Điện Kremlin - Matxcơva
8 tháng 2, 2022
Vladimir Putin: Ngài Tổng thống đáng kính! Các quí bà và
các quí ông!
Chúng tôi rất vui mừng được chào đón Tổng thống CH Pháp, ông Emmanuel Macron, đến Điện Kremlin và tiếp đón tại Nga.
Tôi cho rằng khá tượng trưng khi cuộc gặp của chúng tôi diễn ra vào ngày 7 tháng 2 (đã kết thúc vào ngày 8 tháng 2 theo giờ Matxcơva), là ngày mà hiệp ước cơ bản giữa Nga và Pháp đã được ký kết cách đây 30 năm. Văn kiện quan trọng này đã đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ đối tác và hợp tác tôn trọng lẫn nhau giữa hai nước trong nhiều thập kỷ tới. Và cuộc nói chuyện của chúng tôi hôm nay với ông Macron theo truyền thống diễn ra theo cách thức công vụ, rất hữu ích và có ý nghĩa.
Chúng tôi nhận thức rõ là Ngài TT đến Nga chủ yếu để thảo luận về các vấn đề cấp bách liên quan đến bảo đảm an ninh đầy đủ cho châu Âu và toàn cầu, vì duy trì điều này mà các quốc gia của chúng tôi, với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ có trách nhiệm đặc biệt. Ngoài ra, Pháp hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu.
Trong cuộc hội đàm, chúng tôi tiếp tục trao đổi quan điểm về các đề xuất của Nga với Hoa Kỳ và NATO về việc cung cấp các bảo đảm an ninh pháp lý lâu dài. Những đề xuất này, để tôi nhắc các bạn, bao gồm 3 điểm chính liên quan đến việc ngăn chặn NATO mở rộng hơn nữa, từ chối triển khai các hệ thống vũ khí tấn công của Liên minh ở biên giới Nga, tiềm lực quân sự và cơ sở hạ tầng của khối ở châu Âu trở về trạng thái của năm 1997, khi ký kết Đạo luật cơ bản Nga-NATO.
Chính những mối lo lắng trọng tâm này của chúng tôi lại bị phớt lờ trong các phản hồi nhận được vào ngày 26 tháng 1 từ Hoa Kỳ và NATO, hơn nữa, các đối tác phương Tây một lần nữa viện dẫn rằng mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn các cách thức để bảo đảm an ninh cho mình và tham gia vào bất kỳ liên minh quân sự và đồng minh nào. Trên thực tế, chúng tôi chưa bao giờ tranh luận về điều này. Đúng vậy, chính các liên minh và đồng minh này không có nghĩa vụ phải chấp nhận tất cả những ai mong muốn điều này - đây cũng là một điều hiển nhiên.
Chính sách mở cửa này - chúng tôi đã thảo luận điều này với nhiều đối tác, và hôm nay với Ngài Tổng thống - chính sách mở cửa khá tự do, và theo quan điểm của chúng tôi, cần được Hoa Kỳ và, có lẽ, các thành viên NATO riêng rẽ giải thích về những gì được ghi nhận trong nhiều tài liệu của toàn châu Âu các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng và toàn vẹn an ninh, mà như đã biết, bao gồm các cam kết không tăng cường an ninh của mình với phí tổn an ninh của các quốc gia khác.
Rất đáng ngờ khi đề cập đến cái gọi là chính sách mở cửa, mà tôi đã nói. Hãy để tôi nhắc các bạn, tôi đã nói về điều này nhiều lần, kể cả trong cuộc họp báo gần đây tại hội trường này sau chuyến thăm của Ttg Hungary, Ngài Orban, Điều 10 của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương năm 1949 nói rằng, Các quốc gia thành viên, theo thỏa thuận với tất cả các thành viên khác, NATO có thể mời các quốc gia châu Âu khác tham gia Liên minh - những quốc gia nào có thể đóng góp một phần gì đó cho an ninh châu Âu. Nhưng điều này, tất nhiên, không có nghĩa là, như tôi đã nói, Liên minh có nghĩa vụ phải chấp nhận một ai đó. Được thôi, tôi đồng ý.
Nhưng tôi cũng xin lưu ý rằng họ vẫn đang cố gắng trấn an Nga bằng những lập luận rằng NATO là một tổ chức hòa bình và phòng thủ thuần túy, một liên minh thuần túy phòng thủ. Công dân của nhiều quốc gia đã tự mình thấy điều này đúng như thế nào, ý tôi là Iraq, Libya, Afghanistan và, trên thực tế là chiến dịch quân sự quy mô lớn tương ứng chống lại Belgrade mà không có sự trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ - điều này, dĩ nhiên, là một sự kiện khác xa những gì một tổ chức hòa bình có thể làm.
Trong số những điều khác, chúng tôi không thể bỏ qua, là trong chiến lược quân sự của NATO năm 2019, Nga được gọi là kẻ thù trực tiếp và mối đe dọa an ninh chính. NATO đã chỉ định chúng tôi như kẻ thù. Hơn nữa, sau khi di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự của họ đến gần biên giới của chúng tôi, NATO và các quốc gia thành viên tự cho rằng mình có quyền dạy chúng tôi một chút về địa điểm và cách thức chúng tôi nên triển khai lực lượng vũ trang, đồng thời cho rằng họ có thể yêu cầu (chúng tôi) không tiến hành các cuộc diễn tập và tập trận theo kế hoạch, không tự di chuyển quân đội của chúng tôi, tôi muốn nhấn mạnh rằng lãnh thổ được coi là mối đe dọa xâm lược của Nga - trong trường hợp này là Ukraine.
Theo cáo buộc, các nước Baltic và các quốc gia khác - những nước láng giềng của chúng tôi dường như đều cảm thấy nguy hiểm. Trên cơ sở nào thì rất không rõ ràng. Trong mọi trường hợp, điều này được sử dụng như một luận điểm nhằm xây dựng chính sách thù địch trong quan hệ đối với Nga. Với giọng điệu này, chính các nước thành viên NATO đang tiếp tục trang bị cho Ukraine các loại vũ khí hiện đại, phân bổ nguồn tài chính đáng kể để hiện đại hóa quân đội Ukraine, đồng thời cử các chuyên gia quân sự và huấn luyện.
Chúng tôi, dĩ nhiên, đã nói tất cả những điều này với Ngài Tổng thống, như các bạn có thể thấy, trong một thời gian khá dài - đã có một cuộc thảo luận gần sáu giờ hôm nay.
Tất nhiên, về phần mình, tôi đã lưu ý Ngài Tổng thống về việc chính quyền Kiev hiện tại không muốn tuân thủ cam kết theo Gói biện pháp Minsk và các thỏa thuận định dạng Normandy, bao gồm cả những thỏa thuận đạt được tại các hội nghị thượng đỉnh ở Paris và Berlin.
Theo ý kiến tôi, tất cả đều rõ ràng, giới chức Kiev hiện nay đã đặt ra một lộ trình cho việc dỡ bỏ các thỏa thuận Minsk. Không có tiến triển nào về các vấn đề cơ bản như cải cách hiến pháp, ân xá, bầu cử địa phương, các khía cạnh pháp lý của qui chế đặc biệt cho Donbass. Cho đến nay, với mọi chuyên gia, “công thức Steinmeier” nổi tiếng vẫn không được ghi trong luật pháp Ukraine, khi chúng tôi đồng ý với một số sửa đổi các thỏa thuận Minsk và đã có những nhượng bộ nhất định. Nhưng ngay cả các quan điểm này, do TT đương nhiệm của CHLB Đức đặt ra khi là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của CHLB Đức - cũng không được thực hiện. Kiev tiếp tục coi thường mọi khả năng khôi phục hòa bình toàn vẹn lãnh thổ của đất nước thông qua đối thoại trực tiếp với Donetsk và Lugansk.
Tôi cũng lưu ý Ngài Tổng thống về những vi phạm nhân quyền có hệ thống ở Ukraine. Các phương tiện thông tin đại chúng họ không muốn đang bị đóng cửa trong nước, các đối thủ chính trị đang bị đàn áp. Nhân tiện, có lần, khi ông Poroshenko vẫn còn là Tổng thống Ukraine, tôi đã nói với ông ta rằng nếu ông gặp bất kỳ khó khăn nào trong tương lai, Nga sẵn sàng cho ông tị nạn chính trị. Lúc đó ông ta đã mỉa mai về vấn đề này, nhưng hôm nay tôi muốn xác nhận lại đề xuất của mình. Mặc dù có sự khác biệt nghiêm trọng với chúng tôi về vấn đề này, về vấn đề dàn xếp ở Donbass, và tôi tin rằng ông ta đã mắc nhiều sai lầm về phương hướng, nhưng theo tôi, việc ông ta bị truy tố như một tội phạm nhà nước, cũng là một "chứng nhận thành tích” đặc biệt hữu hiệu của lãnh đạo hiện nay. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp quyền tị nạn cho những người như ông Poroshenko ở Nga.
Điều khiến tôi lo lắng hơn là sự phân biệt đối xử đối với dân số nói tiếng Nga được ấn định ở cấp độ lập pháp, họ cả bị từ chối công nhận là người bản địa, trên thực tế, ở quê hương của họ và cả việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, một điều cực kỳ kỳ lạ, khi nó không hề được phản ánh ở bất cứ đâu trong phía các nước châu Âu.
Hy vọng rằng cuộc thảo luận hiện nay về các vấn đề bảo đảm an ninh và ổn định ở châu Âu, về giải quyết nội bộ Ukraine, Ngài Tổng thống – như ông, trong mọi trường hợp, đã nói hôm nay – là dự định sẽ thảo luận vào ngày mai tại cuộc họp với lãnh đạo Kiev.
Chúng tôi cũng đã đề cập đến các vấn đề quốc tế và khu vực mang tính thời sự khác.
Khi xem xét tình hình xung quanh Nagorno-Karabakh, chúng tôi đã ghi nhận vai trò tích cực của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga, những người bảo đảm việc tuân thủ lệnh ngừng bắn và giúp thiết lập đời sống hòa bình. Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng hoạt động của các Đồng Chủ tịch nhóm Minsk OSCE, bao gồm cả việc giải quyết các vấn đề nhân đạo và kinh tế xã hội cấp bách trong khu vực. Tổng thống Pháp đã thông báo về kết quả cuộc họp video chung gần đây giữa ông ấy với Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Michel, với Tổng thống Azerbaijan và Thủ tướng Armenia.
Chúng tôi đã xem xét tình hình xung quanh chương trình hạt nhân Iran và việc khôi phục thực hiện đầy đủ Kế hoạch Hành động chung toàn diện, được thông qua vào năm 2015 và được Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua. Chúng tôi nhất trí rằng cần tiếp tục các nỗ lực ngoại giao và thúc đẩy sự phối hợp các giải pháp thỏa hiệp vì lợi ích của việc duy trì văn kiện quan trọng này. Chúng tôi đồng ý rằng ở đây quan điểm của chúng tôi rất gần hoặc, như các nhà ngoại giao nói, chúng trùng hợp.
Tất nhiên, chúng tôi không bỏ qua các vấn đề thời sự của quan hệ song phương, chủ yếu là liên quan đến hợp tác kinh tế. Chúng tôi nhấn mạnh và lưu ý: bất chấp tình hình khó khăn do đại dịch coronavirus gây ra, sự biến động trên thị trường thế giới, thương mại song phương đã tăng 71% trong 11 tháng của năm ngoái. Đầu tư của Pháp vào Nga vượt quá 23 tỷ USD. Tổng cộng, hơn 600 công ty Pháp đang hoạt động thành công trên thị trường Nga.
Nhìn chung, chúng tôi nhất trí tiếp tục hợp tác cùng có lợi - cả về chính trị, thương mại, kinh tế và các lĩnh vực khác, bao gồm cả lĩnh vực văn hóa và nhân đạo.
Và dĩ nhiên, để kết luận, tôi muốn cảm ơn Ngài Tổng thống vì những nỗ lực mà nước Pháp, do Ngài lãnh đạo đang thực hiện để giải quyết một vấn đề rất cấp bách, mà tôi sẽ không giấu giếm, liên quan đến quan hệ của chúng tôi với NATO nói chung, trong các vấn đề liên quan đến bảo đảm an ninh, với việc tạo ra trên lục địa châu Âu một bầu không khí ổn định, tin cậy lẫn nhau, và tất nhiên, về giải quyết cuộc khủng hoảng ở đông nam Ukraine.
Chúng tôi đã gặp nhau ở Paris, và bây giờ, tôi biết, bất chấp những vấn đề mà mọi nguyên thủ quốc gia, đặc biệt là một quốc gia lớn ở châu Âu, mắc phải, tuy nhiên, Ngài Tổng thống vẫn cho rằng cần phải đến Nga và trao đổi quan điểm về cách mà chúng tôi nên tiếp tục tiến xa hơn. Một số ý tưởng và đề xuất của ông ấy, mà có lẽ còn quá sớm để nói, nhưng tôi cho rằng hoàn toàn có thể trở thành cơ sở cho các bước đi chung tiếp theo của chúng tôi.
Hãy xem cuộc gặp của Ngài Tổng thống tại Kiev sẽ diễn biến như thế nào. Chúng tôi đồng ý rằng sau chuyến đi của ông ấy đến thủ đô Ukraine, chúng tôi sẽ gọi lại và trao đổi quan điểm về vấn đề này.
Cám ơn các bạn vì đã quan tâm.
E. Macron: Rất cảm ơn Ngài Tổng thống. Cảm ơn Vladimir.
Cảm ơn vì tôi đã có thể đến đây vào đúng thời điểm khó khăn, khi đại dịch vẫn chưa kết thúc và tình hình lục địa châu Âu đang căng thẳng. Quả thật, đây là ngày lễ kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hiệp định song phương mà ông ấy đã đề cập.
Bây giờ tôi sẽ không đi vào chi tiết hơn về quan hệ giữa hai nước chúng ta, bởi vì chúng tôi hiểu rằng tình hình là nghiêm trọng và tất cả chúng tôi phải tìm ra cách để duy trì hòa bình và ổn định ở châu Âu. Tôi tin rằng hiện vẫn còn thời gian và cơ hội cho việc này. Đối thoại lịch sử và chiến lược mà chúng tôi đã có, được xây dựng trong những năm gần đây có thể giúp ích cho điều này. Và chính trong bối cảnh đó, chúng tôi đã quyết định gặp nhau ngày hôm nay tại Mátxcơva.
Chúng tôi đã có những cuộc đối thoại dày đặc, thực chất. Chúng tôi đã tập trung vào những vấn đề gây căng thẳng hiện nay và các cách thức để giảm leo thang nhằm mang lại sự ổn định và an ninh cho lục địa của chúng ta.
Ngài Tổng thống, ông nhắc lại ở đây cách Nga nhìn nhận tình hình liên quan đến Liên minh Bắc Đại Tây Dương, đến lợi ích của Nga trong lĩnh vực an ninh, đến vấn đề Ukraine, ông đã đề cập đến chính nhiều vấn đề.
Chúng tôi thấy ông có quan điểm rất vững chắc, dù nó không phải lúc nào cũng trùng khớp với quan điểm của Tây Âu, điều này cần được nhấn mạnh. Chúng ta có những quan điểm khác nhau, chúng ta cần hiểu và chấp nhận điều này. Chúng ta đã xem xét điều này một cách chi tiết. Tôi tin vào châu Âu và sự thống nhất của châu Âu, đây là một quan điểm cơ bản, nền tảng.
Thật vậy, chính sách mở cửa của NATO đã được thông qua - và điều này rất quan trọng, đây là những vấn đề đang tồn tại - ví dụ, liên quan đến Thụy Điển và Phần Lan, và sẽ rất khó để bất ngờ nói với họ rằng NATO đang thay đổi quan điểm của mình.
Tuy nhiên, chúng tôi phải lưu ý những gì ông đã nói, rằng trong 30 năm qua đã có hàng loạt hiểu lầm, các sự kiện đau thương và cần phải xây dựng các cơ chế mới để bảo đảm an ninh và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, tôi không cho rằng việc đưa ra các cơ chế mới này cần đến việc sửa đổi một phần các thỏa thuận trong 30 năm qua, đến các nguyên tắc cơ bản của chúng tôi, hoặc sự hạn chế quyền của một số quốc gia châu Âu không chấp nhận các thỏa thuận hiện có. Đây là một điểm rất quan trọng.
Dù đã nói tất cả những điều này, tất cả chúng tôi vẫn cố gắng tìm ra những điểm chung, nơi các quan điểm của chúng tôi hội tụ để theo đó tiến đến gần nhau trong những tuần tới.
Trước tiên, cần phải rất nhanh chóng làm việc để tránh bất cứ sự leo thang nào. Ngày nay, căng thẳng đang gia tăng, làm trầm trọng thêm nguy cơ mất ổn định trên lục địa. Đây không phải là lợi ích của bất cứ ai. Cả Nga và châu Âu đều không muốn hỗn loạn và bất ổn vào thời điểm mà các nước trên lục địa đã bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế và xã hội bởi đại dịch và đang phấn đấu để phục hồi và bình ổn. Vì vậy, chúng ta cần thống nhất các biện pháp cụ thể để ổn định và giảm leo thang tình hình. Chúng tôi đã cùng nhau thảo luận.
Điều này sẽ được xác nhận trong những ngày và tuần tới. Điều này sẽ phụ thuộc vào các cuộc đàm phán đang diễn ra, vào tham vấn với Hoa Kỳ, với NATO, với châu Âu, cũng như cuộc gặp của chúng tôi với Tổng thống Zelensky vào ngày mai.
Tôi muốn nói rằng Tổng thống Vladimir Putin cũng đã nói, ông ấy sẵn sàng tuân theo logic này, để giúp duy trì sự cân bằng trong các sáng kiến này, bao gồm cả vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Vì vậy, những ngày sắp tới sẽ mang tính quyết định và rõ ràng là cần có những cuộc thảo luận dày đặc, chúng tôi sẽ tiếp tục cùng nhau.
Và điều rất rõ ràng, cần hiểu từ cuộc đối thoại của chúng tôi, từ những gì Tổng thống Putin đã nói, là sự giảm leo thang đáng tin cậy và lâu dài đòi hỏi chúng ta phải tiến tới những vấn đề cơ bản. Đây là khối câu hỏi thứ hai mà chúng tôi đã thảo luận trong một thời gian dài. Chúng tôi phải cùng nhau thể hiện ý chí rằng chúng tôi sẵn sàng làm việc để bảo đảm an ninh, xây dựng một trật tự an ninh và ổn định mới ở Châu Âu. Điều này phải xây dựng trên nền tảng mà chúng tôi đã cùng nhau xây dựng với tư cách là các quốc gia có chủ quyền.
Đây là nguyên tắc về tính liên tục của đời sống nhà nước. Tôi đang nói về Nga, về Pháp và các quốc gia khác cùng tham gia vào các thỏa thuận này. Như thế, là một nguyên tắc cơ bản của an ninh châu Âu. Chúng tôi đã ký chúng trong Hiến chương Paris và các tuyên bố OSCE tiếp sau. Những quyền này, xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền - chúng tôi buộc phải xác nhận điều này - đã bị nghi ngờ, bị vi phạm. Tôi đang nói về nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, sự đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, sự bất khả xâm phạm biên giới, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm nhân quyền và các quyền tự do cơ bản.
Cho dù đọc lịch sử như thế nào về các cuộc khủng hoảng khác nhau, các sự kiện khác nhau đã làm mất ổn định tình hình trong những thập kỷ gần đây, thì để duy trì an ninh của lục địa của chúng ta, mà chúng ta đã nói đến rất nhiều, cần không lặp lại những sai lầm trong quá khứ.
Chúng tôi đã thảo luận trong vài giờ ngày hôm nay. Nhưng chúng tôi cũng đã nói trước đây, chúng tôi đã bắt đầu từ vài năm trước. Tôi hiểu rằng còn rất nhiều điểm khác nhau, những hiểu lầm, thậm chí là những yếu tố đau thương tồn tại trong lịch sử của các dân tộc. Điều này cũng đúng với nhiều quốc gia Liên minh châu Âu, những quốc gia đã trải qua thế kỷ 20 theo một cách khác, không giống như Pháp. Chúng tôi không thể quên điều này, nó đã không biến mất trong 30 năm qua. Nhưng chúng tôi không thể tự phơi mình tập thể trước nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu khác giữa các khu vực ảnh hưởng, bất ổn, rối loạn ở châu Âu. Điều này sẽ tạo ra đứt gãy mới, bất ổn, mối đe dọa mới. Xung đột luôn dễ bắt đầu, nhưng rất khó để kết thúc nó và xây dựng một nền hòa bình lâu dài.
Vì vậy, tôi không tin rằng chúng ta buộc phải lựa chọn giữa các quy tắc mới hoặc một trò chơi không có quy tắc. Đây là sự lạc quan dựa trên ý chí, theo quan điểm của tôi. Vì Nga cam kết tuân thủ nguyên tắc chủ quyền và các quyền liên quan đến chủ quyền, tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể xây dựng an ninh và ổn định ở châu Âu bằng cách tái khẳng định những gì chúng ta đã có trong OSCE.
Nhưng chúng ta cũng cần đưa ra các giải pháp mới - có lẽ là sáng tạo hơn - về khả năng cung cấp các bảo đảm an ninh cụ thể của chúng ta. Chúng tôi đã nêu vấn đề này trực tiếp trong cuộc đối thoại của chúng tôi. Làm điều này khi tôn trọng lợi ích và các yếu tố ổn định và an ninh cho tất cả các nước anh em châu Âu của chúng tôi, nhưng cũng tôn trọng yêu cầu bảo đảm từ nước láng giềng và bạn bè của chúng tôi, là Nga.
Tôi đã nói với Tổng thống Putin rằng về vấn đề này, tôi lo ngại dự thảo Hiến pháp của Belarus, trong đó đề xuất loại bỏ hai điều khoản cơ bản của năm 1994, cũng như lời kêu gọi của ông Alexander Lukashenko vào tháng 12 về vũ khí hạt nhân. Tôi muốn nói rằng Tổng thống Putin đã trấn an tôi về vấn đề này. Thật vậy, những câu hỏi này làm tôi lo lắng vì chúng làm gia tăng sự mất ổn định.
Vì vậy, chúng tôi phải cùng nhau xây dựng các bảo đảm an ninh cụ thể cho các quốc gia thành viên EU, cho các quốc gia trong khu vực: Ukraine, Georgia, Belarus và Nga. Đây chính xác là mục tiêu mà chúng ta nên có.
Chúng tôi đã có một cuộc đối thoại cho phép chúng tôi phát triển một số đề xuất. Tôi muốn nói rằng có những điểm liên hệ giữa lập trường của Pháp và Nga. Bản thân ông Putin cũng đã bắt đầu tham vấn NATO và Hoa Kỳ - chúng tôi sẽ phải tiếp tục các cuộc đàm phán cụ thể với tất cả các đối tác trong những tuần tới để xây dựng những bảo đảm mới về hòa bình và an ninh.
Từ lâu, Nga đã đưa ra những bảo đảm an ninh nhất định - hạn chế việc triển khai lực lượng quân sự, minh bạch trong hoạt động của các lực lượng thông thường ở châu Âu, minh bạch về hệ thống phòng thủ tên lửa hoặc hậu INF - liên quan đến tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Các yêu cầu này của Nga hoàn toàn tương ứng với các yêu cầu của các quốc gia châu Âu, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu. Tôi chắc rằng câu trả lời có lẽ là tập thể. Tất cả chúng ta đều là người châu Âu, nhưng cũng còn đồng minh và người Mỹ.
Chúng tôi đã chứng tỏ rằng chúng tôi có thể làm việc cùng nhau, đặc biệt là trong khuôn khổ "Bộ 5”, bao gồm các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Cả hai chúng tôi đều nói về điều này, rằng định dạng này có thể cho phép chúng tôi tiếp tục giải quyết những vấn đề, đặc biệt là về duy trì hòa bình và an ninh, đồng thời giúp chúng tôi tìm ra các giải pháp chung.
Điểm thứ ba, qua đó chúng tôi cũng có thể phác thảo những cách thức hội tụ các quan điểm của chúng tôi, mặc dù tôi lưu ý rằng Tổng thống đã đề cập đến vấn đề này trong bài phát biểu của mình, là xung đột Ukraine. Tôi sẽ bay đến Kiev vào ngày mai để gặp Tổng thống Zelensky. Tất nhiên, chúng tôi đang làm tất cả những điều này với sự phối hợp của Thủ tướng Olaf Scholz, người mà với ông ấy chúng tôi đã phối hợp các quan điểm của mình vài ngày trước. Ngày mai tôi sẽ gặp ông ấy vào buổi chiều ở Berlin. Chúng tôi tiếp tục nỗ lực theo định dạng Normandy để thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk và để giải quyết xung đột ở Donbas.
Tại cuộc họp gần đây của các cố vấn Định dạng Normandy, đã đạt được các thỏa thuận nghiêm túc về việc ngừng bắn, và chúng ooi phải tiếp tục tiến các bước cụ thể để thực hiện các thỏa thuận này một cách rõ ràng và đầy đủ. Chúng tôi đã có thể tiếp tục một số vấn đề kỹ thuật trong quá trình đàm phán.
Tôi muốn hoan nghênh những nỗ lực của Tổng thống Zelensky, nghĩa là các nghĩa vụ cụ thể mà ông ấy đảm nhận trong định dạng này và đối với tất cả chúng ta, đặc biệt là việc rút lại đạo luật không phù hợp với các thỏa thuận Minsk, mà Tổng thống Putin đã đề cập đến điều này. Đạo luật này đã được rút lại theo sáng kiến của Tổng thống Zelensky. Tôi cũng đã nhận được lời giải thích chi tiết từ Tổng thống Putin về tin đồn rằng một số dự luật cũng đang được đề xuất ở Nga, nhưng ông ấy trấn an chúng tôi rằng điều này sẽ không xảy ra nếu nó không phù hợp với các thỏa thuận Minsk. Và bây giờ tình hình đã ổn định, chúng tôi phải tiếp tục làm việc trên cơ sở này, điều này rất quan trọng đối với hòa bình và ổn định ở châu Âu, vì xung đột này là trung tâm của căng thẳng mà chúng ta đang trải qua hiện nay. Và tất nhiên, điều cần thiết là Nga và Liên minh châu Âu phải giải quyết vấn đề này để có thể tiến lên trong quan hệ của chúng ta.
Chúng tôi cũng đề cập đến một số vấn đề khác, đặc biệt là xung đột giữa Armenia và Azerbaijan. Ở đây tôi muốn bày tỏ sự vui mừng rằng 8 tù nhân đã được trả tự do sáng nay. Trung tâm khủng hoảng ở Pháp của chúng tôi đã cung cấp một chiếc máy bay để vận chuyển họ. Thứ 6 tuần trước, Thủ tướng Pashinyan, Tổng thống Aliyev và tôi đã tổ chức một cuộc họp video qua cầu truyền hình, trong đó các vấn đề về người mất tích, người tị nạn, vấn đề biên giới, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, cũng như một số yếu tố khác bảo đảm sự ổn định đã được đề cập đến trong tương lai.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Putin, chúng tôi đã bày tỏ quan điểm chung về một số vấn đề. Tôi muốn hoan nghênh vai trò của quân đội các vị ở biên giới trong giai đoạn khó khăn ở Armenia và Azerbaijan. Ngoài ra, trong khuôn khổ các thỏa thuận hiện có của nhóm Minsk, cả Pháp và Nga đều đóng vai trò thích hợp.
Chúng tôi cũng đề cập đến vấn đề Iran trong bối cảnh Mỹ và châu Âu có những sáng kiến gần đây. Về vấn đề này, lập trường của chúng tôi cũng tương đồng. Tôi sẽ không nói về vấn đề này nhiều, chỉ muốn nhấn mạnh rằng bây giờ, vào thời điểm nghiêm trọng này đối với an ninh tập thể và hòa bình của chúng ta ở châu Âu, mà các quốc gia của chúng ta đang trải qua, chúng tôi đã có thể thảo luận về các yếu tố khác nhau và hiểu được sự khác biệt trong cách giải thích, hiểu được sự phân kỳ của các quan điểm, nhưng cũng có sự tương đồng về quan điểm. Tất cả điều này cho phép chúng ta tiến lên phía trước. Tôi nghĩ rằng cả hai chúng tôi đều tin tưởng không có giải pháp lâu dài nào có thể thực hiện được nếu không có dàn xếp chính trị và ngoại giao.
Trong những ngày và tuần tới sẽ có cơ hội tổ chức các cuộc tham vấn và tiếp xúc bổ sung với tất cả các đối tác châu Âu, với các đồng minh của chúng tôi, cũng như với Ukraine và các nước khác trong khu vực.
Chúng tôi sẽ có cơ hội trong những ngày tới để một lần nữa nói chuyện qua điện thoại về vấn đề Ukraine và an ninh tập thể của chúng tôi. Chúng tôi muốn xây dựng một khuôn khổ tin cậy, cho phép chúng tôi tiến lên phía trước. Ý chí của chúng tôi là duy trì sự ổn định, hòa bình và khởi động lại các cơ chế tin cậy cho châu Âu của chúng tôi. Đây là trách nhiệm tập thể của chúng tôi.
Tôi muốn nói rằng Pháp một lần nữa nói
lên cam kết đi theo hướng này.
Cám ơn vì sự quan tâm của các bạn.
***
Câu hỏi: Chào buổi tối, các quý Ngài Tổng thống!
Xin hỏi mỗi người một câu hỏi.
Thưa Tổng thống Putin, một câu hỏi đơn
giản: ông có định xâm lược Ukraine không?
Và ông có thể nói, liên quan đến Mali, rằng chính phủ của ông không liên quan gì đến lính đánh thuê đang có mặt ở Mali?
Thưa Tổng thống Macron, trong 5 năm nay,
ông đã có những bước tiến về phía Nga, nhưng ông đang nhận được những kết quả
khá thất vọng. Điều này được minh chứng bằng cuộc khủng hoảng mà ông đã nói, và cũng bởi sự hiện diện của lính đánh thuê Nga
ở Mali, điều này đã thúc đẩy tình cảm chống Pháp và thậm chí còn đặt ra câu hỏi về sự hiện diện của chúng ta ở đó. Hành động của ông ở đây có ý nghĩa gì không?
Vladimir Putin: Trước tiên, về vấn đề Mali, Ngài Tổng thống (Pháp) đã nhiều lần nêu vấn đề này, chúng tôi đã thảo luận với ông ấy và ông ấy biết rõ lập trường của chúng tôi. Chính phủ Nga, nhà nước Nga không liên quan gì đến các công ty hoạt động ở Mali. Theo chúng tôi được biết, chưa có bình luận nào từ phía lãnh đạo Mali liên quan đến hoạt động thương mại của các công ty này.
Đó là, theo logic chung áp dụng cho NATO, các thành viên của Liên minh và các thành viên tương lai của Liên minh, nếu Mali đưa ra lựa chọn làm việc với các công ty của chúng tôi thì Mali có quyền làm như vậy. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh, bây giờ tôi sẽ nói thêm chuyện khác với Ngài Tổng thống sau cuộc họp báo, nhà nước Nga không liên quan gì đến việc này. Có lợi ích thương mại của các công ty của chúng tôi, họ thương lượng với lãnh đạo địa phương.
Chúng tôi sẽ xem xét điều này kỹ hơn một lần nữa, nhưng chúng tôi không có gì để làm với điều này. Đó là thứ nhất.
Thứ hai, về tình hình ở Ukraine và về những gì chúng tôi đã nói là gây ra mối quan tâm của chúng tôi. Tôi đã nói ở đây, tại nơi này vài ngày trước, trong cuộc họp báo sau cuộc đối thoại của chúng tôi với Thủ tướng Hungary. Tôi muốn lặp lại logic này một lần nữa. Chúng tôi kiên quyết chống lại sự mở rộng của NATO với các thành viên mới ở phía đông, bởi vì điều này gây ra mối đe dọa chung cho chúng tôi đối với sự mở rộng hơn nữa của NATO đến biên giới với chúng tôi. Chúng tôi không tiến đến NATO, mà NATO đang tiến về phía chúng tôi. Do đó, để nói rằng Nga đang hành xử một cách hung hăng, không thích hợp ở mức độ tối thiểu với logic hợp lý. Thì chúng tôi, có lẽ đã phải bê biên giới đến một nơi nào đó? Cơ sở hạ tầng của NATO đã tiếp cận chúng tôi. Đó là điều thứ nhất.
Thứ hai. Tại sao việc kết nạp Ukraine vào NATO lại nguy hiểm như vậy? Có một vấn đề. Các nước châu Âu, bao gồm cả Pháp, cho rằng Crimea, chẳng hạn, là một phần của Ukraine, trong khi chúng tôi cho rằng nó là một phần của Liên bang Nga. Và nếu các nỗ lực được thực hiện để thay đổi tình hình này bằng các biện pháp quân sự, và các tài liệu học thuyết của Ukraine khẳng định Nga là kẻ thù thì việc đòi trả Crimea bằng các biện pháp quân sự là hoàn toàn có thể.
Hãy tưởng tượng rằng Ukraine là thành viên của NATO. Điều 5 đã không bị bỏ qua, ngược lại, ông Biden, Tổng thống Hoa Kỳ, mới đây đã nói rằng Điều 5 là mệnh lệnh tuyệt đối và sẽ được thực hiện. Điều này có nghĩa là sẽ có một cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và NATO. Và tôi đã hỏi trong một cuộc họp báo lần trước: chúng ta có nên gây chiến với NATO không? Nhưng tôi cũng muốn hỏi các bạn, phần thứ hai của câu hỏi này: thế các bạn có muốn gây chiến với nước Nga không? Các bạn hỏi độc giả của mình, khán giả, người sử dụng các nguồn Internet: các bạn có muốn Pháp chiến đấu với Nga không? Nhưng đó là cách nó sẽ có được câu trả lời.
Mối quan tâm của chúng tôi cũng được quyết định bởi các vấn đề liên quan đến an ninh chung của châu Âu.
Đối với Donbass, giới lãnh đạo Ukraine, lúc thì họ nói sẽ thực hiện các thỏa thuận Minsk, lúc nói sẽ phản lại chúng, rồi họ lại nói sẽ không bao giờ làm điều này, "nó sẽ phá hủy nhà nước Ukraine". Tôi chỉ nói rằng. Thế thì họ sẽ có hay họ sẽ không? Đó là vấn đề.
Họ nói về bảo đảm an ninh từ phía chúng tôi. Và ai sẽ cho chúng tôi các bảo đảm an ninh? Các nhà chức trách Ukraine đã hai lần cố gắng giải quyết vấn đề Donbass bằng vũ lực. Sau một lần thất bại khác, các thỏa thuận Minsk xuất hiện, được hỗ trợ bởi một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Vậy họ có hay là không? Hay họ sẽ thử lại một lần nữa? Chúng tôi nên nghĩ gì về vấn đề này? Rốt cuộc, họ đã thử hai lần. Và ai bảo đảm không có lần thứ ba? Đây là tất cả những vấn đề đòi hỏi nhà nghiên cứu thận trọng vì bộ mặt chung của chúng ta.
Tôi rất biết ơn Ngài Tổng thống vì ông ấy đã thảo luận những vần đề này tại Mátxcơva hôm nay. Tôi cho rằng đây là những vấn đề an ninh không chỉ đối với Nga, mà còn đối với toàn châu Âu và thế giới.
Hãy nhìn xem, các đề xuất của chúng tôi
không chỉ bao gồm việc mở rộng NATO mà chúng tôi phản đối, mà còn bao gồm cả điều thứ hai - không triển khai các hệ thống
tấn công gần biên giới của chúng tôi. Nếu tất cả đều muốn hòa bình, yên ổn, thịnh vượng và tin cậy, thì có gì sai
khi không đặt các hệ thống tấn công gần biên giới của chúng tôi? Bất cứ ai cũng có thể trả lời cái gì sai ở đây?
Hay NATO, là một tổ chức hòa bình, thì có gì sai khi quay trở lại cơ sở hạ tầng của NATO vào thời điểm Hiệp ước Nga-NATO ký kết 1997. Đấy, xin mời, và chúng tôi sẽ tạo điều kiện để tăng cường độ tin cậy và an ninh. Có gì sai ở đây?
Chúa ban cho họ nghĩa vụ "mở cửa", mặc dù điều này cũng vậy, vấn đề này vẫn chưa được đưa ra khỏi chương trình nghị sự. Đây là một trong những vấn đề quan trọng đối với chúng tôi và tôi đã giải thích tại sao. Chúng tôi đã thảo luận về tất cả những điều này trong gần sáu giờ.
Ngày mai Ngài Tổng thống sẽ có mặt ở Kiev. Chúng tôi
đã đồng ý, trong mọi trường hợp, ông ấy vạch ra kế hoạch của mình cho các
công việc tiếp theo theo hướng này. Tôi rất biết ơn ông ấy vì đã dành rất nhiều thì giờ cho việc này và cố gắng tìm ra giải
pháp cho một vấn đề quan trọng như vậy đối với tất cả chúng ta.
E. Macron: Để trở lại câu hỏi của quí vị. Tôi nghĩ rằng, trước tiên, Pháp có trách nhiệm phải có mối quan hệ bền chặt nhất có thể với Nga. Chúng tôi là hai quốc gia Châu Âu vĩ đại, các quốc gia lớn trên thế giới. Chúng tôi là hai thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Quan hệ song phương là rất quan trọng đối với chúng tôi, trước hết, vì phát triển chúng và chúng tôi có các giải pháp chung cho các vấn đề quốc tế cấp bách. Chúng tôi đang cố gắng làm điều này, chẳng hạn như vấn đề Iran, cố gắng tìm điểm chung về vấn đề Libya và các vấn đề khác. Chúng tôi có những bất đồng, nhưng chúng tôi vẫn tìm thấy sự thỏa hiệp. Đó là điều hiển nhiên đối với tôi.
Thứ hai, tôi nghĩ Tổng thống Putin và tôi đồng ý rằng Nga là một quốc gia châu Âu. Ai nhìn châu Âu cũng thấy cần phải có khả năng làm việc với Nga, tìm kiếm khả năng để xây dựng tương lai châu Âu và với người châu Âu. Điều này có đơn giản không? Không, nhưng châu Âu không được tạo ra bởi những sáng kiến dễ dàng dẫn đến hậu quả nhất thời. Vì vậy, có phức tạp, nhưng cũng không nên từ chối.
Cuối cùng, đây là thiên chức của Pháp, đây là vai trò của nó. Nửa năm nay, chúng tôi là chủ tịch của EU. Vai trò của chúng tôi là mang tiếng nói của EU và tính đến các hoàn cảnh khó khăn khác nhau trong việc đối phó với các nước láng giềng lớn như Nga, vốn đóng vai trò quyết định đối với an ninh của chúng tôi, nhưng cũng là để lắng nghe tất cả người dân châu Âu. Tôi làm điều này trong những ngày cuối cùng. Ở đây, tôi cố gắng trở thành người có thể góp phần tìm ra con đường đúng đắn này.
Tôi có một niềm tin đơn giản. Nếu chúng tôi không liên lạc với Nga, liệu chúng tôi có tăng cường được khả năng xây dựng hòa bình tập thể không? Không. Chúng tôi đang nhường chỗ cho ai? Đó là điều khác.
Chúng tôi có những bất đồng. Chúng tôi
phải chịu trách nhiệm về điều này. Đôi khi chúng tôi không tiến về phía trước, đó là sự
thật, đó là hậu quả của những bất đồng này. Nhưng ở mỗi giai đoạn, chúng tôi cố gắng tìm ra sự
thỏa hiệp. Tôi tin rằng đây là trách nhiệm của tôi. Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo
đảm rằng những thỏa hiệp này bảo vệ lợi ích của các đối tác và đồng minh của
chúng tôi. Vì vậy, trong những ngày và tuần tới, chúng tôi sẽ phải đảm nhận công việc khó khăn
này, phải tìm ra những giải pháp mới để bảo vệ những bảo đảm này, nhưng bảo vệ
những nguyên tắc cơ bản của chúng tôi và quan hệ láng giềng của chúng tôi, bởi vì vị trí địa lý của chúng tôi không thay đổi. Do đó, chúng tôi tiếp tục.
Câu hỏi : Chúc buổi tối! Andrey Kolesnikov, báo Kommersant.
Tôi có một câu hỏi dành cho Tổng thống
Nga. Vladimir Vladimirovich, ông đánh giá thế nào về triển vọng giải pháp ở phía đông nam Ukraine? Đó là, nói một
cách đại khái, ông có nghĩ rằng
các thỏa thuận Minsk vẫn còn tồn tại?
Và một câu hỏi cho Tổng thống Pháp về
chủ đề tương tự. Theo như tôi hiểu, ông đã quyết định ở lại qua đêm ở Matxcơva và chỉ sáng mai mới bay đến Kiev, nơi ông dự kiến gặp Vladimir Zelensky. Hãy cho
tôi biết, ông bay đến Kiev
với thông điệp gì, ví dụ như tuyên bố gần đây, về thực tế là các thỏa thuận
Minsk, nếu như chúng được
thực hiện, sẽ phá hủy nhà nước Ukraine và Pháp, như được biết, là
người bảo đảm cho các thỏa thuận Minsk?
Cảm ơn ông.
Vladimir Putin: Đối với các thỏa thuận Minsk, chúng vẫn còn tồn tại và chúng có triển vọng nào đó hoặc không. Tôi cho rằng đơn giản là không có giải pháp thay thế nào khác. Tôi nhắc lại một lần nữa, ở Kiev, họ nói rằng họ sẽ tuân thủ, lúc họ nói điều này sẽ phá hủy đất nước của họ. Tổng thống đương nhiệm gần đây đã tuyên bố ông ta không thích một điểm nào trong các thỏa thuận Minsk này. "Thích, lại không thích – hãy chịu đựng đi, người đẹp của tôi". Nó phải được thi hành. Theo cách khác là không thể được.
Họ không muốn nói chuyện trực tiếp với đại diện của Donbass. Nó được viết thẳng trong điều 12, trong phần của điều 9, điều 11 rằng những vấn đề như vậy sẽ được "thảo luận và nhất trí với đại diện của những vùng lãnh thổ này". Thảo luận và đồng ý với họ. Làm thế nào khác để có thể làm việc sau đó? Không thể. Vì vậy, họ cần phải lấy can đảm, thừa nhận những gì được viết, và không nói trắng thành đen mà hãy làm việc.
Rốt cuộc, ban lãnh đạo đương nhiệm đã đi bỏ phiếu với khẩu hiệu giải quyết vấn đề ở Donbas một cách hòa bình.
Tôi rất hy vọng, điều này cuối cùng sẽ được thực hiện, khi họ nhận ra rằng không thể làm khác được.
Bây giờ cũng một Poroshenko đang bị lật tẩy, bây giờ họ đang buộc tội ông ta phản quốc, họ ám chỉ rằng ông ta đã ký thỏa thuận. Vâng, ông ấy đã ký thỏa thuận, vậy thì sao? Cả nước chấp nhận nó. Điều này được xác nhận bởi một nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
Tôi không đùa khi nói: "Ông bạn biết đấy, thời gian sẽ đến, chúng tôi sẽ sẵn sàng cung cấp cho ông tị nạn chính trị vì lý do nhân đạo". Không phải vì chúng tôi thích hay không thích chính sách của ông ấy, mà vì những lý do nhân đạo. Tôi biết rằng nó sẽ như vậy, khi nhìn xuống mặt nước. Điều như thế đã xảy ra. Đấy, xin mời, bây giờ ông ta đang bị điều tra ở đó.
Nhưng tất cả những điều
này đều là những
việc liên quan đến đấu đá chính trị nội bộ. Tôi kêu gọi họ vượt lên trên điều này và suy nghĩ về
triển vọng lịch sử, về chiến lược
đối với sự phát triển của chính Ukraine, về tương tác với Nga và nghĩ về các điều
kiện an ninh ổn định cho tất cả, công bằng cho tất cả những thành viên tham gia vào đời sống quốc tế.
E. Macron: Để trả lời bạn, tôi sẽ nói một vài điều.
Thứ nhất, Tổng thống Zelensky hiện là tổng thống của một nước mà biên giới có 125.000 quân Nga, vì vậy, vâng, ông ấy mất bình tĩnh. Và điều này đã trở thành tin tức trong những tháng gần đây. Đây không phải là như đầu năm 2021. Vì vậy, tôi muốn, bất chấp mọi thứ, khi bạn trích dẫn những lời gần đây của ông ấy, tôi nghĩ rằng trong bối cảnh các bình luận quốc tế, ông Zelensky vẫn đang cư xử điềm tĩnh, và điều này nên được hoan nghênh.
Thứ hai. Khi các thỏa thuận Minsk được ký kết, không có sự hiện diện quân sự mạnh mẽ nào của Nga ở biên giới và điều này làm thay đổi nghiêm trọng tình hình. Do đó, đây là một điểm rất quan trọng trong cuộc thảo luận của chúng tôi với ông Putin, và đây là điều chúng tôi đang đề cập khi nói về giảm leo thang căng thẳng. Chúng tôi đang nói về biên giới Nga và Belarus.
Rõ ràng là giải pháp cho vấn đề Ukraine chỉ có thể là chính trị, và chỉ có các thỏa thuận Minsk mới có thể là cơ sở cho giải pháp này. "Định dạng Normandy" là định dạng đúng đắn. Tôi nhắc lại, xung quanh bàn ở thể thức này là Ukraine, Nga, Pháp và Đức. Các thỏa thuận này cung cấp các sáng kiến và tiến độ và sẽ được tiến hành trong những ngày và tuần tới. Trên cơ sở này, cách đây không lâu, các cố vấn của chúng tôi đã cùng nhau tập hợp tại Paris. Lần đầu tiên sau nhiều tháng, một thông cáo chung, một quy trình được khởi động lại. Có những vấn đề rất nhạy cảm về cải cách hiến pháp, về bầu cử hiện đang được xem xét, chúng sẽ phát triển trong tương lai gần.
Tôi đã nói với cả ông Zelensky và Tổng
thống Putin rằng chỉ có các thỏa thuận Minsk và định dạng Normandy liên quan
mới thực sự có thể điều hòa và đạt được tiến
bộ về cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Dựa trên cơ sở này, tôi sẽ nói chuyện này vào
ngày mai với ông Tổng thống
Zelensky.
Câu hỏi: Xin chào, chào buổi tối, các quý Ngài tổng thống!
Thưa Tổng thống Macron, ông đã đến Matxcơva
và nói chuyện nhân danh nước
Pháp hay nhân danh tất cả người châu Âu? Thủ tướng Scholz hiện đang có chuyến
thăm tới Washington. Có đáng hay không để đi đến Nga nói tay đôi, như Ohlande và Merkel đã làm vào năm
2015, để thể hiện sự thống nhất của châu Âu?
Thưa Ngài Tổng thống Putin, ông Macron có phải là người đối thoại duy nhất của ông ở châu Âu không? Ông đã nói rằng ông ấy là một người giỏi đàm phán. Ông có coi ông ấy là người trung gian để truyền tải thông điệp của ông đến toàn thể người dân Châu Âu không?
Ông Macron có thể trả lời câu hỏi về sự
hiện diện của PMC Wagner không, và nhà nước Nga có liên quan gì đến việc này
không?
Vladimir Putin: Tôi đã nói về vấn đề này.
Tôi đã nói rằng nhà nước Nga không liên quan gì đến việc này. Tôi nói điều này hoàn toàn có trách nhiệm, không có bất kỳ ngữ nghĩa ẩn ý nào. Chính quyền địa phương dưới cấp nhà nước mời họ, cảm ơn họ vì công việc đã hoàn thành, v.v.
Về phần đầu của câu hỏi, tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, tôi đã nói, nhưng tôi rất mong các bạn sau tất cả hãy lắng nghe tôi và chuyển tải điều này đến độc giả, người xem và người dùng trên Internet.
Bạn có hiểu hay không rằng, nếu Ukraine gia nhập NATO và chiếm lại Crimea bằng các biện pháp quân sự, các nước châu Âu sẽ tự động bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự với Nga. Tất nhiên, tiềm lực của tổ chức thống nhất NATO và Nga là không thể so sánh được. Chúng tôi hiểu, nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng Nga là một trong những cường quốc hạt nhân hàng đầu và xét về một số thành phần thì thậm chí còn đi trước nhiều nước trong thời hiện tại. Sẽ không có người chiến thắng, và bạn sẽ thấy mình bị cuốn vào cuộc xung đột trái với ý muốn của bạn. Bạn thậm chí sẽ không có thì giờ để chớp mắt, khi bạn vận dụng điều 5 của Hiệp ước Rome.
Ngài Tổng thống, dĩ nhiên, không muốn một sự phát triển như vậy, và tôi cũng không muốn, đó là lý do tại sao ông ấy ở đây và đã hành hạ tôi trong sáu giờ liên tục với những câu hỏi, sự bảo đảm và giải pháp.
Tôi tin rằng đây là một sứ mệnh cao cả và tôi biết ơn ông ấy vì đã nỗ lực đến như vậy. Về phần mình, chúng tôi sẽ làm mọi cách để tìm ra những thỏa hiệp phù hợp với tất cả các nước. Và trong các đề xuất của chúng tôi, mà chúng tôi đã gửi cho NATO và Washington, không có một điểm nào mà chúng tôi cho là không thể thực thi.
Cũng có một vấn đề hiện tại liên quan đến tình hình ở Donbass. Ông Tổng thống cho biết: Nga đang tiến hành tập trận, đã tập trung một nhóm quân lớn. Nhưng Ukraine không tập trung? Cũng có 100 hoặc 125 nghìn người tập trung ở đó, ở Donbas.
Tôi nhắc lại một lần nữa: họ đã cố gắng làm điều này 2 lần - để giải quyết vấn đề Donbass bằng các biện pháp quân sự, và họ không che giấu điều đó, họ sử dụng thiết bị kỹ thuật, hàng không. Và ai sẽ cho chúng tôi bảo đảm rằng điều này sẽ không xảy ra? Đây cũng là một câu hỏi chính đáng của chúng tôi. Đây là một tổ hợp phức tạp, đó là lý do tại sao chúng tôi đã đối thoại trong nhiều giờ.
Tôi hy vọng rằng ngày mai Ngài Tổng thống - vâng, tôi hiểu rằng không
có vấn đề nào dễ dàng ở
đó, ông ấy cũng sẽ gặp khó khăn ở Kiev, nhưng chúng tôi đã đồng ý rằng sau khi
tham khảo ý kiến của giới lãnh đạo Ukraine, chúng tôi cũng sẽ gọi
điện và nhận một số loại phản hồi mà giới lãnh đạo Ukraine hiện tại tin rằng có
thể chấp nhận được đối với họ, điều gì là không thể chấp nhận được,
nó sẽ diễn biến như thế nào. Tùy thuộc vào điều này, chúng tôi sẽ xây dựng các
bước đi tiếp theo và
của riêng chúng tôi.
E. Macron: Trước tiên, tôi muốn cam đoan với bạn rằng: chúng tôi đang phối hợp rất rõ ràng với Thủ tướng Scholz. Tôi đã ở Berlin hai tuần trước , và kể từ đó tôi đã trao đổi với ông ấy vài lần. Ngay sau khi chúng tôi trở về - ông ấy về từ Washington, tôi về từ Matxcơva - chúng tôi sẽ nói chuyện.
Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Liên minh Châu Âu trong 6 tháng, tôi đã trao đổi quan điểm với tất cả các đồng nghiệp của mình, những người bị ảnh hưởng chính bởi tình trạng này và những người có mối quan tâm đặc biệt về chủ đề này. Trong những ngày gần đây, đã có rất nhiều cuộc tham vấn như vậy, bao gồm cả với Anh và Mỹ - mỗi bên 2 lần. Các cuộc tham vấn rất chặt chẽ. Thủ tướng cũng sẽ đến vào tuần tới.
Những gì tôi đang làm bây giờ rất khác so với tình huống của năm 2008 hoặc 2014. Không phải là một "cuộc chiến nóng", như trường hợp của Gruzia hay Ukraine, mà là một căng thẳng rất nghiêm trọng, rất hiếm khi xảy ra ở châu Âu trong những thập kỷ qua - và như bạn hiểu, phần lớn đây là vấn đề giữa Nga và NATO, chúng tôi đang nói về an ninh tập thể của chúng tôi. Chúng tôi đang bắt đầu quá trình, nhưng nó rất khác so với các tình huống bạn đang đề cập. Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục các cuộc tham vấn này và trên cơ sở cuộc thảo luận hôm nay, chúng tôi sẽ tiến tới và cố gắng khởi động một cơ chế mới. Bởi vì tình huống là mới và câu trả lời là rất khác nhau.
Về phần Wagner, câu trả lời của ông Tổng thống là rất rõ ràng. Pháp chỉ công nhận nhà nước cuộc chiến chống khủng bố. Do đó, chúng
tôi đưa ra quyết định liên quan đến các quốc gia có chủ quyền về các vấn đề
chống khủng bố và phối hợp chặt chẽ với khu vực - ở đây chúng tôi tham khảo ý
kiến của ECOWAS và Liên minh châu Phi.
Câu hỏi : Nếu có thể, tôi muốn quay lại chủ đề
về bảo đảm an ninh. Ông đã đề cập
đến nó, nhưng ấn tượng chung là sau khi NATO và Washington phản hồi các đề xuất
của Nga, chủ đề này bằng cách nào đó bị che đậy hoặc, như chúng tôi nói ở Nga,
họ đã "diễn" nó.
Về điều này, tôi muốn hỏi. Ông Macron, ông có
nghĩ rằng vấn đề đưa ra bảo lãnh cho
Nga đã đóng đối với người châu Âu? Và ông thấy đâu là cách để giải quyết vấn đề
này?
Ông Putin, tôi muốn ông làm rõ. Nga đã
nhận được câu trả lời. Ông sẽ làm gì tiếp theo?
Và tôi cũng xin trở lại lời của ông – ông đã trích dẫn một trong những lập luận mà
các đối tác của chúng ta nói với chúng ta về Liên minh, về bản chất hòa bình. Tôi
cũng muốn nhắc lại lập luận rằng NATO không phải là một tổ chức quân sự, mà là
một tổ chức chính trị. Và một lập luận nữa - rằng các quyết định trong NATO được
đưa ra bởi sự đồng thuận, tương ứng, vì một số thành viên của Liên minh chống lại sự gia
nhập của Ukraine, và điều này sẽ
không xảy ra. Ông thấy thế nào với những lập luận như vậy? Khi ở trong tình huống này, ông lo ngại điều gì?
Cảm ơn.
Vladimir Putin: Về bản chất quân sự hay phi quân sự của
tổ chức, tôi nghĩ rằng tôi đã nói ở đây. Vụ đánh bom Belgrade, Iraq, cùng
Syria, sự khởi đầu của chiến dịch ở Afghanistan, v.v. Như thế không phải là quân sự? Cái nhất mà không
phải là quân sự.
Liên quan đến thực tế là một số nước NATO chống lại việc kết nạp Ukraine hoặc Gruzia vào Liên minh. Tất nhiên, chúng tôi biết về điều này, chúng tôi đã nghe điều này nhiều lần. Sau đó, tôi có một câu hỏi: nếu đúng như vậy, tại sao năm 2008 các nước đó ở Bucharest lại ký một văn bản mà theo đó họ mở cửa cho các nước này gia nhập tổ chức NATO?
Nói chung, bạn hiểu, sau 30 năm chúng tôi đã thuyết phục không làm một, hai, ba điều - chỉ là họ hoàn toàn coi thường các mối quan tâm, yêu cầu và đề xuất của chúng tôi!
Vâng, thưa Ngài Tổng thống, và trong một cuộc đối thoại - có lẽ, Ngài Emmanuel sẽ không giận tôi – khi tôi nói: “Chính các ông đã vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ. Các ông đã thực hiện những nghĩa vụ nhất định bắt đầu từ năm 1975, Đạo luật Helsinki, v.v. và văn bản cuối cùng được thông qua vào năm 2010 ở Astana, nói về bình đẳng an ninh cho tất cả. Các ông không thể tạo ra một môi trường an toàn bằng cách xâm phạm sự an toàn của người khác. Chính các ông đã xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ. Đây là một vấn đề cấp bách của Ukraine”.
Không thực sự, hoặc không hề như thế. Chúng tôi phải chăng đã thực hiện hoạt động nào ở Crimea hoặc ở một nơi nào khác với một quốc gia bình thường và với một chính phủ bình thường? Không. Không bao giờ làm điều đó. Thậm chí còn không có nó trong đầu. Nhưng tại sao các nước phương Tây lại ủng hộ đảo chính nhà nước? Từ thời điểm đối với chúng tôi, quyền lực ở Ukraine, nguồn gốc của quyền lực là từ một cuộc đảo chính, chứ không phải ý nguyện của nhân dân. Vâng, dĩ nhiên là có sự lặp lại tiếp theo, bầu cử, bầu cử lại sau đó, nhưng ban đầu, quyền lực đã bị chiếm đoạt bằng vũ lực, bằng biện pháp vũ trang, bằng đổ máu. Trong những điều kiện này, chúng tôi buộc phải bảo vệ những người sống ở Crimea. Làm thế nào khác? Tại sao lại đặt chúng tôi vào vị thế này?
Rốt cuộc, đại diện của một số nước đã đến vào năm 2014, các nước châu Âu ký tên, bảo đảm tiến trình chính trị theo quy trình hòa bình - ba ngày sau đó, họ nắm chính quyền bằng vũ lực.
Chính họ không thực hiện bất cứ điều gì, nhưng họ đòi thi hành gì đó từ chúng tôi? Đừng chơi trò như vậy, đó là một cái hộp cát tồi. Chúng tôi không thích trò chơi này.
Nhưng tôi đồng ý, bây giờ có cái này có cái kia. Chúng tôi cần tìm cách thoát khỏi tình trạng này. Ngài Tổng thống và tôi đã làm việc này trong vài giờ. Chúng tôi dự định sẽ tiếp tục làm việc theo hướng này.
Về những gì chúng tôi sẽ làm tiếp theo. Bây giờ chúng tôi chuẩn bị phản hồi bằng văn bản mà chúng tôi nhận được từ Brussels và Washington (nói chung, tôi đã thông báo với ông Tổng thống với các điều khoản chung về điều này), và gửi nó đến Washington và Brussels. Quả thực có những điều có thể thảo luận. Đúng, chúng chỉ mang tính chất thứ yếu, nhưng dù sao. Dù tất nhiên, chúng tôi sẽ tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề chính.
Vì một số lý do, các đối tác của chúng tôi yêu cầu chúng tôi không công bố câu trả lời mà chúng tôi đã nhận được. Đồng ý rằng điều này là lạ, phải không? Nếu chúng tôi gửi công khai thì chúng tôi phải giấu giếm gì dư luận nước mình, họ đã trả lời chúng tôi điều gì? Tôi sẽ không công khai mọi điều khoản, mà chỉ tập trung tất cả vào các vấn đề chính - NATO không phổ biến vũ khí hạt nhân, không triển khai hệ thống tấn công gần biên giới của chúng tôi, trở lại cơ sở hạ tầng NATO vào năm 1997 - không có điểm nào trong số này đơn giản là không thể đưa ra quan điểm hoặc thậm chí câu trả lời là "không" hoặc "có", có cảm tưởng rằng chúng tôi thậm chí đã không đưa ra những câu hỏi này, chúng chỉ đơn giản là bị họ bỏ qua. Chúng tôi thấy có những đề xuất và khuôn sáo chính trị về một số vấn đề nhỏ.
Tôi không nghĩ cuộc đối thoại của chúng
tôi kết thúc ở
đây. Bây giờ chúng tôi sẽ hình thành câu trả lời, nhìn nhận của chúng tôi, và gửi nó đến Washington
và Brussels. Ngài Tổng thống đã được thông báo ngắn gọn về thực chất của quan điểm của chúng tôi.
E. Macron: Phát biểu khai mạc của Tổng thống và trả lời của ông ấy cho thấy có những bất đồng, hiểu lầm và cách NATO và Nga nhìn nhận vấn đề này khác nhau trong những thập kỷ gần đây. Đó là một sự thật. Bởi vì trong Hiến chương Paris, mà chúng tôi đang nói đến, cũng được viết rõ ràng giấy trắng mực đen về việc tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nhân quyền - và những nguyên tắc này cũng đã bị vi phạm, và làm điều này không phải là NATO. Do đó, rõ ràng cả NATO và Mỹ đều không thể đồng ý với mọi yêu cầu của Nga trong bối cảnh áp lực quân sự rất nghiêm trọng, như tôi đã nói, ở biên giới với Ukraine. Và trong một tình huống mà mỗi ngày đều có tin tức về sự bùng nổ thù địch.
Tôi đã nghe những lời nói của ông Tổng thống, tôi thấy sự sẵn sàng của ông ấy để tiến tới tìm một giải pháp chính trị, nhưng có một căng thẳng rất nghiêm trọng. Do đó, việc tìm kiếm thỏa thuận và một giải pháp chính trị không có nghĩa là chúng tôi đồng ý về mọi thứ. Nó chỉ đơn giản có nghĩa là một quá trình đã bắt đầu.
Trao đổi thư tín - nó có cho phép tìm ra giải pháp trong một quá trình phức tạp như vậy hay không? Đối với tôi, dường như vào thời điểm hiện tại chúng tôi đã cạn kiệt khả năng của mình ở đây. Liệu mọi thứ có thể được giải quyết chỉ bằng cách giải quyết vấn đề với NATO? Không, tôi cũng không tin vào điều đó. Đây là một vấn đề rất quan trọng, nhưng cũng có những vấn đề khác cần được giải quyết để bảo đảm an ninh tập thể của chúng tôi. Chúng tôi đã nói về nó ngày hôm nay.
Tôi bị thuyết phục và đó là lý do tại sao tôi ở đây: chúng tôi cần làm việc tập thể để cả Nga và Hoa Kỳ, châu Âu và tất cả các đồng minh cam kết, để cụ thể, trước tiên, thoát khỏi những hiểu lầm trong quá khứ càng nhiều càng tốt, bởi vì chúng tồn tại, để đối phó với những tổn thương của chúng ta, vốn ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta nhìn nhận sự phát triển của châu Âu trong 30 năm qua, dẫn đến những đánh giá hoàn toàn trái ngược và quan trọng nhất là tìm ra những giải pháp hữu ích. Đối với tôi, điều đó rất rõ ràng - sự ổn định theo quan điểm quân sự và trong ngắn hạn. Tránh bất kỳ hành động khiêu khích hoặc leo thang nào. Đó là lý do tại sao tôi đến đây, đến Matxcơva, và tôi sẽ đến Kiev vào ngày mai.
Trên cơ sở này, đối thoại với tất cả các bên - NATO, Mỹ, EU - phải tiếp tục đối thoại để tìm ra giải pháp trong ngắn hạn và trung hạn. Cho mục đích gì? An toàn của tất cả. Bởi vì không có an ninh cho người châu Âu nếu không có an ninh cho Nga.
Đây là những gì tôi nghe được khi nói chuyện với các đồng nghiệp của mình ở Estonia, Lithuania, Latvia, Ba Lan và các quốc gia khác. Họ có cùng nỗi sợ hãi, họ cùng cảm thấy rằng các thỏa thuận đã bị vi phạm, rằng họ được thông báo, sẽ không triển khai quân đội, nhưng đã không làm như vậy.
Do đó, chúng tôi cần các quy trình dựa trên sự sáng suốt giảm thiểu leo thang. Chúng tôi phải làm điều này cùng nhau, bởi vì chúng tôi sống ở cả hai phía của biên giới chung. Những tuần tới nên dành cho những vấn đề này. Chúng tôi cũng phải xây dựng an ninh đồng thời tôn trọng chủ quyền và độc lập của các quốc gia không phải là thành viên của EU hoặc NATO nhưng nằm trong khu vực. Ví dụ, đó là Belarus, Ukraine, tất nhiên, Georgia, Moldova - những quốc gia có chủ quyền và độc lập phải được tôn trọng, vì đây cũng là một phần an ninh chung của chúng ta. Điều này cũng phải được tính đến.
Đối với Ukraine, vâng, chúng tôi biết giải quyết các vấn đề an ninh trong khuôn khổ nào - các thỏa thuận Minsk và định dạng Normandy, nhưng cũng cần thảo luận các vấn đề khác một cách thẳng thắn và minh bạch.
Ổn định, tạo điều kiện để giảm leo thang - điều này ngụ ý việc tạo ra các cơ chế mới dựa trên các giá trị của chúng tôi và những gì chúng tôi đã thống nhất trong 30 năm, nhưng nhìn vào sự khác biệt hiện tại của chúng tôi và tình hình hiện tại, cần phải tìm các giải pháp chung mới để duy trì sự ổn định và an ninh.
Tổng thống Putin và tôi đã cân nhắc một số lựa chọn, tôi sẽ làm việc với những lựa chọn này và tôi biết rằng ông ấy cũng đang có những phản ứng trước NATO và Hoa Kỳ.
Chúng tôi sẽ tiếp tục và tăng cường cuộc
đối thoại này - chúng tôi sẽ nói chuyện lại sau một vài ngày. Chúng tôi sẽ phát
triển các sáng kiến mới cùng với tất cả những người tham gia và các bên liên
quan. Tôi chắc chắn chúng tôi sẽ đạt được kết quả. Nó sẽ không dễ dàng, nhưng
tôi chắc chắn rằng điều này sẽ có kết quả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét