- Chiếc lò đốt bị tháo rời, vứt quanh nhà mỗi nơi một bộ phận. Nó đã thử nghiệm và chứng minh hiệu quả, nhưng cuối cùng, nó rơi vào thảm cảnh. Người nông dân Bùi Văn Kiên chia sẻ về chiếc lò có khả năng đốt rác triệt để và phát điện của mình với phóng viên chiều ngày 7/7/2014. Ông khẳng định phát minh của ông có thể có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường. Người nông dân Bùi Văn Kiên chia sẻ về chiếc lò có khả năng đốt rác triệt để và phát điện của mình với phóng viên chiều ngày 7/7/2014. Ông khẳng định phát minh của ông có thể có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường.
- Chiếc lò đốt bị tháo rời, vứt quanh nhà mỗi nơi một bộ phận. Nó đã thử nghiệm và chứng minh hiệu quả, nhưng cuối cùng, nó rơi vào thảm cảnh. Người nông dân Bùi Văn Kiên chia sẻ về chiếc lò có khả năng đốt rác triệt để và phát điện của mình với phóng viên chiều ngày 7/7/2014. Ông khẳng định phát minh của ông có thể có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường. Người nông dân Bùi Văn Kiên chia sẻ về chiếc lò có khả năng đốt rác triệt để và phát điện của mình với phóng viên chiều ngày 7/7/2014. Ông khẳng định phát minh của ông có thể có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường.
Homemade vòng quanh thế giới!
Vậy có cần phát minh lại cái bánh xe của nhân loại? Dĩ nhiên
là không và cũng không cần nói những điều to tát.
Sản phẩm tay ngang
(nghiệp dư) hay homemade trên thế giới
có hằng hà sa số. Báo chí bao phủ tất tật mọi mặt đời sống xã hội, khoa học kỹ
thuật cho đến miếng ăn giấc ngủ của dân. Nhưng!
Lều báo thiếu hiểu biết khoa học kỹ thuật, những người có
chuyên môn ngại lên tiếng… Và thế là các tay ngang được lên mây như thần đồng,
thiên tài bị vùi dập tài năng và cả đất nước hàng 90 triệu người không ai đủ
trình độ kiến thức để đánh giá tài năng của tay ngang!
Bài viết này không có ý định bôi bác miệt thị những ai tự
mày mò làm ra sản phẩm hữu ích, chỉ muốn nói đôi điều về thực chất vấn đề.
Như đã nói, các sản phẩm dạng này có hằng hà sa số, từ tàu
ngầm tàu nổi, ô tô, máy bay tên lửa đến tàu vũ trụ… đủ mọi loại lĩnh vực. Những
người làm sản phẩm homemade cũng rất đa dạng, từ cậu bé bị cô giáo mắng vì làm
toán sai, cho đến nông dân, kỹ sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu đang tại vị hay đã về
hưu. Nhìn chung, các chủ nhân hàng homemade có thể tạm chia thành 3 loại, tuy
đôi lúc ranh giới không thật rõ ràng:
1. Những người có đam mê, thú vui, tự bỏ tiền bạc công sức
“sáng chế” ra các sản phẩm. Máy bay “Hai lúa” Trần Quốc Hải, Tàu
ngầm Trường Sa ở Thái Bình là 2 ví dụ.
2. Những kẻ mưu đồ tiền tài công danh. Loại này có rất nhiều,
ở VN có tiến sĩ Việt Kiều Chánh Khê với sản phẩm vĩ đại “máy phát điện” chạy bằng
nước. Câu chuyện mới nỏng hổi năm trước, tốn quá nhiều giấy mực và nay im lìm
trong nỗi xấu hổ nhục nhã. Ngay cả những cơ quan khoa học “uy
tín” như NASA, cũng không tránh khỏi trò tay ngang như thế này, nghiên cứu vũ
trụ đi làm nhà sinh vật học: "Sinh vật lạ" của NASA chỉ là "tào lao"?
3. Những người hoang tưởng, thần kinh. Loại này cũng khá nhiều.
Thí dụ, ngay lúc này, lò phản ứng nhiệt hạch (fusion reactor), với hứa hẹn đem
lại nguồn năng lượng vô tận cho nhân loại, hàng chục viện nghiên cứu, các nhà
khoa học tài năng lao tâm khổ tứ hàng chục năm mà không có tiến bộ nào đáng kể.
Thế nhưng vẫn có sản phẩm homemade, thí dụ, cậu trẻ Mỹ Conrad Farnsworth:
Tội đồ và nạn nhân
Báo chí trong trường hợp này cần đóng vai trò khách quan,
phân tích thấu đáo sản phẩm, nhưng thay vì đó nhu cầu giật gân câu khách đã biến
mình thành tội đồ, và các tay ngang thành nạn nhân “tài năng bị vùi dập” còn
công trình “sáng tạo, đột phá” chưa từng có trên thế giới thành thảm cảnh. Thí dụ, lò đốt rác nông dân Thái Bình…
Họ thậm chí sẵn sàng dẫn tây tầu hàn nhật. Nhưng không bao
giờ dẫn ý kiến của những người có chuyên môn tử tế, thậm chí đổ tội cho các cơ
quan chức năng.
Còn những người có thú vui hay đam mê chế tạo càng bị báo
chí làm cho thành hoang tưởng. Thêm vào đám đông net, luôn luôn tin tưởng bất cứ
cái gì báo chí lẳng ra. Càng hoang đường giật gân, đám đông càng cuồng nộ.
Cụ thể trường hợp lò đốt rác nông dân Thái Bình. Thảm cảnh
lò đốt rác phát điện của nông dân Thái Bình, được đăng trên báo Đất Việt. Vô tình hay cố
ý, những câu chuyện kiểu này biến thành cái cớ để chỉ trích, thóa mạ và thậm chí chống
đối cơ quan chức năng và chính quyền bằng những lời lẽ thiếu văn hóa, lỗ mãng
và hằn học, chẳng hạn như ở blog Nguyễn Quang Vinh – trong khi chính những
kẻ to mồm không hề có chút kiến thức nào.
Hoang đường thậm chí bơm thổi: Nông dân Thái Bình làm “nhà máy điện”, cạnh tranh EVN.
Có rất
nhiều người làm chuyên môn hay hiểu biết, nhưng họ ngại lên tiếng vì đám côn đồ
hung hãn ăn theo lều báo.
Chúng
ta xem qua “công trình” đốt rác phát điện của bác nông dân. Ảnh lấy của báo Đất
Việt.
Lò không chắc đã xây bằng gạch chịu lửa? Có đáng gọi
là lò đốt rác?
Cái
được lều báo phán là nồi hơi bằng gang Đông Anh chế tạo, là cái thùng phi 200
lít cắt đáy.
Còn lò đốt 2 tầng là cái thùng phi đặt bên trên cái lò xây!
Đây
mới là nồi hơi chứ không phải cái lò gạch thùng phi bên trên nhà báo ạ!
Và “tôi chưa được cấp chứng chỉ sử dụng cái này của nhà nước”, nhà báo ạ.
Và “tôi chưa được cấp chứng chỉ sử dụng cái này của nhà nước”, nhà báo ạ.
Tua
bin?
Những
bóng đèn đã sáng được 1 lần.
Chúng ta có hàng nghìn cái lò đốt rác đang vận hành khắp
nơi, và các chủ nhân chế tạo của nó cũng không dám lên tiếng vì sự hung hãn của lều
báo và đám fan cuồng. Đây là 1 số:
Có 2
khía cạnh: đốt rác và phát điện. Đốt
rác thì không đáng gọi là cái lò đốt rác, đó là cái lò rèn cũ thì đúng hơn. Còn phát điện, điểm có vẻ khác biệt để
khả quan về phát điện là bác nông dân đốt rác ở nhiệt độ cao.
Có 1 vị người Nhật đã đến xem. Ông này chứng tỏ là người có
nghề. Ông ta đi thẳng vào thực chất khi nói: "Trong sáng chế này cái quý nhất là lò đốt rác ở nhiệt độ cao. Khi
có lò đốt rác này rồi thì nhiệt năng sinh ra có thể làm được rất nhiều ứng dụng
chứ không chỉ phát điện.
Nếu quả thực ông Kiên
có thể đốt rác ở nhiệt độ cao trên 1.400 độ C và làm chủ được nhiệt độ của lò
thì sáng chế của ông là duy nhất trên thế giới mà người Nhật Bản, Trung Quốc,
Nga, Mỹ chưa ai có thể làm được."
Rất hiếm khi thấy người Nhật chỉ trích ai, Đây là 1 câu mà
ông người Nhật nêu nghi vấn! chứ không hề có ý khen ngợi. Người Nhật thường hay
nói như thế. Và lều báo không hiểu, hay cố tình xuyên tạc thành đến cả người Nhật
cũng thấy "Ngọc"!
Làm thế nào để bác nông dân có được 1400 độ C ở cái lò như thế?
Như toàn bộ những gì lều báo trình bày, tất cả vẫn chỉ là ý
tưởng. Phép màu chỉ có trong truyện cổ tích. Toàn bộ “sáng chế” của bác nông
dân là đồ đồng nát, thô sơ chắp vá, không có gì đáng gọi là sáng chế và còn rất
xa mới đạt được mức độ của 1 mô hình phát điện bằng rác. Không có hệ thống bơm,
không có thiết bị điều khiển nhiệt độ, áp suất, điện áp… không có gì cả. Vậy
làm thế nào để có được những con số dưới này ngoài lấy từ trong sách vở?
Cho đến hiện tại, chiếc lò phát điện của ông Kiên đã có thể làm được 1kg rác sản xuất được 1,5kW điện, 1kg gỗ sẽ được 4-5kW điện. Chiếc máy này cho ra giá thành điện sẽ rẻ hơn 80% giá điện hiện hành. Để vận hình chiếc máy này cũng chỉ cần một vài người, hoặc thậm chí chỉ có mình ông Kiên.
"Công việc chính
của người vận hành chỉ là phân loại rác, cho vào guồng, đảm bảo nhiệt độ lò
luôn từ 1.600 độ C đến 2.000 độ C" - ông Kiên cho biết.
Còn đây là số liệu đo đạc của sở KHCN-Thái bình: đã đo 5 điểm và chỉ trong mấy tiếng đốt lò của buổi sáng hôm thử nghiệm tháng 8/2012 đã cho kết quả rất thuyết phục như sau: Tại Nhiệt độ cửa nhập nguyên liệu cho nhiệt độ trung bình là 631,85 độ C, tại nhiệt độ trên thân lò 30 cm cho nhiệt độ trung bình là 902,57 độ C. Liệu "Nhà chế tạo nồi hơi Đông Anh" lại không biết sản phẩm của mình có thể đốt rác sinh hơi?
Đây là số liệu đo đạc khí thải:
Chính bác ta thú nhận: về nồi hơi, tôi chưa được cấp chứng chỉ sử dụng cái này của nhà nước, bơm áp suất để đưa nước vào nồi hơi tôi cũng không có khả năng tiếp cận.
Ai đúng? Số liệu đo đạc của sở chứ không phải số liệu trong
sách. Với công suất nhỏ như vậy đã không đạt 2 thông số quan trọng. Với qui mô
lớn hơn lại càng không đạt, vì có hệ thống xử lý gì đâu. Và ai dám cấp chứng chỉ
cho cái nồi hơi mua trôi nổi không rõ nguồn gốc. Sở KHCN- Thái Bình đã làm
đúng. Nổ nồi hơi chết người ai chịu trách nhiệm?
Một tiểu xảo thường thấy của đám báo chí: làm ô nhiêm nguồn
tin, rồi khai thác tin ô nhiễm như sự thể khách quan. Đây là ví dụ:
Những ngày này, người
dân huyện Thái Thụy (Thái Bình) vô cùng ngạc nhiên về việc một người nông dân
đã hoàn thiện một chiếc máy phát điện có một không hai trên thế giới
khi nguyên liệu để tạo ra điện lại chính từ rác.
Đó chính là ông Bùi Xuân Kiên, một người nông dân chính hiệu với dáng người cao gầy, khắc khổ. Anh cho biết chiếc máy phát điện, chính xác hơn là lò đốt phát điện của anh đã được thai nghén từ nhiều năm nay và chính thức thành công cách đây vài tháng.
Chia sẻ về người nông dân này, trưởng thôn Bùi Khắc Huệ đã hãnh diện: "Ông Kiên là niềm tự hào của chúng tôi, chiếc lò đốt rác phát điện của ông ấy đã hoạt động hiệu quả và với một chiếc lò như vậy hoạt động hết công suất có thể đáp ứng được điện cho 20 gia đình."
Có thể làm ô nhiễm 1 cách rất đơn giản. Thí dụ hỏi: ông Kiên sáng chế cái máy này rất tuyệt vời, thế mà sở KHCN lại cấm. Các bác thấy thế nào?
Rõ ràng trước khi lều báo đến không thể có chuyện người dân Thái Thụy vô cùng ngạc nhiên.... cái máy... có 1 không 2... Đó là tin tức đã bị lều báo làm ô nhiễm như thể mớm cung. Những người nông dân không biết gì cả đã bị ô nhiễm và bị dẫn dắt bởi ý nghĩ tuyệt vời. Nếu họ có biết bác thợ rèn làm máy phát điện đốt rác, họ chỉ có thể nói bác ấy đốt lửa to lắm, điện sáng lắm, dũng miễn phí không phải trả tiền... Nhưng họ đã không thấy tuyệt vời vì được bác Kiên cho 20 hộ gia đình dùng điện miễn phí cả tháng.
Khi lấy tin, họ đã bị cái tuyệt vời làm ô nhiễm ý nghĩ,
và mặc nhiên coi nó là đúng. Nói cách khác, tay nhà báo vung vãi chất thải của
hắn ra rồi lại liếm chính cái thứ chất thải đó. Thứ mà dân mạng gọi ngắn gọn là nhổ và liếm.
Có cái gì là "thảm cảnh"? Không có bất cứ điều gì đáng tin cậy trong toàn bộ câu chuyện
này. Phải nói là lều báo chưa tới tầm cho 1 bản tin đứng đắn, nhưng lại rất giỏi kích động
tâm lý, từ không dựng chuyện thành có, từ có thổi phồng 1 cách quá đáng thành tài năng bị cơ quan chức năng, chính quyền vùi dập một cách quan liêu vô trách nhiệm bằng câu chuyện hoang
đường từ đầu đến cuối. Hậu quả là lều báo đang đào tạo một lớp người dốt nát nhưng lại nhắm mắt hung hãn chống đối chính quyền.
Hãy dừng lại, như thế quá đủ rồi.
Tay ngang đi về đâu?
Đạt được mức ứng dụng thực tiễn là cả một chặng đường gian
khó. Hầu hết các sản phẩm tay ngang đều dừng lại ở mức mẫu vật thí nghiệm, một
số có thể dùng làm triển lãm như “trực thăng hai lúa”.
Vô cùng ít ỏi có ai đó thành công. Phong trào tự phát sẽ
không đi đến đâu, làm gì cũng cần có bài bản, kiến thức và sự chuẩn bị chu đáo
về khả năng kỹ thuật, tiền bạc.
Lều báo không bao giờ biết thông cảm và chia sẻ, chúng tiếp
tục lợi dụng, biến họ thành nạn nhân, lừa dối bạn đọc với ý đồ xấu xa độc ác.
Lệ Rợi cũng là một ví dụ :)
Trả lờiXóaChuẩn, cho xin bê bài này sang trang lều báo nhé! :3
Trả lờiXóaAnh đã đến tận nơi hay là bình luận theo các tấm ảnh đó?
Trả lờiXóaÔng là "nhà" mấy tầng mà gọi người ta là "Lều"?
Trả lờiXóaHoan nghênh bác Trần Duy Khanh đã có bài viết tuy muộn nhưng cần thiết để làm rõ vấn đề "Đốt rác phát điện" ở TB.
Trả lờiXóaSự thật về công nghệ và quy trình vận hành "lò đốt rác phát điện" ở Thái Bình
http://mekongnet.ru/index.php?mod=News&sid=75764
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&CategoryID=2&News=7698
Một đánh giá trong chuyến khảo sát của TS Nguyễn Xuân Quang
http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&News=7684&CategoryID=2
Tao tin ong Kien se thanh cong ruc ro , chung may hay doi ong ay nhe , ong ay de cho bo bang cap cua chung msy vao sot rac
Trả lờiXóa