Khẳng định vai trò của con người với tư cách là động lực của cách mạng xã hội
chủ nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần
có những con người XHCN". Xây dựng con người mới là mục tiêu chiến lược.
Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu những quan điểm có tính phương pháp luận rất cụ
thể:
Thứ nhất, con người ta ai cũng có cái tốt, cái xấu. Cái tốt, cái xấu trong
mỗi con người không phải bất biến mà luôn thay đổi, biến hóa. Vì vậy, xem xét
đánh giá con người không nên chấp nhất; sử dụng con người phải khéo nâng chỗ tốt,
khéo sửa chỗ xấu, Người dạy: "Mỗi con người đều có thiện và ác trong lòng,
ta phải làm cho phần tốt ở mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị
mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng".
Thứ hai, con người ta dù tốt, xấu "đều có tình"; vì vậy, khi đánh
giá con người không thể chỉ dùng lý mà phải có tình, phải nhìn thấy nhân bản của
mỗi con người, ngay khi họ có khuyết điểm, sai lầm.
Thứ ba, con người ta ai cũng có khuyết điểm, chỉ không làm việc thì mới
không có sai lầm, nhưng không phải vì khuyết điểm, sai lầm nhất thời mà đánh
giá họ là người xấu, là con người bỏ đi, mà đập cho tan nát; phải có lòng tin
vào cái thiện, vào tương lai tốt đẹp.
Thứ tư, con người luôn gắn liền với tập thể, với xã hội; vì vậy, đánh giá từng
con người phải gắn với đánh giá tập thể, phải đặt trong môi trường nhất định và
xuất phát từ yêu cầu của tập thể, cộng đồng và xã hội mà họ sống và hoạt động.
Người chỉ rõ: "Sinh trưởng trong xã hội cũ, chúng ta ai cũng mang trong
mình hoặc nhiều hoặc ít vết tích xấu xa của xã hội đó về tư tưởng, thói
quen". Đánh giá con người phải thông qua quá trình rèn luyện và thử thách
trong hoạt động thực tiễn, "qua hoạn nạn mới rõ người trung".
Những quan điểm cơ bản trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong xem xét,
đánh giá con người là cơ sở để đặt ra những yêu cầu, nội dung và biện pháp xây
dựng con người mới trong chiến lược con người của cách mạng XHCN hiện nay, đó
là:
Thứ nhất, bồi dưỡng con người về trí tuệ:
Cách mạng XHCN là một sự nghiệp hết sức mới mẻ, lâu dài, đòi hỏi con người
XHCN phải có trí tuệ cao, có kiến thức sâu sắc và toàn diện về nhiều lĩnh vực.
Điều quan trọng là cần nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ và nhân
dân. Người chỉ rõ: "Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho
chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt
mà đi". Cùng với nâng cao trình độ lý luận chính trị, phải nâng cao trình
độ văn hóa, khoa học kỹ thuật của con người mới. Không học tập văn hóa, không
có trình độ văn hóa thì khơng có khả năng tiếp thu những kiến thức của khoa học,
kỹ thuật và do đó không theo kịp yêu cầu phát triển của sự nghiệp xây dựng
CNXH.
Thứ hai, bồi dưỡng đạo đức cách mạng:
Với Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng luôn là cái gốc của con người mới XHCN,
là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người: "Cũng như sông thì phải có
nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc
thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy
cũng không lãnh đạo được nhân dân" và "Muốn xây dựng CNXH phải có con
người thấm nhuần đạo đức XHCN". Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, có đạo đức
cách mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi
bước... Khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần khiêm tốn,
lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công
thần, quan liêu, kiêu ngạo, hủ hóa.
Thứ ba, xây dựng mục đích và lối sống mới:
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến xây dựng mục đích và lối sống của
con người XHCN. Đó là những con người sống có lý tưởng, có bản lĩnh, dù khó
khăn, gian khổ, thiếu thốn đến đâu cũng không từ bỏ lý tưởng cộng sản chủ
nghĩa, không lùi bước, thắng không kiêu, bại không nản. Lối sống của con người
mới là lối sống dân chủ, phấn đấu để trở thành người chủ xã hội và vì quyền dân
chủ của nhân dân; là mình vì mọi người; yêu tự do; lạc quan cách mạng, tin tưởng
ở tương lai...
------------------------------------------------------
Bác Hồ nói về kẻ địch của
xã hội chủ nghĩa...
"Để tiến lên chủ
nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh phải lâu dài và gian khổ. Cần có người cách mạng
là vì còn có kẻ địch chống lại cách mạng.
Kẻ địch gồm có ba loại.
Chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc là kẻ địch rất nguy hiểm.
Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở
cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại không thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó một
cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài.
Loại địch thứ ba là chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tiểu tư sản còn ẩn nấp
trong mình mỗi người chúng ta. Nó chờ dịp - hoặc dịp thất bại, hoặc dịp thắng
lợi - để ngóc đầu dậy. Nó là bạn đồng minh của hai kẻ địch kia."
Bài viết rất hay và hữu ích để học ạ.
Trả lờiXóa