Chính sách nhà nước của Stalin những năm 1920-1930

 Chính sách nhà nước của Stalin và giải pháp cho "câu hỏi Nga" của Liên Xô trong những năm 1920-1930.

Nga, Rus - bất cứ nơi nào tôi qua ...

Vì tất cả những đau khổ và trận chiến

Tôi yêu Người, nước Nga, sự cổ kính

Những khu rừng, nghĩa trang và lời cầu nguyện,

Tôi yêu những túp lều và những bông hoa,

Và bầu trời, nắng hè oi ả,

lời thì thầm của rặng liễu đứng bên bờ,

Tôi yêu mãi, cho đến khi vĩnh hằng yên nghỉ...

N. Rubtsov

Sự ra đời của một nhà nước về cơ bản là đa quốc gia kiểu mới - Liên bang Xô viết, đã trở thành một dấu mốc quan trọng không chỉ đối với nước Nga mà còn đối với lịch sử thế giới. Nhưng thời gian trôi qua, rõ ràng là việc thành lập Liên Xô vào năm 1922 đã không giải quyết được tất cả các vấn đề dân tộc ở nhà nước Xô Viết. Không thể khắc phục được chúng với việc thông qua Hiến pháp năm 1924.

Câu hỏi "ngữ hệ Tuyếc" rất gay gắt. Ngay cả trong khi thảo luận về các cách thức thành lập Liên Xô, chủ nghĩa dân tộc đã bộc lộ rõ ​​nét trong giới lãnh đạo của một số nước cộng hòa "Hồi giáo". Do đó, một nhân vật dân ủy nổi bật, Sultan-Galiev đã đòi nâng tầm tự trị của các cộng hòa liên minh lên ngang hàng với Nga. Tranh luận đã diễn ra, trước hết, là về CH XHCN Xô viết tự trị Turkestan, bao gồm trong nó lãnh thổ của Kyrgyzstan, Uzbekistan, Tajikistan và Turkmenistan. Sau đó, ông ta đưa ra kế hoạch thành lập 4 nước cộng hòa trên lãnh thổ Nga, trên thực tế, chúng mang đặc điểm Pan-Turkic: liên bang các nước cộng hòa Ural-Volga, liên bang All-Caucasian, cộng hòa Kazakhstan và... cái gọi là cộng hòa Turan bao gồm 4 nước Trung Á. Năm 1923, một cuộc họp đặc biệt của BCHTƯ với các quan chức cấp cao của các nước cộng hòa dân tộc chỉ trích lập trường của Sultan-Galiyev. Nhưng ngay cả sau này, vào cuối thời kỳ NEP, một số quan chức Tatar và Crimea vẫn bị kết tội có liên hệ với phong trào Pan- Turkic và Thổ Nhĩ Kỳ.

Có sự căng thẳng liên tục diễn ra trong kế hoạch bảo toàn nhà nước liên minh ở Ukraine. Ở đây trong những năm 20, giới gọi là "ukapists" – là các đảng viên Cộng sản Ukraine một số tổ chức dân tộc chủ nghĩa và tiểu tư sản khác đã hoạt động. Không phải mọi thứ diễn ra suôn sẻ trong chính sách mà giới chức chính thức của Ukraine thuộc Liên Xô theo đuổi. Cũng có sự thái quá của quần chúng liên quan đến cái gọi là "Ukraine hóa". Nguồn gốc của nó là từ những nhân vật Ukraine như nhà văn và nhà thơ Mykola Khvylevoy, Mikhail Volobuev, ủy viên BCHTƯ Ukraine Oleksandr Shumsky. Hệ tư tưởng của họ dựa trên quan niệm lịch sử của M. S. Grushevsky, một lãnh đạo tư sản Rada UkraineÔng ta là nhà sử học trốn sang Áo quay trở về Liên Xô năm 1924 rồi được bầu làm thành viên Viện Hàn lâm Ukraine, và năm 1929 - Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Sự khởi đầu của chính sách "Ukraine hóa" thực tế diễn ra vào năm 1925. Một số bài báo của Khvylovy đã đóng vai trò như tín hiệu ép buộc. Đề cập đến các quyết định của Đại hội XII của Đảng Cộng sản Nga, ông ta nhấn mạnh vào "Korenizatsia” - một chiến dịch chính trị và văn hóa nhằm giải quyết những mâu thuẫn giữa chính quyền trung ương, các nước cộng hòa và điều chỉnh bộ máy nhà nước. Trên thực tế, cũng có nghĩa là cuộc di cư hàng loạt của hàng nghìn chuyên gia có trình độ, biết chữ, mà Nga là quê hương ngôn ngữ của họ. Không giới hạn bản thân điều này, Khvylovy nhấn mạnh rằng không thể "tập trung hóa" nếu không có quá trình Ukraine hóa các thành phố nói chung. Ông ta lập luận rằng chỉ có "tiểu thị dân Nga, kẻ có gan ngồi lên việc Ukraine hóa này... là kẻ “nghiến răng” nghiên cứu “ngôn ngữ của chónày? Là kẻ hét lên Matxcơva: "Cứu tôi với!". Trong khi đó 90% dân số thành thị của Ukraine vào thời điểm đó là người Nga. Cả hệ thống y tế, giáo dục, kinh tế đô thị, văn hóa và khoa học, và cuối cùng là - công nghiệp đã hỗ trợ họ."

Các kế hoạch trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Ukraine thậm chí còn đi xa hơn. Họ nhắm vào trung tâm của sự thống nhất Nga-Ukraine - là nền văn hóa chung của hai dân tộc Slavic có mối quan hệ chính thống. Khéo léo bắt chước môi trường chính trị lúc bấy giờ và khéo léo tung hứng vốn từ vựng chủ nghĩa Marx, Khvylovy ngoan cố tuyên truyền ý tưởng của mình: “Không nên nhầm lẫn liên minh chính trị của chúng ta với Nga và văn học”. Ông ta kích động, “người Ba Lan sẽ không bao giờ Mickiewicz (nhà thơ) nếu họ không chấm dứt tập trung vào nghệ thuật Nga. Thực tế là văn học Nga đã đè nặng lên chúng ta trong nhiều thế kỷ như vị thế ông chủ, làm chúng ta quen với tâm lý bắt chước của nô lệ... Ý tưởng giai cấp vô sản chúng ta đã được biến đến ngay cả khi không có nghệ thuật ở Matxcova. Hãy cho chúng tôi suy nghĩ của riêng mình! Hãy rời bỏ Matxcova! "

Một phần cán bộ của BCHTƯ Ukraine, do Shumsky đứng đầu, không chỉ ủng hộ chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa mà còn liên tục yêu cầu lãnh đạo chính phủ đẩy mạnh chính sách cưỡng bức Ukraine hóa. Không phải ở đâu, mà ở cơ quan trung ương, BCHTƯ Đảng Ukraine, tạp chí "Bolshevik Ukraine" năm 1928 – đăng bài báo của nhà kinh tế M. Volobuev "Về các vấn đề của nền kinh tế Ukraine". Trong đó lập luận rằng chế độ Tsarism ở Ukraine, theo đuổi chính sách thuộc địa, cướp đi các nguồn lực kinh tế của họ. Còn hiện nay, dưới quyền lực của Liên Xô - vị tác giả lập luận, Ukraine nên phát triển trong ranh giới nền kinh tế quốc gia độc lập một cách tự nhiên của mình. Từ những giả định lý thuyết này, các kết luận chính trị cũng được rút ra: theo M. Volobuev, kế hoạch "phân vùng kinh tế Liên Xô" do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước liên minh xây dựng theo đề án và với sự tham gia của các chuyên gia Nga Sa hoàng đế quốc cũ - hoàn toàn không quan tâm đến lợi ích nền kinh tế quốc gia các "thuộc địa cũ của Nga".

Rất nhanh chóng, quan điểm của Shumsky được phần lớn giới cộng sản miền Tây Ukraine ủng hộ, họ tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Ba Lan và hoàn toàn có thiện cảm với Trotsky. Chính Trotsky là kẻ ủng hộ quyết liệt việc Ukraine ly khai. Trong Bản tin phản đối do ông ta xuất bản ở nước ngoài đã đăng một số bài về vấn đề này. Một trong số đó, Trotsky viết: Nhưng nền độc lập của một nước Ukraine thống nhất đồng nghĩa với việc tách Ukraine Xô viết ra khỏi Liên Xô, “những người bạn” của Điện Kremlin đồng thanh thốt lên. - Có gì ghê gớm ở đây? - chúng tôi phản đối, về phần mình. Sự kính sợ thần thánh trước các biên giới nhà nước là xa lạ đối với chúng tôi. Chúng tôi không đứng trên lập trường của “khối thống nhất và không thể chia cắt”. Cần phải nói thêm rằng Trotsky đã phát triển và bảo vệ những quan điểm này của mình trong thời kỳ đó.

Như trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, xương sống của phong trào ly khai Ukraine là ở sự hỗ trợ từ Đức, quốc gia này quan tâm đến việc chia cắt đất nước Nga. Sau hiệp ước Munich và trên thực tế Tiệp Khắc bị giải thể, một tổ chức bù nhìn đã xuất hiện – là cộng hòa Carpathian Ukraine độc lập. Sự xuất hiện của nó đã tạo tiền đề cho tất cả những ý tưởng thiết lập một "Ukraine vĩ đại" thông qua việc chia cắt Cộng hòa XHCN Xô viết Ukraine ra khỏi Liên Xô. Với sự tán đồng thực tế của những kế hoạch sâu rộng này, Trotsky và phe ông ta ở Liên Xô đã lên tiếng ngay trước khi Thế chiến thứ hai bắt đầu, họ giải thích điều này là bởi sự thất vọng của những người lao động Ukraine trong "điện Kremlin". Có đáng để nói thêm rằng trong các bài viết của ông ta về chủ đề này, Trotsky đã không đưa ra bất kỳ câu trả lời nào về những gì sẽ xảy ra đối với người Nga, những người chiếm 30% đến 40% ở Ukraine? Và điều này bất chấp cả thực tế là ông ta nhận thức rõ ràng rằng, giai cấp tư sản theo chủ nghĩa dân tộc sẽ tận dụng thành quả của phong trào vì "Ukraine vĩ đại", và nhà nước Ukraine mới rất có thể sẽ là phiên bản thứ hai của một nước Ba Lan độc lập, nơi một trong những các chế độ phát xít ở Châu Âu được thiết lập sớm nhất - Chế độ độc tài của Pilsudski ...

Như vậy, chúng ta thấy rằng tất cả những vấn đề tồn tại ở thời điểm đó, bằng cách này hay cách khác, đều dẫn đến câu hỏi chưa được giải đáp của Nga. Đối với giới sử học trước đây, khái niệm như vậy không tồn tại. Cùng với điều đó, người dân Nga cảm thấy sự bất công sâu sắc đối với chính họ. Cơ sở để theo đuổi chính sách này nằm ở lý thuyết đáng ngờ từ mọi quan điểm về "thực dân-nhân dân", được tuyên là Nga. Theo "lý thuyết" này, người Nga phải trả giá cho sự áp bức các dân tộc bản địa bởi chủ nghĩa Tsarism.

Một bước ngoặt trong cách tiếp cận giải pháp cho câu hỏi Nga chỉ được lên kế hoạch vào cuối những năm 1920 và đầu những năm 1930. Vào thời điểm đó, đất nước đang chuyển sang giai đoạn hiện đại hóa một cách bắt buộc, khi mối đe dọa từ bên ngoài ngày càng gia tăng. Trong hoàn cảnh như vậy, nếu không đánh thức tiềm năng sáng tạo của dân tộc lớn nhất Liên Xô để phát triển, thì sự tồn tại của chính nhà nước Liên Xô trở thành điều không tưởng.

Bước ngoặt đặc biệt bắt nguồn từ việc thành lập Liên đoàn Nhà văn Liên Xô. Đại hội thành lập được tổ chức từ ngày 17 tháng 8 đến ngày 1 tháng 9 năm 1934 tại Mátxcơva. N. Bukharin thay mặt ban lãnh đạo Đảng đọc báo cáo. Nội dung phát biểu của ông ta được Stalin kiểm soát cẩn thận. Do đó, các điều khoản, các vấn đề đưa ra trong đó có thể được coi là sự thay đổi định hướng của Đảng. Bukharin bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách tuyên bố rằng ban lãnh đạo đảng hiểu thơ ca là một trong những bộ phận quan trọng nhất của mặt trận tư tưởng và chủ đề báo cáo của ông ta về sáng tác thơ ca ở Liên Xô. Nhưng khi bắt đầu trình bày những câu hỏi cụ thể về sự phát triển của thơ ca, Bukharin đã đưa ra một điều kiện cơ bản

"Tôi cần nói trước - tôi không thể đưa ra một bức tranh toàn cảnh... về sự sáng tác thơ ca của đất nước chúng ta nói chung. Tôi không xem xét ở đây những nền văn học dân tộc lớn đang phát triển của chúng ta, thơ ca của chúng ta bằng ngôn ngữ dân tộc. Tôi chỉ xem xét thơ Nga."

Còn sau đó, tất nhiên Bukharin đã nhiều lần rào đón rằng ông ta không coi thường thơ dân tộc, rằng ông ta không nói về nó chỉ vì ông không biết thổ ngữ. Trong những lời xin lỗi nồng nàn của mình, ông ta thậm chí còn hứa sẽ học tiếng Uzbek và Tajik. Nhưng thực tế vẫn là: diễn giả chính thức của giới lãnh đạo đất nước đã dành bài phát biểu của mình cho thơ Nga. Nó bao gồm các trích dẫn từ Gumilyov, Blok, Yesenin, Bryusov. Tổng hợp những kết quả trái ngược nhau của Đại hội Nhà văn toàn Liên hiệp lần thứ nhất, chúng ta có thể nói rằng đang có sự kiên quyết hướng tới sự hồi sinh các quy luật cổ điển của nghệ thuật Nga.

Chính sách xã hội cũng đã có những thay đổi. Kể từ năm 1931, sự truy nã các chuyên gia không thuộc Đảng đã bị hạn chế bằng một quyết định bí mật. Kể từ đây, theo lời của Stalin, bắt đầu được thực hiện một "chính sách thu hút và chăm sóc" các nhân viên kỹ thuậtNgày 27 tháng 5 năm 1934, công bố lệnh ân xá và khôi phục một phần các quyền của "kulaks" trước đây. Vào giữa những năm 30, bãi bỏ những hạn chế xã hội trong lĩnh vực giáo dục đối với những người thuộc giai cấp thống trị cũ. Các luật khôi phục quyền thừa kế và quyền sở hữu tài sản theo di chúc được thông qua. Tất cả điều những này cũng có nghĩa là những thay đổi quan trọng trong giải pháp cho câu hỏi dân tộc, vì giới trí thức không theo đảng, giai cấp nông dân và các tầng lớp khác được nhận quyền chính trị mới tạo và tạo thành nền tảng của các đại diện cho dân tộc Nga.

Nhiều bước đi khác cũng đã được thực hiện trong việc giải quyết "câu hỏi Nga". Nghị quyết BCHTƯ ngày 20 tháng 4 năm 1936 là một như thế, Nghị quyết này bãi bỏ các hạn chế người Cossacks phục vụ trong Hồng quân. Sau đó, một lệnh của Bộ Quốc phòng do K. Voroshilov ban hành về các đơn vị Cossack chuyên nghiệp và theo lãnh thổ. Một số đặc quyền trước đây của người Cossacks cũng được khôi phục, bao gồm cả đồng phục Cossack. Tháng 9 năm 1935, báo chí Liên Xô đăng một sắc lệnh của chính phủ về việc khôi phục hệ thống cấp bậc quân hàm trước đây trong Hồng quân.

Song song với các quá trình này, một số trật tự và thể chế của Nga trước đây đã có sự khôi phục. Đạo đức truyền thống Nga có sự phục hồi dần dần, quyền của chủ nghĩa yêu nước Nga xuất hiện trở lại. Chương trình giảng dạy đang được điều chỉnh nghiêm túc, trong đó, sau hơn một thập kỷ che đậy quá khứ lịch sử của đất nước, việc nghiên cứu Lịch sử yêu nước quay trở lại. Cái gọi là "trường học Pokrovsky" bị chỉ trích gay gắt vì mang tính chất bài Nga trong việc trình bày các sự kiện trong quá khứ. Khái niệm lịch sử của Grushevsky, chia rẽ người dân Nga và Ukraine bị chỉ trích nặng nề. Mặt khác, sau nhiều thập kỷ bị đàn áp, các nhà sử học-nhà nước được phục hồi quyền của họ: Gauthier, Tarle, Platonov. Các tác phẩm văn học khắc họa người dân Nga và quá khứ của họ một cách thiếu tôn trọng đã bị phê phán một cách công bằng.

Các thay đổi cũng diễn ra ở cấp độ hộ gia đình. Theo nhà triết học di cư người Nga G. Fedotov, điều này được thể hiện ở việc cấm phá thai, thiết lập tôn ti trật tự gia đình và quy tắc đạo đức mới, dựa trên cơ sở là nền nếp và tuân thủ các chuẩn mực xã hội quy định. Theo đó, bản chất của cộng đồng mà một công dân Liên Xô phải xác định chính mình, cũng thay đổi. Nếu trước đây cộng đồng như vậy là giai cấp công nhân hay đảng, thì bây giờ là “dân tộc, quê hương, tổ quốcđược tuyên bố là thiêng liêng.


Trong bài này, bài chỉ dành cho những người quan sát không chú ý rằng, việc định hướng lại chính trị nhà nước trong văn bản Hiến pháp Liên Xô mới năm 1936 đã gây bất ngờ. Tất nhiên, người ta không thể nói rằng bước ngoặt này là không thể đảo ngược và đột ngột. Bản chất chủ nghĩa quốc tế của Liên Xô vẫn không thay đổi. Không có sự bác bỏ các biểu tượng hoặc thuật ngữ của thời kỳ Xô Viết. Biểu tượng con đại bàng hai đầu đã không quay trở lại chỗ quen thuộc trên những ngọn tháp của chúng Điện Kremlin. Lợi ích của tất cả các dân tộc Liên Xô đều được tính đến như trước đây. Nhưng điều mới mẻ chính là lợi ích của tất cả các dân tộc đã được tính đến trên thực tế - tức là gồm cả người Nga. Và trên hết, bản năng nhà nước của dân tộc Nga xây dựng đất nước đã được tính đến. Hiến pháp của Liên bang Xô Viết năm 1936, trước hết, là Hiến pháp của một quốc gia duy nhất.

Vì một lý do nào đó, khoa học lịch sử tồn tại ở Liên Xô, và ngay cả các nhà khoa học ở phương Tây, đã bỏ qua thực tế không bình thường nàyĐó là nói về thực tế thông qua "Hiến pháp Stalin", bản chất của liên bang đã âm thầm thay đổi. Nếu trước đó Liên bang Xô Viết trên thực tế, là Hiệp ước, thì bây giờ nó đã trở thành Lập hiến. Trong Hiến pháp cũ của Liên Xô năm 1924, văn bản bắt đầu bằng tuyên bố về việc thành lập Liên Xô và Hiệp ước Liên minh. Văn bản của "Hiến pháp Stalin" không còn tham chiếu đến tài liệu này. Như vậy, chúng đã mất đi quyền lực của mình. Liên Xô trở thành một quốc gia duy nhất.

Theo Hiến pháp mới 1936, cấu trúc nhà nước cũng thay đổi. Thay vì Đại hội toàn thể Xô viết, là lưỡng viện Ủy ban chấp hành TƯ Xô viết và Đoàn Chủ tịch của nó. Hiến pháp mới quy định thành lập Xô viết tối cao và Đoàn chủ tịch của Xô viết tối cao. Nếu như trước đây các cơ quan cao nhất được thành lập theo cơ chế ủy quyền thì nay các cơ quan này được bầu ra trên cơ sở đầu phiếu, bình đẳng, bỏ phiếu kín trực tiếp. Do đó, các cơ quan quyền lực cao nhất không còn bị kìm hãm bởi giới chức cầm quyền địa phương và có thể phản ánh lợi ích quốc gia. Quyền lực cũng được phân phối theo một cách mới giữa trung tâm liên minh và các nước cộng hòa.

Đồng thời, Hiến pháp năm 1936 đã không trở thành bước cuối cùng trong việc giải quyết vấn đề dân tộc ở Liên Xô. Không nghi ngờ gì, Hiến pháp mới đã củng cố sự thống nhất lãnh thổ và toàn vẹn nhà nước của Liên Xô. Nhưng thực tế xấu xa trong quá khứ, khi câu hỏi dân tộc được quyết định hoàn toàn dựa trên sự tổn hại của cộng hòa lớn nhất - RSFSR không được khắc phục. Một lần nữa, những thiện cảm về địa chính trị của các nhà lãnh đạo lại được thể hiện để làm phương hại đến lợi ích nhà nước của người dân Nga. Đặc biệt, theo Hiến pháp mới, nước cộng hòa tự trị Kazakhstan được trao quy chế của một nước cộng hòa liên hiệp. Vấn đề tương tự đã được quyết định với Kyrgyzstan. Tổng cộng, theo nhiều ước tính khác nhau, RSFSR đã mất khoảng 1/4 lãnh thổ và khoảng 10% tiềm năng công nghiệp. Tuy nhiên, những biến đổi này không thể thấy được, rõ ràng bao gồm cả tiêu cực. Bằng cách củng cố và mở rộng quyền của các dân tộc trong thành phần Liên Xô, chính phủ đã cắt đứt nền tảng của nhiều loại phần tử ly khai và chủ nghĩa dân tộc, bao gồm cả những người theo chủ nghĩa sô vanh cường quốc.

 

Nói chung, với việc thông qua "Hiến pháp Stalin" vào đầu những năm 30 đã ấn định sự "phục hồi sống" cho người dân Nga. Sự thay đổi ý thức hệ đã trở nên rõ ràng và hiển nhiên đối với tất cả mọi người. Một ví dụ về điều này thậm chí có thể là những sự kiện dường như không quan trọng như việc xuất bản những cuốn sách tương tự như tập sách nhỏ "RSFSR - Cộng hòa XHCN Liên bang Xô viết Nga", được xuất bản dưới sự biên tập của A. Leontiev và N. Mikhailov. Do "Nhà xuất bản Văn học Chính trị Nhà nước" phát hành vào năm 1938, nó được dành cho các cuộc bầu cử vào Xô Viết Tối cao được tổ chức vào năm 1937 theo Hiến pháp mới, đồng thời nó phục vụ như một chiến dịch bầu cử cho các cuộc bầu cử tương tự sắp tới ở Nga.

Trong cuốn sách này, RSFSR đã được tuyên bố một cách công khai là "hàng đầu trong số các bình đẳng" mà không có bất kỳ yêu cầu nào phải ăn năn về nó. Mặc dù thành ngữ cổ điển "Rus vĩ đại" vẫn không được sử dụng, và phải là "nhân dân Nga vĩ đại", nghĩa là phải mang một số sắc thái ý thức hệ, nhưng có thể coi là một sự tương tự. Đặc biệt, họ đã viết rằng RSFSR chiếm vị trí hàng đầu ở Liên Xô và là hàng đầu trong số các cộng hòa bình đẳng. Nga được coi là một cộng hòa cung cấp tới 70% tổng sản phẩm của Liên Xô. Trong lĩnh vực cơ khí (chỉ tiêu quan trọng nhất trong các năm kế hoạch 5 năm đầu tiên), con số này đạt 4/5 của cả Liên Xô.

Điều này mới hoàn toàn mới so với sự kích động của những năm 20. Trong đó cũng nói về chính người dân Nga. Cuốn sách viết “Nhân dân Nga anh hùng trong nhiều thế kỷ đã đứng đầu cuộc đấu tranh cách mạng của tất cả các dân tộc trên đất nước chúng ta, họ đã chỉ ra cho tất cả các dân tộc khác con đường đúng đắn nhất đi đến thắng lợi”. Sách nhấn mạnh rằng sự trỗi dậy của các nền kinh tế tự trị và các nước cộng hòa khác trong liên minh chỉ có thể thực hiện được nhờ vào việc chuyển giao các nguồn lực kinh tế từ Nga, như họ đã nói khi đó – là với sự giúp đỡ vô tư của người Nga cho các dân tộc anh em. Tất nhiên, các giá trị mới của chủ nghĩa Marx cũng được nói đến theo một cách nào đó. Nhưng cách nó được trình bày có thể làm say mê (và thực sự đã làm được) những người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn nhất: "Đỉnh cao của văn hóa Nga - chủ nghĩa Lênin đồng thời là đỉnh cao của tất cả nền văn hóa thế giới". Trên thực tế, đó là tuyên bố văn hóa Nga - nền văn hóa tiên tiến nhất trên thế giới.

Tập tài liệu này cũng chứa một cái nhìn tổng quan về địa chính trị (theo nghĩa đen của từ này) về tình hình dọc theo chu vi biên giới của RSFSR: "Biên giới của RSFSR không đồng nhất. Ở phía nam, các nước cộng hòa thuộc Liên minh tiếp giáp với RSFSR... Đây là đặc điểm của tình bạn và tình anh em, là đặc điểm của tình đoàn kết máu thịt không thể tách rời. Trên thế giới này không có biên giới nào khác như vậy. Nó không tách rời mà ràng buộc, thắt chặt" (điều này được giải thích với tham khảo đến Hiến pháp). Và xa hơn nữa: Ở phía tây và phía đông, chúng ta có biên giới khác. Tại đây biên giới của RSFSR trùng với biên giới của Liên Xô. Nó ngăn cách đất nước Xô Viết hạnh phúc với thế giới tư bản.

Cụm từ sau đây của cuốn sách nhỏ nghe có vẻ rõ ràng: Theo Hiến pháp của Liên Xô, mỗi nước trong số mười một nước cộng hòa Liên minh có quyền ly khai khỏi Liên minh bất cứ khi nào họ muốn, nhưng không có cộng hòa nào trong Liên minh rời khỏi Liên . Như Stalin đã tuyên bố trong cuộc thảo luận về dự thảo Hiến pháp, các nước cộng hòa Liên Xô là "những nước được hình thành hoàn chỉnh và chịu đựng mọi thử thách của một nhà nước xã hội chủ nghĩa đa sắc tộc, sức mạnh của nhà nước này có thể được bất kỳ quốc gia nào ở bất kỳ nơi nào trên thế giới ghen tị."

Tất cả điều này kết thúc với những phản ánh về chủ đề hiến pháp của RSFSR "được phát triển trên cơ sở và tuân thủ hoàn toàn" Hiến pháp năm 1936, và do đó "giống như Hiến pháp Stalin" là "dân chủ nhất trên thế giới".

Trên thực tế, Hiến pháp Stalin" đã trở thành hiện thân lập pháp tổng hợp chủ nghĩa Bolshev và tư tưởng dân tộc Nga, mà N.A. Berdyaev đã viết trong cuốn sách triết học "Nguồn gốc và ý nghĩa của chủ nghĩa cộng sản Nga":

"Người dân Nga đã không coi ý tưởng Cứu thế của họ về Matxcơva là Rome thứ ba. Cuộc ly giáo vào thế kỷ 17 đã phát hiện ra rằng vương quốc Matxcơva không phải là Rome thứ ba... Và rồi một sự kiện đáng kinh ngạc đã xảy ra trong số phận của người dân Nga. Thay vì La Mã thứ ba, Nga đã thực hành Quốc tế thứ ba và nhiều đặc điểm của La mã thứ ba đã chuyển sang Quốc tế thứ ba. Quốc tế thứ ba cũng là một vương quốc thiêng liêng và cũng dựa trên đức tin chính thống. Phương Tây hiểu biết rất kém rằng Quốc tế thứ ba không phải là một Quốc tế, mà là một ý tưởng nhà nước của Nga. Đây là một sự biến đổi của chủ nghĩa Cứu thế Nga. Những người cộng sản phương Tây... bằng cách gia nhập Quốc tế thứ ba, họ tham gia cùng nhân dân Nga và thực hiện thiên chức Cứu thế của họ. Tôi đã nghe một người cộng sản Pháp nói trong cuộc họp của những người cộng sản Pháp: "Marx nói rằng giai cấp công nhân không có tổ quốc, điều đó đã từng đúng, nhưng bây giờ điều đó không còn đúng nữa, họ có tổ quốc – đó là Nga, đó là Matxcova, và những người lao động cần phải bảo vệ quê Tổ quốc của mình."

Điều này chính là nhờ việc thông qua hiến pháp mới của Liên Xô năm 1936 đã giúp củng cố và phát triển những quá trình bắt đầu phát triển vào cuối những năm 1920. Cơ sở kinh tế mới của đất nước đã cho một cái nhìn mới mẻ về vai trò của người dân Nga trong quá trình hiện đại hóa kinh tế và xã hội diễn ra ở Liên Xô. Vai trò của những người tập trung và những người thống nhất được thể hiện rõ ràng hơn. Hiến pháp đã trở thành một bảo đảm rằng những thay đổi đã diễn ra là không thể đảo ngược. Có lẽ, đây chính xác là ý nghĩa lâu dài của Hiến pháp năm 1936 đối với giải pháp cho câu hỏi Nga ở Nga – Liên Xô khi đó.

 

Sự phát triển hơn nữa của xã hội Xô Viết cho thấy sự điều chỉnh đường lối là kịp thời. Ngay cả các đối thủ chính trị của Stalin cũng công nhận rằng loại bỏ chủ nghĩa hư vô đối với các giá trị lịch sử của nhân dân Nga là một thành phần quan trọng trong việc bảo đảm chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Nhưng tầm quan trọng của việc giải quyết câu hỏi Nga không thể vì thế mà giảm điTổ chức đa quốc gia không gian Nga đã hình thành trong nhiều thế kỷ và trở thành cực quan trọng trong việc đảm bảo sự cân bằng trên thế giới. Bất chấp sự suy yếu tạm thời của Nga, nước Nga chắc chắn vẫn sẽ đóng vai trò lịch sử của họ như một cường quốc cung cấp giải pháp tinh thần thay thế cho sự bế tắc mà phương Tây và nhân loại ngày nay nhận thấy khi có nguy cơ hủy diệt toàn bộ thế giới.

 

Trích từ tư liệu Nga;

Xem thêm: Stalin nói về sự cuồng tín chủ nghĩa dân tộc Ukraine





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...