Cuộc trò chuyện của Stalin với A.M. Kollontay


(Ghi chép của đại sứ Nga tại Thụy Điển A. M. Kollontai tháng 11-1939; Đây là phần trích dẫn từ nhật ký của A.M. Kollontai, lưu trữ tại Bộ ngoại giao Nga, do nhà sử học M. I. Trush thực hiện. [c. 611])

Tháng 3 năm 1938, phát xít Đức chiếm nước Áo 1 cách trắng trợn. Sự sát nhập này không hề bị phản đối từ cả Anh hoặc Pháp. Hội quốc liên (League of the Nations) cũng không hề phản ứng. Vào tháng 9, Chamberlain và Daladye gặp Hitler, phía họ đã kết liễu Czechoslovakia bằng sự phản bội. Đức sát nhập vùng Sudetsky.

Các lãnh đạo USSR đặt hy vọng vào cuộc đối thoại Sô Viết-Anh-Pháp (tháng 3 đến tháng 5-1939) với đề nghị ký kết hiệp ước phòng thủ chung giữa 3 cường quốc. Tuy nhiên, vì sự phản đối của các đồng minh Anh, Pháp và Ba Lan cũng như sự tẩy chay của phương Tây, đối thoại đã bị hủy bỏ và hợp tác quân sự của các thành viên trở thành không thể. Liên Xô không còn cách nào khác để trì hoãn mối đe dọa quân sự ngoài chấp nhận đề nghị của Đức và ký kết hiệp ước không xâm lược ở Moskva ngày 23 tháng 8 năm 1939.

Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Đức tấn công Ba Lan. Thế chiến 2 trở thành thực tế. Ngày 28 tháng 9, tại Moskva ký thỏa thuận giữa Liên Xô và Đức về thiết lập biên giới phía tây của Liên Xô gần đúng “giới tuyến Kerzon” mà Anh, Pháp và Mỹ đề nghị như biên giới giữa Liên Xô và Ba Lan năm 1919. Các cuộc thảo luận về hiệp định Xô-Đức vẫn tiếp tục, người ta đánh giá về chúng rất khác nhau, đôi khi trái ngược.

Trong tình thế chiến tranh ở châu Âu, quyền về một vùng đệm an toàn đòi hỏi Liên Xô cần củng cố biên giới với Phần Lan. Tại thời điểm đó, ở Moskva đang diễn ra các cuộc đối thoại với đại diện Phần Lan. Chúng khó khăn và chậm chạp. Báo chí tác nghiệp theo phỏng đoán, nghe ngóng. Đại sứ Liên Xô tại Thụy Điển A.M. Kollontai cũng vậy, không có đủ thông tin, và để định hướng đã quyết định về Moskva tham vấn các nhà ngoại giao, lãnh hội cách giải thích quan điểm của Liên Xô.

Sau khi đến khách sạn Moskva, Aleksandra Mikhaelovna bắt đầu gọi cho V. M. Molotov.

"Tôi, – Kollontai nhớ lại, – Tôi ngồi và đợi tiếp tân của Molotov gọi [c. 606]. Đợi qua mấy tiếng. Thư ký quay lại từ văn phòng ném vào tôi cái nhìn nhanh gọn:

Không, tất cả vẫn chiếm chỗ, hãy đợi Cuối cùng thì cánh cửa văn phòng Molotov cũng mở ra trước tôi:

– Hãy vào đi, Vyacheslav Mikhaylovich đang đợi bà.

Molotov bắt đầu cuộc nói chuyện với những câu hỏi:

Bà đến để chạy chọt cho người Phần Lan của mình?

– Tôi đến để thông báo miệng cho đồng chí, dư luận xã hội nước ngoài về các cuộc đối thoại bị phá vỡ với Phần Lan như thế nào. Hẹn gặp riêng sẽ làm thành bản báo cáo đầy đ và khách quan. Tôi cảm thấy, Moskva không hình dung nó sẽ gây ra cuộc xung đột của Xô Viết với Phần Lan.

– Dân Scandinavia tin vào tấm gương Ba Lan rằng, chúng ta sẽ không cho bọn phát xít 1 thời gian ân huệ.

– Tất cả các lực lượng tiến bộ ở châu Âu sẽ đứng về phía Phần Lan.

– Đó là bà gọi bọn tư bản Anh và Pháp là lực lượng tiến bộ? Chúng ta biết rõ âm mưu thâm độc của chúng. Thế còn dân Thụy Điển của bà như thế nào? Liệu họ có giữ tuyên bố trung lập không?

Tôi cố gắng nói vắn tắt, nhưng kể chính xác cho Molotov những hậu quả không thể tránh khỏi, sẽ gây ra chiến tranh như thế nào. Không chỉ Scandinavian, mà cả các nước khác sẽ ủng hộ Phần Lan.

Molotov ngắt lời tôi về điều này.

– Ý bà nói cái gọi "các lực lượng tiến bộ" – là của tư bản Anh và Pháp? Tất cả điều này được chúng ta cân nhắc.

Thông tin của tôi bị Molotov bác bỏ cương quyết. Molotov vài lần nhắc lại với tôi 1 cách nghiêm nghị rằng, không có một khả năng nào đ thỏa thuận với Phần Lan. Ông liệt kê các cơ sở đ đối thoại với Phần Lan mà theo đó có được sự đảm bảo cho biên giới của chúng ta, không vi phạm chủ quyền của Phần Lan, đền bù cho người Phần Lan vì biên giới lùi hơn lên phía bắc. Tất cả đ nghị của Liên Xô với các đại diện Phần Lan chỉ nhận được câu trả lời có sẵn: "Không, chúng tôi không chấp nhận".

Các lập luận như thế đã không được chú ý, điều này tạo ra ấn tượng rằng chính phủ Phần lan đã quyết định cho mình vấn đề không tránh khỏi chiến tranh với Liên Xô. Tuy nhiên, chính phủ Liên Xô, như bộ trưởng nói, quan tâm dến sự trung lập của các nước bán đảo Scandinavia.

– Cần thiết phải làm mọi thứ có thể đhọ không đi đến chiến tranh. Một mặt trận chống chúng ta sẽ nhỏ hơn – Molotov nói lúc chia tay Kollontai. [c. 607]

Với cảm giác hơi thất vọng, mệt mỏi và trách nhiệm nặng nề, tôi chậm rãi về khách sạn, nhớ lại chi tiết cuộc gặp với Molotov, – Aleksandra Mikhaelovna viết. – Cố gắng giải quyết càng nhanh càng tốt các vấn đề công vụ với ngoại giao, bộ ngoại thương và trở về Stockholm. Có 1 mong muốn, đặc biệt sau khi gặp Molotov, là gọi cho Stalin. Trong thâm tâm, tôi đã định 1 vài lần, nhưng khi hiểu ra tất cả tình cảnh đang hình thành, thì đó là thời khắc căng thẳng và trọng trách đ vào Stalin, Tôi không thể làm phiền ông

Vài ngày bận rộn trôi qua. Tôi đã giải quyết xong hầu như mọi việc và chuẩn bị ra đi. Bỗng nhiên có cuộc điện thoại gọi đến.

– Đồng chí Aleksandra Mikhaylovna Kollontai?

Vâng. Tôi nghe.

– Stalin mời gặp đồng chí. Bà có thể đến không? Vào lúc nào thì tiện cho bà?

Tôi trả lời là bất cứ phút nào, khi đồng chí Stalin cần.
Một khoảng yên lặng. Có lẽ là thư ký báo cáo cho Stalin.

– Bây giờ được không?
– Dĩ nhiên là được.

– Bảy phút nữa sẽ có xe đón ở sảnh chính khách sạn Moskva. Tạm biệt, Aleksandra Mikhaelovna.

Tôi một lần nữa có mặt tại văn phòng của Stalin ở Kremlin. Ông đứng dậy khỏi bàn làm việc và tiến lại phía tôi, mỉm cười, bắt tay thật lâu, hỏi thăm sức khỏe và mời ngồi.

Bề ngoài trông Stalin mệt mỏi và lo lắng, nhưng bình thản, tự tin mặc dù linh cảm thấy sức nặng khối đá tảng đang đè lên mình như thế nào. Đó là tôi cảm thấy thế với nỗ lực đặc biệt, khi Stalin bắt đầu đi tới đi lui dọc cái bàn dài. Đầu ông như thể tụt xuống đôi vai dưới sức nặng to lớn. Ngay sau đó Stalin hỏi: "Vấn đ đồng chí và trung lập Scandinavia của đồng chí sẽ như thế nào?"

Trong khi tôi tập hợp vắn tắt và trả lời xúc tích, Stalin nói về đối thoại với đại diện Phần Lan Moskva, về việc đã đàm phán 6 tháng mà chẳng đi đến đâu. Đại diện Phần Lan đã rời Moskva giữa tháng 11 và hơn nữa đã không quay lại với “chỉ thị mới” như đã hứa. Hiệp định cần thiết để đảm bảo hòa bình cho thế giới và 2 láng giềng USSR và Phần Lan bị bỏ lại không được ký kết. Stalin cảm thấy phiền toái nhưng không chút lo lắng. [c. 608]

Nhìn chung cuộc nói chuyện diễn ra xung quanh tình hình diễn biến với Phần Lan. Stalin khuyên đại sứ quán tăng cường việc nghiên cứu tình hình các nước Scandinavia đ ngăn chặn xung đột, liên quan đến sự xâm nhập của Đức vào các nước này nhằm lôi kéo chính phủ Na Uy, Thụy Điển và gây ảnh hưởng đến Phần Lan. Và như th kết luận, ông nói, "Nếu như không làm được việc ngăn chặn nó, thì hãy đ nó ngắn và ít đ máu. Thời gian đthu xếpvà “đối thoại” đã hết. Trên thực tế cần chuẩn bị đ giáng trả và chiến tranh với Hitler".

Tôi cảm thấy như bị đánh bởi một cái gì đó. Lần đầu tiên tôi cảm thấy sao chiến tranh lại gần đến thế. Cuốn sổ tôi mang theo mình đã rơi khỏi tay từ lúc nào, tôi mang nó vào Kremlin với Stalin đ ghi chép tất cả

Lần này, cuộc nói chuyện kéo dài hơn hai giờ. Tôi không để ý thời gian đã nhanh chóng trôi qua. Stalin nói chuyện với tôi, cùng lúc, như thể suy tư lớn tiếng với chính mình. Ông đụng chạm vào nhiều vấn đề: sự thất bại của Mặt trận Bình dân ở Tây Ban Nha, nói rất nhiều về những anh hùng của cuộc đấu tranh này. Nó chỉ kéo dài vài phút. Ý kiến chính của ông tập trung vào tình hình của nước ta trong thế giới, vai trò và tiềm năng của nó. "Về vấn đề này, - ông nói, - kinh tế và chính trị là không thể tách rời." Nói về các ngành công nghiệp và nông nghiệp, ông nêu tên một số người chịu trách nhiệm và hàng chục tên lãnh đạo các xí nghiệp, nhà máy, xưởng và cán bộ nông nghiệp. Đặc biệt, ông lo ngại về tái trang bị của quân đội, cũng như vai trò của tuyến sau trong chiến tranh, cần phải tăng cường cảnh giác biên giới và trong nước. Và, để kết luận, ông nhấn mạnh:

"Tất cả những điều này nằm trên vai nhân dân Nga. Vì rằng nhân dân Nga – là dân tộc vĩ đại. Dân tộc Nga – là dân tộc thân thiện. Dân tộc Nga – có trí tuệ trong sáng. Họ như sinh ra để giúp đỡ các dân tộc khác. Dân tộc Nga mang lòng dũng cảm lớn lao, đặc biệt là trong thời kỳ khó khăn, trong thời kỳ nguy hiểm. Họ độc lập. Họ có tính cách cứng rắn. Họ là người thâm trầm. Họ có mục đích. Vì vậy họ có trọng lượng hơn, so với các dân tộc khác. Có thể dựa vào họ mỗi khi gặp tai họa. Dân tộc Nga - Bất khả chiến bại, Bất diệt".

Tôi cố để không bỏ sót một lời nào, viết nhanh đến nỗi gãy cả bút chì. Tôi đã vụng về sao đó khi cố lấy cái thứ 2 ở trên bàn đến nỗi gần làm đổ cả giá để bút. Ông nhìn, cười và đứng dậy châm cái tẩu của mình…

Nghĩ về vai trò của cá nhân trong lịch sử, trong quá khứ và tương lai, [c. 609] Stalin nêu ra nhiều cái tên – từ Macedon đến Napoleon. Tôi cố không bỏ qua, ông bắt đầu từ đâu trong danh sách những cái tên Nga.

Bắt đầu bằng hoàng tử Kiev, Rồi tôi nghe kể đến Alexander Nevsky, Dmitry Donskoy, Ivan Kalita, Ivan Grozny, Peter I, Alexander Suvorov, Mikhail Kutuzov. Kết thúc bằng Marx và Lenin.

Tôi xen vào, muốn kể về vai trò của Stalin trong lịch sử. Nhưng chỉ nói: "Tên ông sẽ đi vào…” Stalin giơ tay ngăn tôi lại. Tôi lúng túng. Ông tiếp tục:

"Nhiều vấn đề trong đảng chúng ta và nhân dân sẽ bị xuyên tạc và xúc phạm trước hết là ở nước ngoài, và cả ở nước ta cũng vậy. Zionism, kẻ đang thèm khát thống trị thế giới, sẽ trả thù chúng ta tàn bạo vì những thành công và thành tựu của chúng ta. Chúng trước hết vẫn coi Nga là một nước man rợ, như một phần lệ thuộc nguyên liệu. Và tên tôi cũng sẽ bị nói xấu, vu khống. Tôi sẽ bị đ cho rất nhiều tội.

Zionism thế giới sẽ tìm mọi cách đ hủy diệt Liên Minh của chúng ta, đ Nga không bao giờ có thể đứng dậy được. Sức mạnh của Liên Xô - là tình đoàn kết các dân tộc. Mũi nhọn của cuộc đấu sẽ trước tiên nhằm phá vỡ tình đoàn kết này, nhằm giựt Okrain (Ukraina) ra khỏi Nga. đây, cần phải nói thêm, chúng ta vẫn chưa làm hết tất cả. Đây vẫn là lĩnh vực lớn để làm việc.

Chủ nghĩa quốc xã đang nổi lên hàng đầu với sức mạnh kỳ lạ. Nó sẽ nhấn chìm chủ nghĩa quốc tế và chủ nghĩa yêu nước vào một lúc nào đó, vấn đ chỉ là vào lúc nào. Các nhóm dân tộc chủ nghĩa đang xuất hiện trong phạm vi quốc gia và các xung đột. Sẽ có nhiều lãnh đạo hèn mọn, phản bội trong các quốc gia.

Nhìn chung, tiến triển tương lai sẽ đi đến chỗ phức tạp hơn và thậm chí theo cách điên đảo, sẽ có những bước ngoặt nghiệt ngã. Vấn đ là chỗ, phương Đông sẽ đặc biệt bị kích động. Nảy sinh các tương phản rõ nét với phương Tây.

Tuy nhiên, dù các biến cố xảy ra như thế nào, nhưng thời gian trôi qua, hãy nhìn thế hệ mới sẽ xoay chuyển tình thế và chiến thắng của Đất Mẹ XHCN chúng ta. Những thế hệ mới sẽ đến năm này qua năm khác. Họ một lần nữa dâng cao ngọn cờ của cha ông mình và trả nợ cho chúng ta hoàn toàn xứng đáng. Họ sẽ xây dựng tương lai của mình trên quá khứ của chúng ta.”

"Cuộc nói chuyện này, – Kollontai viết, – đem đến cho tôi ấn tượng không thể phai mờ. Tôi đã nhìn nhận thế giới xung quanh mình theo cách khác. Tôi đã nhờ đến nó giúp đỡ trong tâm tưởng rất nhiều-nhiều lần trong những năm chiến tranh và sau đó, tôi đã đọc lại nó nhiều lần và luôn tìm thấy trong nó những điều mới mẻ, những lối rẽ, những khía cạnh mới. Còn lúc này, [c. 610] trong thực tại, tôi đang thấy văn phòng Stalin trong điện Kremlin. Cái bàn dài của ông và Stalin…

Rời văn phòng, nỗi buồn xâm chiếm lấy tôi. Lúc tạm biệt, Yosif Vissarionovich nói: "Hãy dũng cảm lên. Thời kỳ nặng nề đang đến gần, không được buồn. Cần phải vượt qua chúng”. Và, im lặng mất một lúc, ông nói: "Chúng ta sẽ vượt qua. Chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua! Hãy bảo trọng, giữ sức khỏe, hãy rèn luyện trong chiến đấu!"

Rời Kremlin, tôi không đi mà chạy, không chú ý đến ai, nhắc lại mình để khỏi quên, những lời Stalin nói. Đến nhà, Tôi ngay lập tức giở cuốn sổ có các ghi chép của mình, chộp lấy giấy và bắt đầu viết. Tôi nhìn lên đồng hồ. Đã đến đêm. Đồng hồ chỉ 2 giờ kém 10 phút…”

Đối thoại, 1998. No. 8. Tr. 92-94.
Беседа Сталина с А.М. Коллонтай

Источник:
Сталин И.В. Cочинения. – Т. 18. – Тверь: Информационно-
издательский центр «Союз», 2006. С. 606–611 (приложение).

Chữ đặt trong [..] là cuối đoạn text nguyên bản trong ấn bản đặc biệt.


Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...