện thực.

Đàn gia súc năm 1925 trong kinh tế nông nghiệp lần đầu tiên vượt qua mức năm 1916. Cung ứng cho cư dân thành thị được cải thiện cơ bản, mức tiêu thụ thịt, chất béo, sữa, bơ của các gia đình lao động tăng đáng kể.

Sản xuất sản phẩm thịt hàng năm năm 1926-28 đã tăng so với 1909-13 26%, sức tiêu thụ hộ gia đình công nhân đã gần gấp đôi cùng kỳ.

Nhưng kinh tế nông nghiệp LX năm 1928 không vượt được thời kỳ trước thế chiến. Diện tích gieo trồng ngũ cốc chỉ bằng 94,7%, và tổng sản lượng nông nghiệp bằng 91,9% các chỉ số năm 1913. Cùng với điều này, hàng hóa nông nghiệp đã giảm, đặc biệt là trong lĩnh vực cây trồng ngũ cốc.

Cũng vào năm 1926 dân số thành thị tăng 1,6 triệu người so với 1913, phần hàng hóa ngũ cốc chỉ là 10,3 triệu tấn so với 21,3 triệu tấn năm 1913. Đã có những thay đổi đáng kể trong cán cân lực lượng ở nông thôn.

Lúc này, 94,5% ruộng đất thuộc về người nghèo và nông dân. Có 1 nghịch lý, cho dù kulak chỉ còn giữ 5,5% đất đai, nhưng tất cả họ vẫn là lực lượng kinh tế lớn, chiếm 20% sản phẩm ngũ cốc của đất nước.

Sức mạnh kinh tế của lớp nhà nông giàu vượt xa số lượng của họ (mùa xuân năm 1926, 6% họ tập trung khoảng 60% ngũ cốc hàng hóa trong tay), trên thực tế đã có chuyện họ ngừng bán ngũ cốc cho hợp tác và cơ quan thu mua, giữ chúng đến mùa xuân khi tình hình thị trường thuận lợi hơn.

Một khảo sát ở Siberia cho thấy: kulaks đã mua các sách về luật và hiểu biết hơn về luật đất đai và luật hình sự so với hầu hết các luật sư địa phương.

Chính sách của CQ Xô viết trong thời kỳ NEP là trực tiếp ủng hộ dân nghèo chống kulaks. Nhưng ngay khi công bố thuế hiện vật, họ có lợi thế về học vấn, nên tham gia vào đảng và đoàn Komsomol, họ được ưu tiên hơn khi tham gia đội ngũ công nhân trong ngành công nghiệp và trong việc lập các chức vụ quản lý và văn phòng trong các hội đồng làng.

Thế rồi kulaks bị trừng phạt bằng cách tước quyền bầu cử và bằng thuế, họ bị làm nhục, còn dân nghèo có quyền ưu đãi, một cách không xứng đáng so với họ.

Bằng cách nào đó cuối những chính sách NEP phân biệt đối xử chống kulaks lại có tình trạng nghiêm trọng hơn và đặt ra nền móng làm gia tăng đáng kể thái độ thù địch, mà đỉnh cao quyết định của Stalin "xóa bỏ kulaks như một tầng lớp". Trong thực tế, mọi thứ đã khác đi.

Nông dân nhanh chóng tìm thấy câu trả lời trước áp lực phi kinh tế của chính quyền. Nông dân giàu - sợ rằng họ sẽ bị coi là kulaks, thường viện đến các mánh khóe khác nhau, ví dụ, khi cho nông dân không có ngựa thuê (1 con ngựa), thì họ viện cớ người nghèo làm mất ngựa.

Nông trại giàu có qui mô lớn bị chia ra để che giấu thu nhập và giảm thuế. Số các nông trại thuộc về kulaks năm 1929 giảm đi 25%. Một thành viên trong cuộc thảo luận năm 1931 lưu ý: "bây giờ là trong những người giàu không có ai giàu lên, tất cả thành nghèo, bởi vì trong làng thì nghèo có lợi lộc hơn".

Cùng với sự phát triển nông thôn, đất đai được chia giảm đi hàng năm, nghĩa là quá trình xé nhỏ kinh tế vẫn tiếp tục.

Ví dụ năm 1928, nông nghiệp Kazakhstan mới đạt mức trước thế chiến, nhưng ruộng đất tiếp tục bị chia nhỏ:1,25 triệu hộ gia đình năm 1928 so với 800 nghìn năm 1913. Họ lao động chủ yếu chỉ để nuôi mình, lượng hàng hóa lúa mỳ cung cấp cho thành phố thiếu hụt đến mức thảm họa.

Tất cả điều này làm nảy sinh những vấn đề hệ trọng của nền kinh tế và an ninh lương thực LX.

VẤN ĐỀ CHÌA KHÓA
Trải qua nội chiến và sự vô vng của biện pháp “cộng sản thời chiến”, Stalin quyết định chuyển nông dân từ sở hữu độc lập thành nhân viên của các nông trường qui mô dưới quyền nhà nước.

Trong các nông trường tập thể, họ sẽ dưới quyền chủ nhiệm được đảng bổ nhiệm. Chủ nhiệm bị mối đe dọa ra tòa sẽ phải giao đủ nhiều lúa mỳ theo yêu cầu cho dù nông dân có thể bị đói.
Kế hoạch chính thức tăng tốc tập thể hóa đã chứng tỏ nhu cầu hoàn thiện nông nghiệp bằng áp dụng cơ giới hóa, đầu tiên là máy kéo.

Nhưng LX chỉ sản xuất được 1200 chiếc mỗi năm tại nhà máy Putilovsky và vài chục khác tại các nhà máy khác. Vì vậy, cơ giới hóa nông nghiệp phải đợi. Nông trang tập thể là cần thiết để quản lý và cung cấp lương thực cho công cuộc công nghiệp hóa, cần xuất khẩu để có tiền mua công nghệ hiện đại.

Stalin đưa ra phương án thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện tại đau khổ, nhưng hiện thực…

KẾT LUẬN
NEP không giải quyết được bất cứ vấn đề kinh tế nào. Nó làm chúng trầm trọng thêm và ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài đến toàn bộ đất nước.

(*) các nhà tài chính từ trước cách mạng: thực sự Sa Hoàng đã để Rotshchilds, tài phiệt quốc tế thao túng hệ thống ngân hàng-tài chính Nga đầu thế kỷ XX – ND;

http://maxpark.com/community/14/content/2281294
http://studopedia.ru/1_30896_osnovnie-elementi-nepa.html
http://esdek.narod.ru/38/volskiy5.htm
http://www.xserver.ru/user/fedrh/


Thêm: NẾU STALIN KHÔNG CHẶN ĐỨNG NEP, LIÊN XÔ VĨ ĐẠI ĐÃ CHẲNG THỂ NÀO RA ĐỜI

Trở lại thiên đường - Phần 4: Phím đàn


Tiểu thuyết Trở lại thiên đường của tác giả Việt Quang - cháu nội cụ lương y Vương Sinh Huy, chắt nội cụ đồ Hồ Sĩ Tạo.

Bằng câu chuyện tình yêu đầy minh triết, tác giả đã làm một cuộc cách mạng long trời lở đất về giáo lý đạo Ki-tô (Gia-tô), giúp chúng ta có được góc nhìn toàn diện về Ki-tô giáo, về Chúa Jesus, về khái niệm "Thượng Đế".

Sự phân chia và đặt tên các phần do Thời Thổ Tả, để tiện cho việc đăng tải và chia sẻ đến mọi người.

Phần 4 - Phím đàn kể lại tuổi thơ của Thái Vũ với những giai điệu của âm thanh.

Chương 1. Giã biệt thiên đường (Phần 1 - Phần 5)
Chương 2. Rong ruổi (Phần 6 - Phần 11)
Chương 3. Tình yêu và hạnh phúc (Phần 12 - Phần 16)
Chương 4. Hiện thân của Chúa (Phần 17 - Phần 26)
Chương 5. Toả sáng (Phần 27 - Phần 30)
Chương 6. Trở lại thiên đường (Phần 31 - Phần 36)

- - -

Sau khi ông mất, Vũ không còn phải luyện tập võ nghệ khẩn trương như trước nữa. Chàng chỉ giữ hai thời luyện khí công ban đêm và tập các bài quyền cao cấp cùng các tuyệt chiêu đặc biệt mà thôi. Ông Thái Hoàng yêu cầu Vũ dành thì giờ vào bài vỡ nhiều hơn nữa. 

Cha Vũ để ý việc học hành của con cái rất kỹ. Vũ phải luôn luôn giữ hạng nhất lớp ở mỗi tháng. Có lần vào năm lớp sáu, Vũ bị tuột xuống hạng nhì. Cha Vũ cằn nhằn mẹ và ông Vũ gần cả tháng. Ông đổ thừa tại hai người dành hết thì giờ mà Vũ học kém đi. Mẹ Vũ không nói gì. Nhưng ông nội Vũ nghe cằn nhằn mãi phát cáu, gắt lên: 

“Thì học cũng phải có khi nhất khi nhì chứ. Con người ta còn đứng hạng chót nữa thì sao. Hồi trước có bao giờ mày cho tao xem một cái bảng danh dự hạng nhất nào đâu mà bây giờ mày bắt nó phải đứng hạng nhất mãi ? ”

Cha Vũ trả lời:

“Thì con hơn cha là nhà có phúc.” 

Vũ thấy tình hình căng thẳng quá nên cố gắng một chút và dành lại hạng nhất để làm vui lòng cha. Từ đó cho đến lớp 12, không bao giờ Vũ tuột xuống hạng nhì nữa. 

Bạn bè Vũ ngạc nhiên về trí nhớ của Vũ. Bài học ở lớp đã được Vũ thuộc lòng gần hết rồi chứ không cần phải về nhà học lại. Các giáo viên khen Vũ có trí nhớ bẩm sinh rất tốt. Nhưng Vũ tự xét và tìm nguyên nhân của nó. Chính công phu luyện tập khí công mỗi đêm đã khiến cho tâm hồn Vũ yên tĩnh. Khi nghe giảng bài, Vũ không bị các tư tưởng vẩn vơ nhiễu loạn nên tiếp thu vào não rất kỹ càng trọn vẹn. Bạn bè Vũ không tiếp thu kỹ bằng Vũ vì họ thường bị những ý nghĩ vẩn vơ làm nhiễu loạn khiến họ không ghi vào “bộ nhớ” những điều được nghe một cách trọn vẹn. 

Vũ khổ tâm khi phải cố gắng giữ vị trí hạng nhất như thế vì trong thâm tâm chàng không muốn nổi bật hơn ai. Chàng chỉ muốn đứng hạng chót để cho ai cũng hơn mình. Mỗi khi nhà trường tổ chức thi thể dục thể thao các môn chạy đua, bơi lội, lớp Vũ đề buộc Vũ phải đi dự vì họ thấy chàng vạm vỡ khỏe mạnh. Hơn nữa những lần tắm sông chung với nhau, họ thấy Vũ bơi như con tàu rẻ sóng. Nhưng Vũ đã làm họ thất vọng vì trong những cuộc đua như vậy, Vũđều về mức sau chót. Vũ nghĩ: “Ở môn này ta không bị bố mẹ hay ông buộc phải đoạt giải, thôi thì tha hồ nhường nhịn.” Và chàng chạy tụt dần về phía sau. 

 Một lần nhà trường yêu cầu Vũ dự thi học sinh giỏi toán của Tỉnh. Đến ngày thi Vũ cáo bệnh trốn ở nhà nghĩ. Việc này cha Vũ không biết gì. 

 Vũ cũng rất giỏi về môn văn vì tâm hồn chàng rất nghệ sĩ. Những bài văn của chàng thường được giáo viên giữ lại để làm bài mẫu cho các lớp khác. 

 Những lần nhà trường tổ chức hội diễn văn nghệ Vũ luôn luôn sử dụng organ. Ở lứa tuổi mười mấy của Vũ và tiếng đàn của Vũ khiến mọi người vô cùng thích thú. 

 Cả trường đều thấy trước tương lai xán lạn đang chờ đón Vũ. 

 Nhưng mẹ Vũ yêu âm nhạc hơn và mong muốn Vũ trở thành một pianist xuất sắc. Từ khi mới 6 tuổi, bà đã kèm Vũ bấm từng phím đơn giản theo Methode de Rose và Methode de Schmoll. Chàng có sức tập trung cao độ, ít bị nghĩ vẩn vơ nên đánh đàn rất chỉnh, ít bị lỗi.

 Những buổi lễ nhà thờ bà đem Vũ theo để thay thế mình dần dần. Chú bé hơn mười tuổi ngồi chễm chệ giữa giàn phím đệm những bài thánh ca réo rắt làm rung động những người có mặt trong giáo đường. 

 Họ nhìn Vũ bằng ánh mắt thán phục và khen ngợi Vũ với mẹ chàng. Điều này làm bà hãnh diện hơn cả. 

 Những đêm noel ăn Réveillon tại nhà, Vũ đệm cho cả nhà hát vang: 

 "Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Nơi hang Bêlem, ánh sáng tỏa lan tưng bừng, nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng. Đàn hát (tiếng hát réo rắt)
 Tiếng ca (dư âm vang xa)  Ôi! Chúa Thiên Tòa giáng sinh vì ta  Người hỡi (hãy tiến bước tới)  Đến xem (nơi hang Bêlem) Đây Chúa Thiên Tòa giáng sinh thấp hèn  Nữa đêm mừng Chúa giáng sinh ra chốn dương trần.  Người ban ân phúc đến cho muôn dân lầm than. Nơi hang Bêlem thiên thần xướng ca. Đây Chúa Thiên Tòa giáng sinh thấp hèn!"

 Và mẹ chàng cất tiếng hát Solo: 

 “Đêm Thánh vô cùng  Giây phút tưng bừng  Đất với trời, se chữ đồng  Đêm nay có Đấng sinh ra cứu muôn người…”


 Khi trình độ khá hơn, bà cho Vũ tập những tuyệt tác của Beethoven, Mozart, Chopin, Wagner... Những bài này đánh vất vả như tập võ vì có khi trong một phách phải lướt qua gần mười nốt. Bà thích nghe Vũ đánh đàn vào những đêm thứ bảy lúc cả nhà có mặt đầy đủ. Vũ đã trưởng thành trong hoài bão của bà. Vũ hay đánh cho mẹ nghe bài Sérénade. 

“Chiều buông nhẹ xuống...  Và phải chăng là lúc
 Ta nói cho nhau nghe đời sau...”



 Hoặc là Lac de Côme trong Methode Rose, mà âm điệu chơi vơi kỳ lạ. 



 Nhưng thỉnh thoảng chàng lại thích chơi những bài nhạc Việt Nam tiền chiến như:

“... Đường xưa lối cũ có em tôi tóc xanh bay mơ màng. Đường chiều dịu nắng dáng em đi áo nâu in đường trăng 
 ... Đường xưa còn đó vẫn nắng lên vẫn trăng treo nghiêng đồi. Mà hình bóng cũ thiếu trong tôi những khi nghe chiều rơi...”

 Hoặc bài Hương xưa: 

 “Người ơi, một chiều nắng tơ vàng hiền hòa lòng có mơ xa 
 Người ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò 
 Còn đó, bóng tre êm ru 
 Còn đó, con đò đợi chờ
 Còn đó, những đêm sao mờ hồn ta 
 Mênh mông nghe sáo vi vu... 

 Ôi, thời Hoàng kim quá xa chìm trong phôi pha, chờ đến bao giờ tái sinh cho người. Đời lập từ những đêm hoang sơ, thanh bình như bóng tre đơn sơ. Nay đời tan biến trong hư vô chất đầy từng mồ oán thù. Máu xương tơi bời nhiều mùa thu... 

 Người ơi, chiều nao có nắng vàng hiền hòa tỏa khắp nơi nơi 
 Người ơi, chiều nao có thu về cho tôi nhặt lá thu rơi...”


Hai đứa em gái của chàng cũng được mẹ dạy piano nhưng không đạt được sự điêu luyện như chàng. Mỗi khi tìm được bản nhạc mới nào, chúng đem về bắt Vũ đệm cho chúng hát:


“Này hỡi chú chim non nho nhỏ
 Lời hát líu lo như muốn ngỏ
 Cuộc sống quanh ta như xao động 
 Như bầu trời xanh trong ước mơ
 Này chú chim ơi cho nhắn gởi 
 Lời hát tin yêu trong trái tim mọi người 
 Cuộc sống hôm nay tuy vất vả
 Nhưng cuộc đời ơi ta mến yêu 
 Ta đã nghe trong tim mình 

 Tình yêu thương đang rộng mở
 Ta đã nghe trong tim mình 
 Tình yêu thương với bao người.” 

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...