|
Hồ Cẩm Đào bị đuổi ra ngoài trong Đại hội CPC |
Mang CS ra chế diễu là Putin đã đốt cháy cây cầu phía sau lưng. Cũng
như Putin, ông Tập Cận Bình chủ trương nhà nước Tập quyền, củng cố quyền lực
trung ương. Điều này không dung hòa với Tán quyền cộng sản. Loại bỏ giới “Đoàn
Thanh niên Cộng sản” tân tự do cấp tiến cũng là Tập Cận Bình đã đốt cháy cây
cầu phía sau lưng.
Cả hai đã đốt cháy cây cầu CNCS kết nối với phương Tây, CNCS là
học thuyết của phương Tây, ra đời ở London. Không phải bây giờ CNCS mới bộc lộ
sự thối tha băng hoại của nó, hay lộ ra bản năng cá nhân tham lam độc đoán của
nó. Ngay từ khi ra đời nó đã như vậy, nó ra đời và bén rễ trong sắc dân nông
thôn-bán thành thị bị đào thải trong xã hội công nghiệp hóa. Họ cùng đường, nổi
loạn và mong muốn lật đổ nhà nước. Đã đủ lâu để CNCS mang gen di truyền phá
hoại. Do đó, cứ mỗi lần tiêu diệt CNCS, đất nước lại phát triển. Điều này đã
xảy ra dưới thời Stalin, Putin, Tập Cận Bình.
Các cuộc biểu tình ở Trung Quốc nổ ra, lan rộng ở các thành phố
lớn, Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Nam Kinh, Urumqi (thủ phủ của Tân Cương). Đó
là sự quẫy đạp của phe phái cũ, phe “Đoàn Thanh niên Cộng sản” TQ thân Mỹ trong
ĐCSTQ. Từ sự kiện bất ngờ trong Đại hội XX, Hồ Cẩm Đào (nắm quyền 2002-2012) bị
dẫn giải ra ngoài trong phiên họp là đánh bại nhóm thân phương Tây trong các cơ
cấu quyền lực của CHND Trung Hoa, nhưng các "Đoàn Thanh niên Cộng
sản" còn có một con át chủ bài - khủng bố xã hội.
Phát triển nhanh chóng để lại tình trạng bất ổn ở Trung Quốc kể
từ năm 1989. Lần cuối cùng có các cuộc biểu tình chống Nhật Bản là vào năm 2012
về một vấn đề khá nhỏ liên quan đến tranh chấp các hòn đảo giữa Trung Quốc và
Nhật Bản. Sau đó, nó được chuyển sang một mối đe dọa từ bên ngoài, và vào năm
2022 - hoàn toàn là chính sách đối nội của nhà nước.
Có một lý do và nó khá hợp lý, chính sách Co-vi của ông Tập là “khủng
bố nhân dân”, không có sự tương tự trên thế giới về thời lượng và quy mô. Chưa
từng có ai bị đối xử khắc nghiệt như ở Trung Quốc. Chính sách không khoan
nhượng đối với Co-vi đang tiến triển và bây giờ vấp phải phản ứng.
Nhóm quyền lực "Đoàn Thanh niên Cộng sản" mang tư
tưởng tự do cấp tiến thân Mỹ
Komsomol là một từ bị lãng quên ở Nga nhưng ở TQ vẫn có ý nghĩa
rất lớn. Các nhân vật đi lên từ bệ phóng Đoàn viên không chỉ chiếm các vị trí
lãnh đạo nhà nước cao nhất, mà còn tạo thành một mạng lưới quyền lực bao trùm
gần như toàn bộ TQ. Nhóm này gồm những ai, hệ tư tưởng của họ là gì - và ai sẽ
là người chiến thắng trong cuộc đối đầu giữa "Đoàn Thanh niên Cộng
sản" và "hoàng thân"?
Phó Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Lý Nguyên Triều, Lãnh đạo Chính
phủ Lý Khắc Cường, Trưởng ban Tuyên giáo Lưu Vân Sơn, Chánh án Tòa án Tối cao
Chu Khương, các lãnh đạo các Ủy ban khu vực, bao gồm các khu vực phát triển
nhanh nhất của đất nước như: Thượng Hải, Trùng Khánh, Quảng Đông - tất cả giới
lãnh đạo hàng đầu này, cũng như hàng chục lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố - đã bắt
đầu sự nghiệp của họ từ Đoàn thanh niên Cộng sản. Họ thăng tiến sự nghiệp của
mình phần lớn là do cựu TBT-cựu CTN Hồ Cẩm Đào, người nắm quyền cao nhất ở TQ
các năm 2002 đến 2012. Tất cả đều có chung quá khứ bệ phóng Đoàn Thanh niên,
hình thành phe nhóm thượng tầng độc nhất trong ĐCSTQ. Kể từ khi ông Tập Cận Bình
củng cố quyền lãnh đạo và phát động "đả hổ diệt ruồi”, ở mức ý thức hệ, đã có
cuộc đối đầu tư tưởng đường lối dù ít được công khai. Đó cũng là cuộc đối
đầu giữa phe "hoàng thân" của ông Tập – với những Đoàn viên đã thăng
tiến, tự coi mình là tự do cấp tiến, thân Mỹ và được quyền thừa kế làm nhà
lãnh đạo hàng đầu của TQ.
Con đường qua Thiên An Môn
Đến đầu những năm 80, giới Cộng sản TQ đã phải đối mặt với một
cuộc khủng hoảng quyền lực rộng lớn: cải cách diễn ra ở một quốc gia có nền
kinh tế kế hoạch hóa, đội ngũ Cận vệ Mao đã bộc lộ đen tối hoàn toàn bởi hành
động của những kẻ ông ta đỡ đầu - băng đảng bốn người, bè lũ 4 tên do cô vợ lẽ
Giang Thanh cầm đầu và hàng chục triệu HVB cuồng tín. Nhưng Đặng đã khá khéo phẫu
thuật cắt bỏ khối u ác tính quá lớn này. Ông ta hiểu đốn hạ một cái cây cổ thụ,
sẽ để lại khoảng trống cho cỏ dại, cây độc, giun sán khác sinh trưởng. TQ vẫn
cần một cái tượng và những người cộng sản làm chỗ dựa niềm tin cho dân chúng,
nhưng không liên quan đến "cực tả" của vợ lẽ Mao. Đó là chỗ
để nhóm "Đoàn Thanh niên Cộng sản" kiểu Đặng chui ra và sau này trèo
tít lên ngọn cây như đã thấy.
Tuy nhiên! Đấu trường Thiên An Môn sớm nổ ra, giới thanh niên
trong các trường đại học của đất nước đã cố gắng chứng tỏ là lực lượng đáng
gờm. Chúng tụ tập trên Quảng trường và trung tâm các thành phố đòi tự do, dân
chủ.
Qui mô và tổ chức chứng tỏ có kẻ giật dây và không ai khác phải
ở cấp rất cao, cao nhất là TBT Hồ Diệu Bang, cha đẻ của tổ chức “Đoàn Thanh
niên Cộng sản”. Cuộc đấu Thiên An Môn và cuộc đấu trong đảng vượt ra khỏi tầm
kiểm soát, Đặng đã phải dùng đến quân đội để hành động - các cuộc biểu tình
biến thành bạo loạn và đã bị đàn áp, giải tán.
Kể từ đó, có một sự cân bằng nhất định giữa "hoàng thân
đỏ" và "Đoàn Thanh niên Cộng sản" ở Trung Quốc. Nhưng Thiên An
Môn đã để lại sự chia rẽ sâu sắc trong đảng, nó sâu đến mức là điều cấm kỵ để
được nói tới ở Trung Quốc. Một minh chứng cho điều này, kể từ 1989, mọi vấn đề
liên quan tới Hồ Diệu Bang đều bị kiểm duyệt. Ông ta như thể đã tàng hình biến
mất, nhưng kể từ năm ngoái, nhân vật này đã xuất hiện trở lại, ai đó đã cho
phép.
Sau Thiên An Môn, Hồ Diệu Bang mất hết các chức vụ, nhân sự trong Đoàn Thanh niên cũng bị thay thế hầu hết. Năm 1992, quyền lực ở TQ thuộc
về "người Thượng Hải" Giang Trạch Dân, được cho là, với một số điều
kiện ràng buộc nhất định từ Đặng Tiểu Bình, còn sau đó, 10 năm sau là Hồ Cẩm
Đào.
Hệ tư tưởng định hướng trong tương lai thuộc về Quân đội hay
Đoàn viên?
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là tổ chức nền
tảng của nhà nước Trung Quốc hiện đại. Hồng quân TQ xuất hiện sớm hơn nhiều so
với nhà nước. Đặng và cả Mao đều ít nhiều là những chỉ huy chiến trường, giới
chức trưởng thành trong PLA đã cố gắng thiết lập một nhà nước TQ khả thi theo
tầm nhìn xa về chính trị của họ. Trước cải cách thị trường, gần như toàn bộ nền
kinh tế Trung Quốc đã trong tình trạng quân sự hóa và phụ thuộc nhịp điệu duy
nhất từ quân đội. Quân đội sau này vẫn là nguồn sức mạnh thực sự của chế độ,
thậm chí gần như là khi nói về "đảng" cũng là nói về "quân
đội".
Tuy nhiên, có một khái niệm khác nữa gọi là nhóm "hoàng
thân" – mô tả không chỉ các nhân vật chính trị có di truyền, có ảnh hưởng,
mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với các tập đoàn hùng mạnh mới nổi của Trung
Quốc, nhưng đồng thời, nền tảng chính của họ, của các tập đoàn cũng là từ nguồn
gốc chính quân đội của họ, như mọi khi hay vào vào thời điểm quan trọng, quân
đội sẽ đóng vai trò là người bảo đảm cho việc duy trì trật tự quyền lực. Do đó,
các bước tiến tư tưởng của các “hoàng thân” để khôi phục truyền thống đế chế
Trung Quốc hoặc nỗ lực tạo ra một hệ tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc bành trướng
đều có dấu vết quân đội. Khẩu hiệu mới "một đội quân có khả năng chiến
thắng trong mọi cuộc xung đột" cũng là sự hồi sinh của truyền thống cách
mạng quân sự thời Mao và Bành Đức Hoài, việc tổ chức các cựu chiến binh PLA,
việc hình thành một "think tank" để ra quyết định từ họ là những
đường hướng để bảo đảm quyền lực của "các hoàng thân-hồng quần”. Câu hỏi
liệu Trung Quốc có tham gia vào một "cuộc chiến nhỏ nhưng chiến
thắng" vì lợi ích của giới tinh hoa quân sự hay không vẫn nằm trong chương
trình nghị sự.
"Đoàn Thanh niên Cộng sản" thu hút quyền lực và sự ủng
hộ đông đảo từ dân chúng. Điều này làm cho Trung Quốc ngày càng giống với thời
cổ đại, ví dụ, thời La Mã, nơi yêu nước và quân đoàn bảo vệ nhà nước bị cấm đoán
bởi các tòa án phổ hiến. Thiên An Môn là nơi diễn tập sức mạnh của đám đông,
sức mạnh của sắc nông dân-bán thành thị bất mãn với lòng mong muốn đổi mới và
một bậc thang xã hội nhanh chóng.
Đô thị hóa - di cư và định cư hàng chục triệu nông dân trong
ranh giới thành thị - là một trong những điều kiện chính để giới Đoàn Thanh
niên mở rộng ảnh hưởng. Công cụ khác để mở rộng ảnh hưởng của giới Đoàn Thanh
niên Cộng sản là dân nghèo. Đầu thế kỷ, có đến 300 triệu người nghèo đói ở TQ.
Chính "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đã tỏ ra quan tâm chăm sóc và là cơ
hội tuyên truyền CNCS và mị dân của họ.
Hệ tư tưởng của giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản", gọi
một cách tương đối là cấp tiến, dân chủ cải cách, mang lại quyền tự do bình
đẳng cho tất cả mọi người.
Nếu giới “hoàng thân” là một đẳng cấp khép kín của những ai được
chọn – từ tướng lĩnh quân đội TQ, tuy nhiên gần đây, đã có sự thu nạp ngày càng
nhiều giới trí thức, tinh hoa học thức, sinh viên có trình độ cao, thì
"Đoàn Thanh niên Cộng sản" là ở tầng lớp thấp, số lượng đông từ dân
bán thành thị với khoảng 200 triệu người di cư và nông dân, cũng có giới trí
thức trong các thành viên. Nhưng họ là phe phái khác biệt, ảnh hưởng của
"Đoàn Thanh niên Cộng sản" trong quân đội là rất hạn chế - Thủ lĩnh
Hồ Cẩm Đào cũng từng nỗ lực nắm quân đội, ông ta đã thay thế hàng ngũ lãnh đạo
PLA ít lâu sau khi nắm quyền.
Cho dù nghe có vẻ kỳ lạ trong thời đại công nghệ chính trị,
nhưng quyết định - con đường nào của Trung Quốc sẽ đi trong tương lai là tùy
thuộc phe phái nào thắng thế. Nếu Trung Quốc chọn chiến lược pháo đài, áp dụng
học thuyết đối đầu với Mỹ, với Nhật thì đó là xuất phát từ các “hoàng thân” và
giới tinh hoa chính trị quân sự, còn nếu Trung Quốc đòi hỏi cơ hội bình đẳng,
giá trị phương Tây phổ quát thì đó là phe phái "Đoàn Thanh niên Cộng
sản" đang trên ngựa. Vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát cho câu hỏi này,
thường là có sự hòa trộn của cả hai.
Cái nôi An Huy
"Xương sống" của phe nhóm "Đoàn Thanh niên Cộng
sản", còn được gọi là "Tuanpai - 團派" đến từ tỉnh An Huy - nằm trong vành đai của khúc giữa
dòng sông Dương Tử. Không có gì tình cờ khi An Huy lại là căn cứ địa của
"Đoàn Thanh niên Cộng sản", và cốt lõi khu vực này là An Huy – quê
của Hồ Cẩm Đào, Lý Khắc Cường và Uông Dương – một lãnh đạo chính trị, nhà cải
cách tự do cấp tiến nhất trong ĐCSTQ.
Chắc chắn rất ít người biết, tình trạng bất ổn đầu tiên của sinh
viên đã diễn ra ở đây, ở An Huy, sau đó phát triển thành các sự kiện Thiên An
Môn.
Thủ lĩnh của “Đoàn Thanh niên Cộng sản” Hồ Diệu Bang, đến từ
tỉnh Hồ Nam lân cận, và giới lãnh đạo từ bệ phóng Đoàn khác, ủy viên BCT tương
lai như Hồ Xuân Hoa và Tôn Chính Thành, đến từ tỉnh Hồ Bắc. Do đó, có thể nói
nòng cốt của "Đoàn Thanh niên Cộng sản" là những người đến từ một cụm
khu vực, mà Lý Khắc Cường đặt tên là "Vành đai sông Dương Tử". Nhân
tiện, "Vành đai kinh tế" là một khái niệm khác được chỉ định bởi lãnh
đạo của "các hoàng thân" Tập Cận Bình.
Các "Đoàn Thanh niên Cộng sản" cũng phát triển một
"sườn phía bắc" – là các tỉnh Thiểm Tây và Nội Mông - một thành viên
của BCT xuất thân ở đây là Lưu Vân Sơn; ông này từng nhân vật số 5/7 trong giới
lãnh đạo TQ. Thời nắm quyền Ban tuyên giáo, ông ta thả nổi báo chí truyền
thông, cực tả thái quá theo hướng phương Tây hóa. Con trai Lưu Vân Sơn là Lưu
Lạc Phi, một đại gia chứng khoán, từng được tạp chí Fortune xếp hạng 25 trong
số các nhà giàu châu Á. Có tin tức Lưu Vân Sơn hiện lúc này đã bị bắt giữ.
Một cựu lãnh đạo Mặt trận Thống nhất (liên minh các đảng ở TQ)
là Lệnh Kế Hoạch cũng đến từ khu vực này, còn Hồ Xuân Hoa từng làm việc ở đây
trong một thời gian dài trước khi làm Bí thư tỉnh Quảng Đông.
Thành phần “trí thức” của giới "Đoàn Thanh niên Cộng
sản" đến từ Đại học Bắc Kinh - chính ở đó, là nơi đào tạo khối kinh tế của
Lý Khắc Cường. Nhưng còn một nhóm Đoàn viên khác nữa từ Đại học Thanh Hoa do Hồ
Khải Lập (Hu Qili) – cựu thủ lĩnh Đoàn, thành viên BCT. Trong sự kiện Thiên An
Môn, Hồ Khải Lập công khai ủng hộ giới đoàn viên thanh niên biểu tình và bị trừng
phạt, mất chức uv BCT nhưng vẫn làm Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Máy và
Điện tử đến năm 1998.
Lý Tòng Quân, một thành viên thuộc giới "Đoàn Thanh niên
Cộng sản" xuất thân An Huy - nắm quyền kiểm soát Tân Hoa Xã cho đến năm
2014. Người kế nhiệm là Thái Danh Chiếu đến từ tỉnh Sơn Đông.
Trò chơi rượu mới bình cũ
Không phải đến tận Đại hội XX mà sau hỗn loạn Hồng Kông 2017,
ông Tập Cận Bình đã muốn thay máu chính trị và chuyển đổi hơn nữa cơ cấu nhà
nước cho phù hợp tình hình mới. 2017 là năm bản lề, có cuộc bầu cử ở Hồng Kông
mà giới thân Mỹ đặt nhiều hy vọng sẽ trở thành hình mẫu dân chủ cho TQ. Nhưng
điều này đã không xảy ra, cũng năm 2017 có Đại hội XIX CPC, tại đó một thế hệ
lãnh đạo mới được chỉ định và có kỳ vọng thăng tiến ở các nhà tư tưởng tự do
cấp tiến, xuất thân "Đoàn Thanh niên Cộng sản" Hồ Xuân Hoa - người là
Bí thư Quảng Đông, tỉnh cận kề Hồng Kông, cái ổ bất ổn nhất của TQ. Phương Tây
đã rất kỳ vọng Hồ Xuân Hoa kế nhiệm ông Tập Cận Bình. Có lẽ, ai đó đã mộng
tưởng bất thành Hồ Xuân Hoa làm Tổng thống được bầu đầu tiên của đất nước này,
một phiên bản Gorbachev của TQ.
Bất cứ nơi nào và ở mọi nơi
Sau Đại hội XIX, giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" đứng
đầu các tỉnh và khu vực Hồ Nam, Giang Tô, Quảng Đông, Trùng Khánh, Quý Châu, An
Huy, Thiểm Tây, Hà Bắc và Cát Lâm – không tình cờ, khi hầu hết các tỉnh này nằm
trong "Vành đai Dương Tử", những tỉnh nằm ngoài biên giới của nó có
lãnh đạo người bản địa đến từ cùng khu vực, ngoại trừ tỉnh Cát Lâm ở phía bắc
là một người Mông Cổ. Đó là một sự giảm sút so với trước đó, năm 2013, giới
"Đoàn Thanh niên Cộng sản" nắm chức vụ Bí thư/Chủ tịch của 25/31 tỉnh
thành Trung Quốc. Có thể nói, những năm này, "Đoàn Thanh niên Cộng
sản" gần như kiểm soát hoàn toàn Trung Quốc. Trong số đó, các nhân vật nổi
bật là Hồ Xuân Hoa – Bí thư Quảng Đông; Tôn Chính Tài – Bí thư Trùng Khánh và
Chu Cường lãnh đạo Tòa án Tối cao Trung Quốc. Cả 3 đều vào Ủy ban thường vụ BCT
sau Đại hội XIX.
Nội các Thủ tướng Lý Khắc Cường
Dưới thời thủ lĩnh "Đoàn Thanh niên Cộng sản" Lý Khắc
Cường làm thủ tướng, có 7 người đến từ Đoàn Thanh niên. Họ nắm Bộ Kiểm soát, Bộ
Hành chính Dân sự, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên Đất đai, Bộ
Nông nghiệp và Bộ Văn hóa. Riêng Ttg Lý Khắc Cường trực tiếp nắm 3 bộ. Trong Bộ
Chính trị, giới "Đoàn Thanh niên Cộng sản" có Lý Khắc Cường, Lưu Vân
Sơn, Lý Nguyên Chương (phó Chủ tịch nước), Lưu Diên Đông (phó Ttg), Lưu Kỳ Bảo
(trưởng Ban tuyên giáo) và Hồ Xuân Hoa (chủ tịch Quảng Đông).
Rắc rối của Tập Cận Bình
Với việc ông Tập Cận Bình củng cố quyền lực ở Trung Quốc, một
cuộc chiến chống tham nhũng chưa từng có đã được phát động, nó thường được nhắc
đến với cái tên “đả hổ, diệt ruồi”. Tham vọng thăng tiến của các "Đoàn
Thanh niên Cộng sản" đối với danh pháp đảng dường như đã được sử dụng để
chống lại họ. Ngay từ đầu chiến dịch “đả hổ, diệt ruồi”, nhân vật Chu Vĩnh
Khang – uv BCT, đã trở thành trung tâm của các mũi nhọn. Tuy nhiên, đó cũng chỉ
là bề nổi. Trước đó, đã có sự giận dữ của các "hoàng thân" phải loại
bỏ quyền lực của "Đoàn Thanh niên Cộng sản" Lưu Vân Sơn, uv BCT, lãnh
đạo Ban tuyên giáo. Sau vụ bắt giữ Chu Vĩnh Khang, người ta nói rằng, không có
lá bài miễn tử nào cho bất cứ ai ở Trung Quốc.
Đằng sau công cuộc chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình là cuộc
chiến tư tưởng. Như đã đề cập ở trên, quyền lực của giới "Đoàn Thanh niên
Cộng sản" đến từ sự mộng mị xã hội công bằng, tốt đẹp của sắc dân bần cùng
bán thành thị và nông thôn, đáng tiếc, lại là đông đảo rộng lớn – cũng không
ngạc nhiên, Lưu Vân Sơn, một đồng sự thân cận của Hồ Cẩm Đào và cỗ máy tuyên
truyền trở thành công cụ chính của nhóm này. Bây giờ, khi Lưu Vân Sơn bị bắt,
ngày càng có ít ai nghi ngờ các cuộc "thanh trừng" là nhằm vào giới
"Đoàn Thanh niên Cộng sản" trong khi họ đã cố gắng nắm giữ quyền trong
suốt các thập kỷ qua. Vụ bê bối gần đây liên quan đến "Đoàn Thanh niên
Cộng sản" là việc xuất bản một video cá nhân của người dẫn chương trình
truyền hình nổi tiếng Bi Phúc Kiến bôi đen Mao Trạch Đông trong một khung cảnh
riêng tư. Bi Phúc Kiến gắn liền với Đài truyền hình trung ương TQ và cũng đến
từ Đoàn viên Thanh niên. Có rất nhiều cái tên Đoàn Thanh niên Cộng sản mang họ
"Hu" – phát âm gần như là “Hổ” và có lẽ không tình cờ khi “Đả hổ,
diệt ruồi” là chiến dịch của ông Tập nhằm vào họ. Đó là Hổ Cẩm Đào, Hổ Diệu
Bang, Hổ Khái Lập, Hổ Xuân Hoa; còn TQ được Mỹ ca ngợi là con Hổ mới nổi ở châu Á.
Tiếp theo là gì?
Phía sau các “hoàng thân” của ông Tập Cận Bình là quân đội, còn
đằng sau "Đoàn Thanh niên Cộng sản" – là tuyên truyền và ảnh hưởng
trong giới quần chúng. Các “hoàng thân” đang cản lại xu hướng tự do hóa thân Mỹ
ở TQ, họ cản trở vấn đề Hàn Quốc, coi Hồng Kông, Đài Loan là mảnh đất của TQ và
coi Nhật Bản, Mỹ là đối thủ. Khi TQ mạnh lên, sự ủng hộ từ “hoàng thân” của ông
Tập Cận Bình sẽ chỉ tăng lên, trong khi "Đoàn Thanh niên Cộng sản"
đang giảm tốc tăng trưởng, còn lượng các nhân vật liên quan đến các
vụ bê bối tham nhũng ngày càng lớn. Sự cân bằng đã mất đi khi các thành phần
“hoàng thân” mới đi vào trong cơ cấu BCT. Điều này được khẳng định qua Đại hội
XX gần đây, quyền lực của ông Tập Cận Bình và phe "hoàng thân" được
củng cố, gần như tất cả các nhân vật cao cấp của "Đoàn Thanh niên Cộng
sản" đã bị loại bỏ.
Không có đường lùi, các "Đoàn Thanh niên Cộng sản" sẽ
phải tiếp tục tấn công để duy trì quyền lực. Biểu tình chống phong tỏa Co-vi
gần đây là cuộc tấn công phản đối của họ nhằm vào chính sách “Zero co-vi” của
ông Tập Cận Bình, họ vẫn còn con bài: vận động dân chúng bất mãn biểu tình bạo loạn lật đổ nhà nước, khủng bố xã hội.
Cha đẻ các Đoàn
Thanh niên Cộng sản Trung Quốc là ai!?
Có một
ông già trầm lặng thường ngồi một mình trên chiếc ghế dài trong công viên Regent
ở London. Xung quanh ông ta, các diễn biến xảy ra: đấu tranh nữ quyền, quyền
của giới chuyển giới, chống áp bức bất công, biểu tình đủ các kiểu, các màu
sắc. Người đó chính là Trần Đại Tôn (陈岱孙), ông ta đã chọn London, cái nôi của CNCS để
sinh sống những năm cuối đời.
Năm 1900,
Trần Đại Tôn sinh ra ở Trung Hoa. Cậu trẻ sớm theo học tại trường Cao đẳng
Anh-Trung, ngôi trường Helin Yinghua có các giáo viên người Anh và người Mỹ này
được thành lập vào năm 1881 bởi một ngân hàng và đặt dưới sự giám hộ của người
Mỹ.
Trần Đại
Tôn sau đó tiếp tục được đào tạo tại vườn ươm tự do dân chủ Harvard. Năm 1926,
Trần Đại Tôn trở về Trung Quốc và giảng dạy tại ĐH Thanh Hoa. Sau đó, Trần Đại
Tôn làm Viện trưởng Viện Kinh tế và Tài chính Trung ương Bắc Kinh và là giáo sư
tại ĐH Bắc Kinh trong rất nhiều năm.
Sự trống
rỗng trong thuyết giáo Marx khiến CNCS không có gì để vận hành trong thực tế,
đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Không có gì để vận hành, không có gì để phát
triển. Sự trống rống đó là chỗ để các học trò thân Mỹ của Trần Đại Tôn nổi lên.
Tại Đại
hội CPSU cuối cùng của cuộc đời, năm 1952, Stalin nói rằng: “Tôi thấy cần loại bỏ một số yếu
tố Chủ nghĩa Marx, gắn một cách giả tạo vào xã hội của chúng ta…”. Còn Putin
nói, giáo lý CNCS là cóp nhặt, có thể đọc thấy ở bất cứ nhà thờ nào. Đúng, CNCS
chỉ tốt đẹp trên giấy, thì có thể đọc trên giấy thứ tương tự trong Kinh thánh,
nguyên bản, cổ truyền hơn. Còn trong thực tế, không thể ứng dụng, không thể vận
hành ở bất cứ đâu. Làm thế nào để 3 thằng học việc nhân danh Chuyên chính vô
sản đòi lãnh đạo ông thợ cả trong nhà máy?
Trần Đại
Tôn để lại nhiều thế hệ học trò, trong đó có Lê Yên Ninh (Li Yining), người
sinh cùng năm với George Soros và được coi là cha đẻ của thị trường chứng khoán
Trung Quốc vào năm 1990 cũng như khởi động công cuộc tư nhân hóa các công ty
nhà nước TQ. Ba anh em nhà Lê Yên Ninh đều nắm giữ các vị trí quan trọng trong
các trường Đại học về tài chính và kinh tế ở TQ.
Trong
cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, Lê Yên Ninh đã gặp may khi chỉ bị đày về nông thôn,
dọn cỏ vườn trong 6 năm. Nhưng dưới thời Đặng Tiểu Bình, ông ta đã thăng tiến
trở lại và là một trong những nhà lý luận chính về "tự do hóa và mở cửa hòa nhập". Vào những năm 1980, Lê Yên Ninh được coi là “hạt giống đỏ” như
Gaidar và Chubais ở Liên Xô. Cũng giống như thế, đề xuất tư nhân hóa quy mô lớn
các doanh nghiệp nhà nước của Lê Yên Ninh chỉ dành cho các tay chơi lớn. Giới
đầu tư tài chính quốc tế đã đến Trung Quốc nhờ sự tự do hóa và mở cửa của Đặng.
Các học
sinh học các trường đạo Tin lành Anh-Mỹ ở Trung Quốc năm xưa, đã quay trở lại
để mua và họ đã kiếm được hàng nghìn tỷ đô la nhờ đúng cậu học trò cũ học
trường này.
Cũng
không ngạc nhiên, con nhang đệ tử Cộng sản của Lê Yên Ninh khá nhiều, ba nhân
vật dưới này là tiêu biểu:
- Lý Khắc
Cường, thủ tướng Trung Quốc (2013-2023), ông này nói năm 2020 rằng, “Trung
Quốc có 600 triệu người ăn xin”, dường như ông ta ám chỉ chính sách phát triển
TQ của Tập Cận Bình là thất bại, trong khi ông Tập hứa hẹn sẽ xây dựng TQ thành
một “Tiểu Khang”, một xã hội thịnh vượng vừa phải. Lý Khắc Cường đi lên từ Đoàn
Thanh niên, là Bí thư Thứ nhất Đoàn các năm 1993-98.
- Lý
Nguyên Triều, bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Thượng hải. Sau đó giữ chức Phó
Chủ tịch nước CHND Trung Hoa từ năm 2013 đến tháng 3 năm 2018. Thời kỳ đó, một
phiên họp của Quốc vụ viện đã phê chuẩn việc mở rộng quyền hạn của Tập Cận Bình
còn Lý Nguyên Triều xin nghỉ hưu. Giấc mộng kế vị Hồ Cẩm Đào của Lý Nguyên
Triều sớm tan vỡ. Ông ta đau sót chứng kiến cảnh phe nhóm suy tàn, phe hoàng
thân Tập Cận Bình lên ngôi.
- Lục Hạo
năm 28 tuổi, anh ta đã là lãnh đạo của một nhà máy với 5.000 công nhân – chứng
tỏ cũng là người có tài năng. Sau này, Lục Hạo làm Bí thứ thứ nhất Đoàn Thanh
niên các năm 2008-13, rồi làm Chủ tịch tỉnh Hắc Long Giang ở tuổi trẻ nhất TQ
cho chức vụ này. Khi đó, ông ta báo cáo: "Lương của những người thợ mỏ
được trả liên tục". Biết được điều láo toét này, họ đi biểu tình phản đối
và đòi lương. Lẽ ra, Lục Hạo đã bị sa thải, nhưng lại được phe nhóm che chắn và
lên cao hơn, trở thành Bộ trưởng Bộ Tài nguyên vào năm 2018 và phó Thị trưởng
Bắc Kinh. Một thời, Lục Hạo được đánh giá là có tiềm năng làm "lãnh đạo
thế hệ thứ 6" (aka TBT vào năm 2020). Nhưng sau đó, sự nghiệp chính trị
của Lục Hạo đã đi xuống. Đến tháng 6 năm 2022, ông này chỉ còn giữ chức vụ vô
thưởng vô phạt, trưởng một Trung tâm tư vấn nào đó.
Các tác
phẩm mà Trần Đại Tôn để lại không nhiều, chủ yếu đề cập lĩnh vực kinh tế:
"Lịch sử lý thuyết kinh tế", "Từ kinh tế học cổ điển đến Marx:
Giới thiệu tóm tắt về sự phát triển của một số lý thuyết chính" (Nhà xuất
bản Nhân dân Thượng Hải, 1981).
Nhưng tất
cả bây giờ chỉ là cát bụi. Trần Đại Tôn chết năm 1997, ông ta sống thọ, nhưng
không đủ lâu để chứng kiến các học trò bị Tập Cận Bình hạ bệ, đặc biệt là không
thấy được cảnh Hồ Cẩm Đào bị đuổi ra khỏi phòng họp ngay tại Đại hội đảng,
không thấy được CNCS thân Mỹ của ông ta chết như thế nào.
|
Trần Đại Tôn, nhà kinh tế Marxist |