Nước Mỹ là một thể phức tạp, nhiều phe phái. Một cách tương đối có thể thấy sự khác biệt giữa phe bảo thủ vs cấp tiến, Cộng hòa vs Dân chủ nhưng không đủ.
Trong quan điểm của giới bảo thủ Mỹ đối với Nga, cụ thể là chiến sự Ukr, sự khác biệt này rất rõ. Hãy nhìn phản ứng của giới bảo thủ Mỹ sẽ thấy khá nhiều thú vị.
Chẳng hạn, một bộ phận lớn giới bảo thủ My không đồng tình với quan điểm chính
thức của Biden và Washington hiện nay về hoạt động quân sự của Nga ở Ukr. Thậm chí còn thấy
một số status của ông Trump ủng hộ Putin, đại loại ổng viết: Putin à, táng chít
mẹ Bai đờn đi cho tui!
Tuy nhiên, thường là khó thấy điều này, khi hầu hết truyền thông và báo chí Mỹ đều do phe Dân chủ nắm. Thời kỳ tranh cử, chính ông Trump cũng đã vạch mặt chiêu trò giả tạo của truyền thông và báo chí Mỹ. Còn để thấy, có thể là qua một số người, như một cái tên dưới này.
Một nhà kinh tế bảo thủ người Mỹ nổi tiếng, giáo sư ĐH Kansas, Michael Hudson. Sự nổi tiếng đến với ông cách đây đã nửa thế kỷ, bắt đầu với tác phẩm cơ bản của ông “Chủ nghĩa siêu đế quốc: nguồn gốc và nguyên tắc cơ bản của sự thống trị thế giới Mỹ” (Super imperialism: theorigin and fundamentals of U.S. world dominance) được xuất bản vào năm 1972. Năm trước, một cuốn sách khác của Hudson là “Án mạng chủ nhân. Ký sinh trùng tài chính và nô lệ nợ đang phá hủy nền kinh tế thế giới”, được xuất bản bằng tiếng Nga với lời nói đầu: “Ngày mai của chúng ta” của V. Yu. Katasonov, 2021 (Убийство хозяина. Как финансовые паразиты и долговое рабство разрушают мировую экономику; Killing the Host: How Financial Parasites and Debt Bondage Destroy the Global Economy).
Michael Hudson, cũng giống như Paul Craig Roberts, là người chỉ trích gay gắt chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ. Ông không thờ ơ trước những sự kiện mới nhất ở Ukraine. Trang web chủ nghĩa bảo thủ nổi tiếng của Mỹ, The Unz Review, đã đăng một số bài viết của Hudson về chủ đề này. Vào ngày 28 tháng 2, ông có bài viết “Mỹ đánh bại Đức lần thứ ba trong một thế kỷ” (America Defeats Germany for the Third Time in a Century); ngày 7 tháng 3 – bài báo “Đế quốc Mỹ tự hủy diệt” (American Empire Self-Destructs). Vào ngày 23 tháng 3, một video và bản ghi cuộc phỏng vấn của Hudson có tựa đề, Trừng phạt: Gậy ông đập lưng ông (Sanctions: the Blowback);
Trong một bài viết, Hudson nhớ lại người thầy của mình
là Herman Kahn (1922 - 1983), là nhà kinh tế học nổi tiếng
người Mỹ, nhà tương lai học và là giám đốc của Viện Hudson. Hudson
nhớ lại rằng người thầy G. Kahn đã
bắt đầu mỗi bài phát biểu của mình với câu nói "Các cuộc chiến
tranh chưa bao giờ giải quyết được bất cứ điều gì". Đây là luận điểm của giới theo chủ nghĩa tự do ở Mỹ thời hậu chiến. Và sau đó ông bắt đầu bác bỏ luận điểm này. Vì
vậy, cuộc chiến ở Ukraine hiện nay, Michael Hudson tin rằng, có thể thay đổi
rất nhiều và quyết định rất nhiều. Cuộc chiến này không phải giữa Nga và
Ukraine, mà là giữa Nga và Mỹ.
Hudson tập trung vào câu hỏi mục tiêu
của Mỹ trong cuộc chiến này là gì và cho rằng, thực tế là Washington đang cố làm suy yếu
Nga, quốc gia ngăn cản sự thống trị của Mỹ trên thế giới và với phí tổn của
châu Âu. Điều này cũng y
như đã thế từ thời Chiến tranh
Lạnh.
Tuy nhiên, ngoài các mục tiêu địa chính
trị dài hạn trong mối quan hệ với Nga, Washington còn có những mục tiêu cụ thể
hơn tầm trung và
ngắn hạn. Đó là những mục
tiêu dành cho giới doanh nghiệp
Mỹ, họ nhìn chính
trị qua lăng kính thị trường, nguồn nguyên liệu, đầu tư và cuối cùng là lợi
nhuận. Kinh doanh cần lợi nhuận ở đây và ngay lúc này. Chính sự nóng nảy này của tư bản
Mỹ khiến người ta có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân của cuộc xung đột bắt đầu
từ Ukraine.
Luận điểm quan trọng của Michael Hudson
là Lầu Năm Góc và NATO đã nhận thấy mình dưới gót chân của các doanh nghiệp
lớn, thứ dẫn dắt họ đến các quyết định và hành động không
hợp lý theo quan điểm mục tiêu địa chính trị dài hạn. Một bài báo viết
về điều này có tiêu đề: “Tổ hợp công nghiệp-quân sự, phân khúc dầu khí-mỏ và tài
chính-ngân hàng-bất động sản hay còn gọi là tài phiệt đã chinh phục NATO” (TheMIC, OGAM and FIRE Sectors Conquer NATO).
Hudson lưu ý rằng ba lĩnh vực này của nền kinh tế đã thiết lập
quyền kiểm soát hoàn toàn đối với Quốc hội Mỹ: “Các thượng nghị sĩ chủ chốt
và thành viên hạ viện không đại diện cho các bang và địa hạt của họ, mà đại diện cho lợi ích kinh tế
và tài chính của giới tham gia vận động chính trị chính... Giới tham gia này
về cơ bản là 3 nhóm chính”. Và xa hơn thế, cả ở Thượng viện và Quốc hội Mỹ, các đại diện của ba khối đã đặt những người
phù hợp vào cơ quan hành pháp: "Ba nhóm đầu sỏ cơ bản mua quyền kiểm soát Thượng viện và Quốc
hội đã đưa các chính trị gia của họ vào Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng".
Nhóm đầu tiên, tổ hợp công
nghiệp-quân sự đã ở trong tình trạng "đình trệ" sau khi Chiến
tranh Lạnh kết thúc. Giới vận động hành lang của nhóm này tại Quốc hội, Bộ Ngoại giao và Lầu Năm
Góc cho rằng cuộc chiến ở
Ukraine sẽ dẫn đến sự “hồi sức” của họ. Hudson viết rằng quá trình “hồi sức” đã bắt đầu: “Cổ phiếu của các
công ty nhóm này đã tăng mạnh sau tin tức về cuộc tấn
công của Nga... Các nhà đầu tư nhận ra rằng cuộc chiến trong thế giới “chủ nghĩa tư bản Lầu Năm Góc”... sẽ tạo ra dưới chiếc ô an ninh quốc gia món lợi nhuận độc quyền và được bảo đảm
cho ngành công
nghiệp quân sự... Cuộc leo thang quân sự của Nga hứa hẹn gia tăng mạnh doanh số
bán vũ khí cho NATO và các đồng minh của Mỹ, làm giàu thêm lượng cử tri
thực sự của các chính trị gia này. Đức nhanh chóng đồng ý tăng chi tiêu
quân sự lên hơn 2% GDP..." Các công ty công nghiệp-quân sự của Mỹ như
Raytheon, Boeing và Lockheed-Martin đang trông cậy vào đơn đặt hàng không chỉ
từ Lầu Năm Góc, mà còn từ Đức và các thành viên NATO châu Âu khác.
Nhóm thứ hai, dầu khí cũng đang theo
đuổi lợi ích của họ trong cuộc chiến. Như Hudson viết, “Mục tiêu
của nhóm dầu khí là tối đa hóa giá năng lượng và
nguyên liệu để gia tăng lợi ích từ tài nguyên thiên nhiên. Họ muốn duy trì độc quyền thị trường dầu mỏ trong khu vực
đồng đô la và cô lập nó khỏi dầu khí của Nga. Điều này đã là ưu tiên hàng đầu của Mỹ trong hơn
một năm qua khi đường ống Nord Stream 2 có nguy cơ ràng buộc chặt chẽ hơn các
nền kinh tế châu Âu với Nga.
Mục tiêu của giới lobby nhóm
này là “ngăn chặn các
quốc gia khác cản trở các công ty Mỹ kiểm soát ngành công
nghiệp khai thác và dầu khí và khoáng sản cũng như công ty
của các nước cạnh tranh trên thị trường thế giới với
các nhà cung cấp Mỹ. Việc Nga và Iran bị cô lập với thị trường phương Tây sẽ dẫn đến giảm
nguồn cung dầu khí, còn giá cả và lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng.
Tuy nhiên, lợi ích của nhóm này lại xung đột với nghị sự Năng lượng xanh của phe Dân chủ, họ đã nỗ lực lobby Quốc hội để vô hiệu hóa gần như hoàn toàn mọi lời hứa tranh cử của Joe Biden về môi trường và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu như mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Hudson lưu ý rằng “một mục tiêu bổ sung là từ chối nguyện vọng môi trường nhằm loại bỏ dầu, khí đốt và than đá bằng các nguồn năng lượng thay thế. Theo đó, chính quyền Biden đã ủng hộ việc mở rộng khoan ngoài khơi, hỗ trợ đường ống dẫn dầu của Canada đến nguồn dầu cát hắc ín Athabasca bẩn nhất thế giới và dầu đá phiến của Mỹ.
Nhóm thứ ba, giới tài
phiệt hùng mạnh, Hudson gọi là "nhóm thừa kế tài chính-tư bản hiện đại của tầng lớp quý tộc địa tô cũ thời hậu
phong kiến châu Âu, sống nhờ địa tô". Phần lớn tiền thuê đất ngày nay
được chuyển đến các ngân hàng nhận lãi suất cho các khoản vay cầm cố. Như
Hudson chỉ ra, khoảng 80% các khoản vay ngân hàng Anh-Mỹ kà dành cho lĩnh
vực bất động sản, điều này đẩy giá đất
cũng như giá thuê đất lên cao. Trong một thời gian dài, thông qua hình
thức cho vay thế chấp, đã có sự liên kết giữa lĩnh vực kinh doanh ngân hàng và
lĩnh vực bất động sản, hình thành tổ hợp nhóm.“Trong nước, mục tiêu của nhóm này là tối đa hóa giá thuê đất và “lợi nhuận từ vốn”.
Đảng viên Đảng Dân chủ New York Chuck
Schumer, người đứng đầu thượng viện, là một cây lobby lớn của giới chủ các ngân hàng Phố Wall và toàn bộ nhóm
tài phiệt. Trong một thời gian dài (1973-2009), ông ta là một
trong những nhà lobby hăng hái nhất
tại Thượng viện và sau đó làm đại diện thượng viện Mỹ đến từ Delaware.
Mục tiêu của nhóm 3 đã từ lâu vượt xa biên giới nước Mỹ. Giới tài phiệt tìm
kiếm lợi nhuận từ tài chính và vốn khắp nơi trên thế giới. Hudson viết: “Ở
cấp độ quốc tế, mục tiêu của giới tài phiệt là tư nhân hóa nền kinh tế nước ngoài (chủ
yếu để đảm bảo đặc quyền tín dụng trong tay người Mỹ) nhằm biến cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng thành các công ty độc quyền để thu lợi nhuận
tối đa (như y tế, giáo dục, giao thông, truyền thông và
công nghệ thông tin)”.
Cả 3 nhóm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp. Do đó, "Phố Wall luôn gắn
bó mật thiết với ngành dầu khí (cụ thể là các tập đoàn ngân hàng do Rockefeller
thống trị là Citigroup và Chase Manhattan)... và nhóm tài phiệt
là trội nhất và có lợi ích từ các nhóm khác, họ thống trị thời hậu công nghiệp ngày nay và đó là chủ nghĩa tư bản tài chính".
Ngay trong những ngày đầu của cuộc chiến
Ukraine, giá thị trường và giá vốn hóa của các công ty và tổ chức lớn nhất ở cả 3 nhóm đã tăng vọt: “Vận may chung của
họ lên cao khi cổ phiếu
của tổ hợp công nghiệp-quốc phòng và ngành dầu khí tăng lên. Động thái loại trừ Nga ra khỏi hệ thống tài chính phương Tây kết
hợp với những tác động bất lợi của việc cô lập các nền kinh tế châu Âu với năng lượng Nga hứa hẹn sẽ kích
thích dòng chảy vào chứng khoán tài chính bằng đồng đô la.
Tuy nhiên, hưởng lợi từ cuộc chiến Ukraine
chỉ là một số ít trong giới tài phiệt Mỹ
đại diện cho cả 3 nhóm. Phần lớn còn lại của nước Mỹ trở thành “kẻ thua
cuộc”. Phần thua cuộc ấy của nước Mỹ
ngày nay không có ai đại diện ở cả Thượng viện hay Hạ viện. “Các thượng nghị sĩ chủ chốt và
thành viên hạ viện không chỉ đại diện cho các bang và địa hạt của họ, mà đại diện cho lợi ích kinh tế
và tài chính của giới tham gia vận động chính trị chính của họ... " Trong số các "nhà tài
trợ", không có đại
diện của cả nông nghiệp lẫn công nghiệp (ngoài sản xuất vũ khí).
Hudson kết luận: “Sự hội tụ các
mục tiêu chính trị của 3 nhóm thống trị ở Mỹ đã triệt tiêu lợi ích của người lao động và thậm chí của cả tư bản công nghiệp nằm ngoài tổ hợp công nghiệp-quân
sự. Sự hội tụ này là một đặc điểm của chủ nghĩa tư bản tài chính-tài phiệt hậu công nghiệp ngày nay. Về cơ
bản, nó là sự trở lại của cho thuê kinh tế, không phụ thuộc vào chính sách với người lao động và tư bản công nghiệp. Trong nhiều tác phẩm của mình,
Hudson nói rằng nước Mỹ đang
rơi vào chế độ phong kiến kiểu mới. Không giống như chế độ phong
kiến kiểu cũ, vốn chỉ tập trung vào việc duy trì và gia tăng địa tô trong ranh giới phong kiến
(quyền sở hữu đất đai), chế độ phong kiến kiểu mới của Mỹ muốn cắt giảm địa tô trên
toàn thế giới.
Không phải ngẫu nhiên mà Hudson đặt tiêu
đề một bài báo là "Mỹ
đánh bại Đức lần thứ ba trong một thế kỷ". Đức đã tỏ ra là một chư hầu ngoan
ngoãn của giới quân chủ
phong kiến Mỹ. Chư hầu buộc phải chịu tổn thất mọi mặt. Michael
Hudson cũng đã viết về những tổn
thất này:“Mục tiêu chiến lược cấp bách nhất của Mỹ trong cuộc đối đầu giữa
NATO với Nga là tăng giá dầu và khí đốt, chủ yếu gây ra bất lợi cho nước Đức. Ngoài việc tạo ra lợi nhuận
trên thị trường chứng khoán cho các công ty dầu mỏ của Mỹ, giá năng lượng cao
hơn sẽ lấy đi phần lớn lợi ích của nền kinh tế Đức. Có vẻ như lần
thứ ba trong một thế kỷ, Mỹ đang đánh bại Đức, mỗi lần tăng cường kiểm soát nền
kinh tế Đức, họ càng phụ
thuộc vào Mỹ... và NATO là một phòng thủ hữu hiệu trước mọi nội phản kháng của chủ nghĩa dân tộc Đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét