Sự việc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) phối hợp với
Tổ chức USAID (Mỹ) tổ chức hội thảo “Việt
Nam lẽ ra phải có mức thu nhập trên 7.000 USD/người” gần đây ở Hà Nội được
các báo mạng như thanh niên, một thế giới… đưa tin rầm rộ. VTV phát trên bản
tin thời sự, và tối hôm qua (3/8) vời cả các chiên da đăng đàn tranh luận hùng
hồn.
$7000 với kinh tế mở, thị trường tự do?
Điều ngạc nhiên là một vị chuyên gia USAID, Olin McGill lại đưa ra nhận
định lẽ ra với “chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh” thu nhập bình quân đầu
người ở VN lại chỉ là 1.400 USD/năm. Bởi
theo ông, ở vị trí “xếp hạng môi trường cạnh tranh” 99/189 nền kinh tế,
bình quân thu nhập ở VN lẽ ra phải ở mức trên 7.000 USD/người. (nguồn
thanh niên).
Đành rằng mấy năm gần đây, cùng chung khủng hoảng kinh tế thế giới,
kinh tế VN có nhiều dấu hiệu suy giảm, thậm chí ảm đạm và thu nhập hay GDP vẫn ở
nhóm các nước nghèo.
Nhưng kinh tế là phạm trù trừu tượng. Người ta đo lường đánh giá bằng
nhiều chỉ số như GDP (tổng sản phẩm quốc nội),
GNI (Thu nhập quốc dân), business environment index (chỉ số môi trường
kinh doanh), Global Competitiveness index (chỉ số cạnh tranh toàn cầu), PCI (chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh)…
GDP và GNI còn được tính cho đầu người, trong đó GNI có thể hiểu là GDP
cộng trừ thu nhập bên ngoài: lãi vay, cổ tức, tín dụng, lãi sản xuất kinh
doanh ở người nước chuyển về, hay ví như tiền của lao động xuất khẩu gửi về nước.
Bài báo thanh niên gọi chỉ số của vị chiên da nọ là “xếp hạng môi trường
cạnh tranh”, nhưng qua các con số Việt Nam thứ 99/189, Malaysia và Georgia
tương ứng 6 và 8/189, cùng các chỉ số phụ đề cập đến, thì rõ ràng không hề là chỉ số “xếp hạng môi trường cạnh
tranh”, mà là Chỉ
số thuận lợi hoạt động kinh doanh của
WB, tên tiếng Anh: Ease of doing business index (EDB). Có thể tham khảo 2 nguồn
wiki ở đây
và ở
đây.
Vì GDP và GNI là quen thuộc, chúng ta phải điểm qua EDB, qua các chỉ số
con của nó:
* Khởi sự doanh nghiệp: thủ tục
pháp lý, thời gian, chi phí và vốn tối thiểu để mở doanh nghiệp mới.
* Lấy giấy phép kinh doanh: thủ tục
pháp lý, thời gian và chi phí để xây dựng cơ sở doanh nghiệp.
* Mua điện năng – thủ tục, thời
gian và chi phí cần thiết để doanh nghiệp có được điện năng cố định đến cơ sở
doanh nghiệp mới.
* Đăng ký quyền sở hữu: thủ tục,
thời gian và chi phí đăng ký tài sản thương mại hợp pháp.
* Nhận tín dụng - hiệu lực của
các quyền hợp pháp, độ mở thông tin tín dụng.
* Bảo hộ nhà đầu tư: mức độ tiết
lộ, mức độ trách nhiệm nhà quản trị và dễ dàng cho cổ đông tố tụng.
* Nghĩa vụ thuế: các khoản thuế
phải trả, chi phí thời gian mỗi năm cho thủ tục hành chính thanh toán thuế, tỉ
lệ thuế phải trả so với tổng số lợi nhuận ròng.
* Ngoại thương - số lượng giấy tờ,
thời gian và chi phí cần thiết để xuất nhập khẩu.
* Hiệu lực hợp đồng - thủ tục, thời
gian và chi phí để đòi thanh toán nợ.
* Chấm dứt kinh doanh - thời
gian, chi phí và tỷ lệ thu hồi (%) theo thủ tục phá sản.
Như đã nói, người ta đo lường kinh tế bằng hàng trăm thông số, có một số
thông số là có liên quan với nhau. Nhưng theo cách hiểu thông thường, GNI phụ
thuộc vào năng suất lao động, độ cần cù siêng năng, trình độ tay nghề của lao động,
tài nguyên thiên nhiên, ưu đãi địa lý, mức độ phát triển của 1 quốc gia, v, v. Vậy
nên thật ngạc nhiên khi EDB với các tiêu
chí như trên lại có liên hệ hay ràng buộc tuyến tính với GNI để từ đó các chiên
da tâm đắc lẽ ra EDB của VN là 99/189 thì GNI phải là 7000 đô la/người.
Có lẽ đây là phát minh mới của các chiên da USAID? Năm sau có lẽ họ giật
giải Nobel kinh tế chăng?
Vậy thì vẽ biểu đồ GNI per capita,
PPP (current international $) của WB. Hình 1 là 30 nước đứng đầu chỉ số EDB,
hình 2 là các nước từ 90 đến 120, trong đó có VN.
Có thể nhìn thấy ngay, thay vì một đỉnh giảm đều theo chỉ số EDB, người
ta được 2 biểu đồ lộn xộn, thăng giáng không theo 1 quy luật “thuận lợi kinh doanh” nào cả. Nhưng lại có thể giải thích được bằng
cách khác. Thí dụ:
- Na-uy (9), UAE (23), Nga (92) nhiều dầu mỏ. Nhóm các nước đã phát triển
gồm Nhật, Hà Lan, Thụy điển, Úc có EDB 27-30.
- Singapore (số 1 EDB) lợi thế địa lý thương mại, với cơ hội phát triển
trời cho từ chiến tranh Việt Nam.
- Phillipines (109) có GDP thấp nhưng GNI của họ ($7820) cao hơn VN vì
thu nhập xuất khẩu lao động rất lớn.
- Namibia (98) đứng ngay trước VN, đất nước này rộng lớn, dân cư thưa
thớt chỉ 2 triệu người và xuất khẩu kim cương, vàng, bạc, uranium.
- Palau (100) đứng ngay sau VN là 1 quốc đảo bé tẹo, đánh cá và du lịch.
Điều lạ lùng kỳ dị là 2 nước Malaysia và Gruzia được các chiên da tấm tắc
khen như tấm gương sáng láng, có EDB đứng 6 và 8, là 2 quốc gia GNI lọt thỏm
trong top 30 EDB có thu nhập cao. Tương tự như vậy là các nhược tiểu Đông Âu. Nhưng các vị vẫn nhất
mực hùng hồn một qui luật tưởng tượng tương thích nào đó của 2 chỉ số này. Tại sao họ không sang Malaysia và Gruzia để thuyết giảng 2 nước này phải thu nhập bình quân 35 nghìn đô la?
Và như để củng cố thêm cho luận điệu bi ai của mình, các vị này cố lấy
GNI thông thường của VN là 1.400 USD/năm, thực ra, tính theo PPP của chính WB,
GNI-PPP của VN đã là $5030.
Cần thừa nhận, chúng ta đã cải cách, đã mở cửa, nhưng vẫn đang đứng ở nhóm các quốc gia thu nhập thấp,
và các tiêu chí theo EDB còn nhiều yếu kém, thủ tục nhiêu khê rườm rà, nguồn điện,
bảo vệ nhà đầu tư, thành lập doanh nghiệp, nộp thuế… Đó đây nhiều công chức nhũng nhiễu vòi vĩnh... đã từng được đề cập nhiều,
cũng đã nhiều nỗ lực cải cách.
Đó là những điểm yếu người ta biết cả. Liệu có cần chiên da USAID chỉ bảo?
7000 đô la có phải là tất yếu? Khi mà đang trong thời kỳ chuyển đổi, đa số nông
dân vẫn làm nông nghiệp thủ công-năng suất thấp và vẫn đang nhọc nhằn vật lộn với
khó khăn cải cách.
Đúng hơn, 7000 đô la là miếng mồi mới, được USAID mắc vào cái lưỡi câu
để nhử cải cách mới, thay đổi thể chế mới, mở toang thị trường tự do, kinh tế tự
do… Những ngôn từ hoàn toàn quen thuộc được quân đoàn “dân chủ” và một số kẻ có
chức sắc kêu gọi dư luận gần đây.
Những thứ đó không có gì lạ. Nó nằm trong nghị sự tư nhân hóa, tự do hóa và toàn cầu hóa của Mỹ. Còn phương pháp: chiếm lấy nó và lái nó đi theo hướng Mỹ ưa thích.
(Phần tiếp theo: USAID là ai?)