Có mối liên hệ không nhẹ với tình hình chiến sự Ukr, với cuộc bỏ
phiếu Đại Hội đồng LHQ lên án Nga. Thực chất, phương Tây lập ra tổ chức này từ
cái hội ban đầu: Hội Quốc Liên hoàn toàn có chủ ý và mục đích. Thế nhưng khá
nhiều người Việt, thậm chí giới chức lại coi LHQ như tổ chức cầm cân nảy mực,
bảo vệ hòa bình.
Chiến tranh đã nhiều hơn hẳn hòa bình dưới trướng LHQ. Thời kỳ
Kháng chiến chống Mỹ, VN ta cũng đã hứng chịu 2 Nghị quyết Đại Hội đồng, trong
đó có NQ lên án VN leo thang chiến tranh sang Lào và Campuchia. Cần lưu ý, NQ
Đại Hội đồng không mang tính bắt buộc như NQ HĐBA. Và trước kia chỉ vì nhờ LX
mà VN không bị NQ HĐBA mà hứng chịu "Liên quân hợp pháp" hiếu chiến
đổ bộ như Triều Tiên từng bị.
Nhân tiện, nói thêm về sự ra đời của LHQ, năm 1942, Mỹ và phương
Tây chìa giấy thiết lập tổ chức LHQ ra với LX để đổi lấy việc hình thành Liên
minh chống phát xít và sau đó là thỏa thuận đồng minh mở mặt trận phía Tây.
Thời gian gấp rút, hàng núi vấn đề phải lo, Stalin và giới ngoại giao đã không
sửa chữa được gì nhiều nội dung tổ chức này, đặc biệt là Hiến chương.
Hiến chương LHQ đã để lại cửa hậu (back doors) cho các cuộc lật đổ từ bên trong, aka cách mạng màu. Hậu quả tai hại của nó là sự tồn tại của các nhà nước bù nhìn bất hợp pháp hậu cách mạng màu, nhưng lại mang dáng vẻ hợp pháp dưới trướng LHQ mà Ukr hiện nay là điển hình.
Bài đăng cuộc pv trên báo Người lao động Tagil; |
Dưới này là đoạn pv với báo Pravda, 17 tháng 2 năm 1951, Stalin nói về LHQ và chiến tranh:
Hỏi: Ông đánh giá thế
nào về Nghị quyết của LHQ tuyên bố CHND Trung Hoa là kẻ xâm lược?
Stalin: Tôi coi đó là một quyết định
đáng xấu hổ. Thật vậy, phải đánh mất những chút lương tâm cuối cùng thì mới
khẳng định rằng Mỹ đã chiếm giữ lãnh thổ Trung Quốc - đảo Đài Loan - và xâm
lược Triều Tiên đến biên giới Trung Quốc, là bên bảo vệ, còn CHND Trung Hoa,
bảo vệ biên giới của mình và cố gắng giành lại hòn đảo Đài Loan bị người Mỹ
chiếm giữ mà là kẻ xâm lược.
Liên hợp quốc, được tạo ra như một bức
tường thành của hòa bình, đang biến thành công cụ của chiến tranh, thành phương
tiện khơi mào Chiến tranh thế giới mới. Hạt nhân xâm lược của LHQ là 10 quốc
gia - thành viên của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương hiếu chiến (Mỹ, Anh, Pháp,
Canada, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Đan Mạch, Na Uy, Iceland) và 20 quốc gia Mỹ
Latinh (Argentina, Brazil, Bolivia, Chile, Colombia, Costa Rica, Cuba, CH
Dominica, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, Mexico, Nicaragua,
Panama, Paraguay, Peru, Uruguay, Venezuela). Đại diện của các quốc gia này hiện
đang quyết định số phận của chiến tranh và hòa bình tại LHQ. Chính họ đã thực
hiện quyết định đáng xấu hổ tại LHQ về sự hung hăng của CHND Trung Hoa.
Đó là đặc điểm của trật tự hiện nay
trong LHQ, ví dụ, CH Dominica nhỏ bé ở Nam Mỹ, với chưa đầy 2 triệu dân, hiện
có trọng lượng trong LHQ tương đương với Ấn Độ, và có trọng lượng hơn nhiều so
với CHND Trung Hoa, không có quyền cất tiếng nói tại LHQ.
Như vậy, khi biến thành công cụ chiến
tranh xâm lược, LHQ đồng thời không còn là tổ chức thế giới của các quốc gia có
quyền bình đẳng. Trên thực tế, LHQ hiện nay không còn là một tổ chức của thế
giới, mà chỉ là tổ chức dành cho người Mỹ, hành động theo yêu cầu của những kẻ
xâm lược Mỹ. Không chỉ Mỹ và Canada đang cố gắng phát động một cuộc chiến tranh
mới, mà 20 quốc gia Mỹ Latinh cũng đang trên con đường này, những chủ đất và
thương gia đang háo hức một cuộc chiến mới đâu đó ở châu Âu hoặc châu Á để bán
hàng hóa cho các nước tham chiến với giá siêu cao và kiếm tiền từ đó hàng triệu
đô la. Không có gì là bí mật đối với bất cứ ai rằng 20 đại diện của 20 quốc gia
Mỹ Latinh hiện đại diện cho quân đội đoàn kết và ngoan ngoãn nhất của Mỹ tại
Liên Hợp Quốc.
Do đó, Liên hợp quốc đang dấn thân vào
con đường thâm căn cố đế của Hội Quốc Liên. Vì thế, nó chôn vùi uy tín đạo đức
của mình và tự diệt vong.
Hỏi. Ông có nghĩ rằng
một cuộc chiến tranh thế giới mới là không thể tránh khỏi?
Stalin: Không. Ít nhất là trong thời
điểm hiện tại, nó không thể coi là không thể tránh khỏi.
Tất nhiên, ở Mỹ, Anh, cũng như ở Pháp, có
những lực lượng hiếu chiến đang háo hức một cuộc chiến mới. Họ cần một cuộc
chiến để thu được siêu lợi nhuận, để cướp bóc các quốc gia khác. Đó là những tỷ
phú, triệu phú coi chiến tranh như một món hàng lợi nhuận kếch xù.
Chúng, những thế lực hiếu chiến này nắm
trong tay chính quyền phản động và chỉ đạo họ. Nhưng đồng thời chúng cũng sợ
hãi các dân tộc của họ, những người không muốn có một cuộc chiến mới và đứng về
phía bảo vệ hòa bình. Vì vậy, chúng cố gắng lợi dụng các chính phủ phản động để
lôi kéo dân tộc mình bằng những lời dối trá, lừa bịp và coi cuộc chiến tranh
mới như là một cuộc phòng thủ, còn chính sách hòa bình của các nước yêu chuộng
hòa bình là xâm lược. Chúng đang cố gắng đánh lừa dân tộc của họ để áp đặt
những kế hoạch gây hấn của chúng lên họ và lôi kéo họ vào một cuộc chiến mới.
Đó là lý do tại sao chúng sợ chiến dịch
hòa bình, sợ rằng nó có thể vạch trần ý đồ hung hãn của các chính phủ phản
động.
Đó là lý do tại sao chúng bác bỏ các đề
xuất của Liên Xô về việc ký kết Hiệp ước Hòa bình, cắt giảm vũ trang, cấm vũ
khí nguyên tử, vì chúng sợ rằng việc thông qua các đề xuất này sẽ làm suy yếu
các biện pháp gây hấn của các chính phủ phản động và làm suy yếu cuộc chạy đua
vũ trang không cần thiết.
Cuộc đấu tranh giữa các thế lực hiếu
chiến và yêu chuộng hòa bình này sẽ kết thúc như thế nào? Hòa bình sẽ được gìn
giữ và củng cố nếu các dân tộc nắm lấy việc giữ gìn hòa bình trong tay mình và
bảo vệ nó đến cùng. Chiến tranh có thể trở thành không thể tránh khỏi nếu những
kẻ hiếu chiến thành công trong việc lôi kéo quần chúng nhân dân bằng những lời
dối trá, đánh lừa họ và lôi kéo họ vào một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Vì vậy, một chiến dịch rộng rãi để bảo
vệ hòa bình, như biện pháp vạch trần âm mưu tội ác của những kẻ hiếu chiến hiện
nay là điều tối quan trọng.
Về phần Liên Xô, sẽ tiếp tục kiên định
theo đuổi chính sách ngăn chặn chiến tranh và duy trì hòa bình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét