Bốn điều gửi Việt Tân

Tôi là một Đoàn viên "Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh". Tôi, là một Việt Cộng – một người Việt Nam, yêu Lý tưởng Cộng sản: Lý tưởng bảo vệ, nâng đỡ, giữ gìn phẩm giá, cuộc sống cho những người nghèo, những người kém ưu thế trong xã hội.

Tôi xin có vài lời gửi đến các người.

Thứ nhất, các người hãy thôi nói về tự do ngôn luận.

Thật là kì quặc khi các người - những kẻ cầm súng bắn gục những nhà báo Việt Nam chân chính ở Mỹ, lại mở mồm rao giảng về tự do ngôn luận. Phải chăng da mặt các người dày hơn da trâu?

Tự do ngôn luận là khái niệm có tính tương đối. Xã hội loài người luôn có nhiều người xấu hơn là người tốt, nếu để tự do ngôn luận tuyệt đối, ai muốn nói gì thì nói, chắc chắn những dư luận xấu sẽ tràn ngập khắp mọi nơi và làm băng hoại đạo đức loài người. Đó là lý do nước nào cũng có những cơ quan kiểm duyệt thông tin.

Thứ hai, các người hãy thôi dạy người Việt Nam về tình yêu nước.

Thật là kì quặc khi các người – những kẻ đã từng khom lưng cúi đầu làm tôi mọi, làm tay sai cho Pháp, cho Mỹ để bức hại đồng bào, phản bội lại khát vọng độc lập, tự do, thống nhất của nhân dân, giờ đây lại rao giảng về tình yêu nước.

Thế thì khác gì Lê Chiêu Thống dạy Quang Trung về lòng trung thành, khác gì Trần Ích Tắc dạy Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn về tình thần dân tộc?

Các người không có tư cách dạy nhân dân Việt Nam về tình yêu nước. Các người càng không có tư cách dạy Việt Cộng về tình yêu nước.

Hãy tìm Bảy Nhu – người cai ngục ở nhà tù Phú Quốc để biết Việt Cộng yêu nước như thế nào. Có rất nhiều người yêu nước không phải là Việt Cộng: có thể kể đến như Nguyễn An Ninh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, sinh viên Nguyễn Thái Bình... Nhưng Việt Cộng là những người gan góc nhất, kiên cường nhất, bất khuất nhất trước sự dã man, tàn bạo của kẻ thù. Lịch sử nhà tù Phú Quốc và Côn Đảo đã chứng minh.

Chỉ có những kẻ mù lương tri, điếc lẽ phải và ung thư dối trá, mới phủ nhận điều đó.


Thứ ba, các người hãy thôi dạy người Việt Nam về cách chiến đấu bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.

Thật là nực cười khi những kẻ tụt quần đu càng, bán Hoàng Sa cho Tàu lại lên tiếng hướng dẫn những người đã từng đánh bại thực dân Pháp, quét sạch phát-xít Nhật và tống cổ đế quốc Mỹ về nước, đập tan tập đoàn bành trướng Bắc Kinh ở biên giới phía Bắc, thần tốc tiêu diệt bè lũ Polpot (tay sai của Mỹ - Trung), rằng phải làm thế nào để bảo vệ chủ quyền lãnh hải.

Xin lỗi, kinh nghiệm đu càng hay nghệ thuật đu càng sao cho đu không rớt, càng không gãy, khi đu tè không ướt quần, các người cứ dạy lại cho con cháu các người học tập và làm theo. Còn chúng tôi thì không cần đâu nhé.

Thứ tư, các người hãy thôi nói về nhân quyền.

Những người đã từng đập vỡ cổ chai thuỷ tinh, đâm xoáy cổ chai thuỷ tinh vào cửa mình của thiếu nữ Nguyễn Thị Mai, sẽ là người mang đến nhân quyền cho phụ nữ Việt Nam? (Mời đọc Bài ca hi vọng, NXB Tổng hợp Tp.HCM).

Những người đã từng cưa sống 6 lần đôi chân của thanh niên Nguyễn Văn Thương, sẽ là người mang đến nhân quyền cho thanh niên Việt Nam? (Mời đọc Người bị CIA cưa chân 6 lần, NXB Tổng hợp Tp.HCM).

Việt Tân à.

Tôi khuyên các bạn nên dừng lại những trò lố bịch, kệch cỡm và vô sỉ.

Chúng tôi – những người Việt Nam yêu nước, những người Việt Cộng yêu nước tự biết phải làm gì để thay đổi những cái chưa tốt, phát huy những cái tốt ở quê hương chúng tôi. Chúng tôi không có cái khoái cảm đặc biệt khi làm tay sai cho ngoại bang như các bạn, nên các bạn đừng phiền công cuộc xây dựng, đổi mới của đất nước chúng tôi nữa nhé.

Nếu các bạn dừng lại, sám hối với Tổ Quốc, với nhân dân, chúng tôi vẫn xem các bạn là đồng bào. Nếu các bạn tiếp tục ngoan cố, thì chúng tôi đành xem các bạn là giặc vậy.

Thân chào,

Châu Đốc, ngày 30 tháng 4 năm 2015

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày các bạn tụt quần đu càng.

Phan Hưng Duy.

Nguồn: http://sachhiem.net/DOITHOAI/PHD.php

Thời Thổ Tả sưu tầm đăng lại từ Facebook của Phan Hưng Duy.

Cổ tích một nàng công chúa (18+)

Ngày xửa ngày xưa, nơi vương quốc Trái Đất, có một nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm vô cùng. Mái tóc nàng dài đến thắt lưng, óng ả, ngát hương bồ kết. Mắt nàng xanh biếc trong veo. Chiếc mũi cao thanh tú. Miệng trái tim thường mỉm nụ cười nhẹ nhàng, ý tứ. Thân hình nàng đầy đặn, căng tràn nhựa sống. Từng ngón tay, cử chỉ như chứa chan bao tình yêu mến, sự dịu dàng. Giọng nói ngọt ngào, réo rắt như tiếng lảnh lót của loài sơn ca. Nàng tên là Loài Người.

Đến tuổi trăng tròn, bao nhiêu chàng hoàng tử các vương quốc lân cận đến ngỏ lời cầu hôn. Nàng đều từ chối. Cho đến một hôm, tình yêu đầu đời, tiếng sét ái tình đã đánh vỡ thành trì chờ đợi chắn ngang trái tim nàng, để từng đợt sóng tình cuồn cuộn ùa vào làm lòng nàng mát rượi. Nàng đã chọn hoàng tử Duy Tâm, đến từ vương quốc Catholic xa xôi làm bến đỗ cuộc đời. 


Một thời gian sau, Duy Tâm lên ngôi hoàng đế. Những tưởng sẽ hạnh phúc, nào ngờ, vị hôn phu của nàng suốt ngày mải mê cầu nguyện một vị Thiên Chúa thần quyền toàn năng nào đó ở khung trời xa xăm, và vun vén bồi tụ quyền lực chính trị, chứ chẳng đoái hoài, quan tâm gì đến nàng. Trái tim nàng ngày một héo úa đi trong niềm hờ hững, lạnh nhạt vô tình của Duy Tâm hoàng đế. Có những đêm trường trằn trọc, tiếng nấc của nàng trong phòng đơn gối chiếc làm xốn xang đất trời, sông núi. Những dòng nhật ký thấm đượm nỗi bơ vơ, lạc lõng nhoè đi bởi những giọt lệ đài trang, cũng không khiến nàng nguôi ngoai đi… Một đêm nọ, khi nàng đã thiếp đi với đôi mắt sưng húp đẫm nước, cơn gió nghịch ngợm nào đó đã ùa vào phòng, thổi bay tờ nhật ký viết dở ra nơi cửa sổ. Thình lình, một chú chim bồ câu từ đâu bay đến gắp chặt lấy trang giấy và lao mình vút đi.

Bình minh đến, chân trời xa xăm ửng lên màu hồng của những lọn nắng đầu tiên. Hoàng đế Duy Vật của đất nước Vô Thần vừa thức giấc sau mấy đêm liền truy hoan, thác loạn với cung nữ để ăn mừng ngày chàng ngồi lên ngôi báu. Chàng lững thững mệt mỏi bước đi dọc hành lang cao của cung điện Vật Chất nguy ngoa lộng lẫy. Chợt chàng nghĩ đến những người bần cùng của xã hội đang ngày đêm rên xiết trong khi chàng lại hưởng thụ sự xa hoa sung sướng ngất trời. Nhưng chàng vội gạt phăng lòng trắc ẩn bẩn thỉu đó đi, vì cuộc sống này vốn là cuộc đua tranh giành như thế giới của loài dã thú hồng hoang, mạnh được yếu thua. Vật Chất có trước, độc lập với Ý Thức và quyết định Ý Thức. Nên chết là hết, không có Luân Hồi tái sinh nên cũng không có Nhân Quả nghiệp báo. Sống là để hưởng thụ, khẳng định mình, tô điểm cho cái tôi bản ngã của mình bằng sự tiêu thụ vật chất, kiếm tiền lời khen, sự trọng vọng của nhiều người. Vậy thì những gì chàng và bộ máy của chàng đang làm có gì là sai? Ánh mắt rắn rỏi bộc lộ vẻ ngạo nghễ lạnh lùng của chàng rảo quanh ngắm nhìn lãnh địa…

Bên trái là xưởng thuốc súng, vũ khí hoá học. Ở giữa là xưởng thuốc hoá dược chỉ chữa trị triệu chứng mà không chữa dứt gốc rễ bệnh, thậm chí sự can thiệp thô bạo vào cơ thể còn khiến người bệnh mất đi nguồn Chân Âm tiềm tàng, khả năng miễn dịch, năng lực tự phục hồi, mặc kệ, đó không phải là điều xấu đối với chàng, vì duy trì sức khoẻ chúng dân ở mức đủ để họ nô dịch vào chế độ do chàng cai trị là điều duy nhất mà chàng nhắm đến cho ngành y dược. Bên phải là xưởng sản xuất phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ để tận diệt nông nghiệp thuận tự nhiên đa canh luân canh cũ kĩ lạc hậu, buộc người nông dân phải làm thuê độc canh thâm canh trên chính mảnh đất của tiên tổ bao đời. Xa xa kia là viện nghiên cứu kỹ thuật biến đổi gen để đạt được sự thống trị tuyệt đối về lương thực thông qua bản quyền hạt giống. Tất cả đều là những ngành công nghiệp dựa trên sản phẩm chiết xuất của dầu khí. Chàng mỉm nụ cười nửa miệng đầy ác độc, tỏ vẻ hài lòng với vương quyền thống trị không gì có thể lay chuyển của mình. Chợt, một chú chim bồ cầu bay vụt qua mặt chàng rồi biến mất, để lại một tờ giấy đong đưa chong chênh giữa tầng không. Chàng với tay bắt lấy xem, rồi bật lên tiếng cười man rợ.

Vì sao tôi ngừng chê bai, chửi bới đất nước?

Xin chào mọi người.

Xin chào quý khán giả của kênh Giải độc chính trị.

Mình tên là Phan Hưng Duy, hôm nay mình làm video clip này để chia sẻ một chút quan điểm của mình về câu hỏi, “tại sao mình ngừng chê bai, chửi bới sự nghèo nàn, lạc hậu, bất toàn của quê hương đất nước?”. 


Cách đây mấy tháng, mình có đọc được một bài viết (status) trên trang của một người tên là Dưa Leo. Không nhớ rõ lắm là Dưa Leo hay Dưa Chuột. Đại ý là chê bai, giễu cợt sự nghèo nàn, lạc hậu của đất nước so với nhiều nước khác. Hành động đó của anh ta khiến mình chợt nhớ lại ngày xưa, khi mình mới biết lên mạng, cũng nghe đủ thứ chuyện không hay về quê hương đất nước. Quá trời nhiều người chê bai, chửi bới đất nước, đủ mọi luận điểm, chủ đề. Khiến mình sinh lòng, tự ti, mặc cảm, xấu hổ vì là người Việt Nam. Nhưng khi mình trưởng thành, chín chắn, điềm tĩnh hơn, mình mới chợt nhớ lại một lời dạy rất hay, rất đúng của ông bà, cha mẹ khi xưa, lúc mình còn nhỏ:

“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”

Mình giật mình. Thì ra thái độ, quan điểm của mình lúc đó là hết sức bẳng, rất là đoản, nó không có trước không có sau, nó không có hậu, nó không có nghĩa tình và thậm chí nếu như nói một cách nghiêm khắc thì còn thua cả một con chó. Vì con chó nó trung thành lắm. Dù cho chủ có nhậu say nhậu xỉn về chửi bới, đánh đập nó cũng không bỏ đi, có khi người chủ tệ hại đó chết rồi nó còn mò ra mộ nằm ở đó chẳng muốn về.

Sau khi nhớ lại lời dạy của ông bà cha mẹ, mình mới hiểu rằng mình đã từng có những thái độ, quan điểm thua cả một con chó. Từ đó, mình suy nghĩ khác đi. Mình nhận hết, ôm hết những thiếu sót, bất toàn, hạn chế của quê hương đất nước vào trái tim mình, vào trách nhiệm của mình chứ không còn mở miệng lên mặt giễu cợt, vọng ngoại…

Dĩ nhiên, đây chỉ là tâm tình, quan điểm cá nhân, câu chuyện nhỏ của riêng mình thôi. Còn đối với những ai đó vẫn tiếp tục có thái độ thù địch, lên mặt chê bai, công kích, thoá mạ về những điều chưa hoàn thiện, bất toàn của quê hương đất nước.. trong khi thực tâm họ chưa làm được gì nhiều, đáng kể để cống hiễn dựng xây, thì mình không có ý kiến gì, họ có quyền tiếp tục “nói”, tự do “ngôn” luận mà.

Buồn như Tết bên Tây

Châu Âu trời băng tuyết, lạnh ngắt, con cháu ở xa, nghỉ hai ba ngày phép, đi máy bay, hay lái xe hàng trăm cây số để lên ăn bữa cơm với cha mẹ, thấy ngại. Các cụ ở trong trại dưỡng lão được phân cái buồng nhỏ chừng 12 mét vuông, con cháu đến thăm phải thuê khách sạn, lại lóc cóc đến ăn cơm rồi vội về, không hào hứng đón Tết. Còn đón cha mẹ về nhà là cả một vấn đề. Họ ái ngại do phải đi làm, không lo cho thân sinh được.

Lần đầu còn nhớ con cháu, sau cũng quen dần. Trước các cụ còn khỏe, còn gói bánh chưng, làm chả, gọi con cháu đến lấy. Chúng cảm ơn rối rít. Sau chân yếu tay mềm, chẳng làm được, kẻ đến thăm thưa dần, chưa kể có cụ còn đãng trí nhầm đứa nọ ra đứa kia, việc thăm hỏi càng ít nữa.

Thanh niên hiện đại giản tiện nhiều thứ, ngày lễ Tết chẳng còn nhớ cha mẹ, ông bà đang đợi. Nhân vật hoài cổ, nặng kí ức xưa, mấy ai còn sống, bị coi là người của thời “cổ lỗ”. Càng thọ càng đau mỗi khi Tết đến. Con cháu không hiểu, nghĩ các cụ lạc hậu đòi hỏi. Thời đại @, khoa học tân tiến chỉ cần nhấn vào con chuột là cả nhà có mặt trên vi tính dù ở bốn phương trời. Chúng liền mua tặng bố mẹ cái máy vi tính hay điện thoại di động và nhiều đứa con nói thêm một câu xanh rờn: “Ông/ bà/cụ sướng nhé, chúng con mơ đấy”. Nhận món quà quý của con cháu, nước mắt các cụ chảy ngầm bên trong.

Tủ lạnh luôn ắp thức ăn, cần thì có trợ lý xã hội. Các cụ còn mong gì nữa? Con phải đi làm để kiếm sống, con phải tiếp đối tác... Các cụ hiểu. Đêm nằm thầm khóc. Cụ mơ cái ngày xưa ấy… Cha mẹ cụ làm mâm cơm cúng tổ tiên, con cháu chầu chực hạ mâm, xúm lại ăn uống kể trăm thứ chuyện trên đời… Gặp tình huống vui hài, cả nhà cười ran. Chút rượu nồng, nhiều đứa phấn khích kể chuyện mối tình đầu… hứa đem người yêu ra mắt ông bà… Bây giờ, chúng đâu cần ra mắt, chúng sống với nhau từ lâu, không thích cưới xin khỏi ràng buộc.

Các lão niên cứ lủi thủi trong phòng trên dưới 10 mét vuông khép kín. Trước còn sức khỏe, các cụ còn ra chợ châu Á xem đón Tết dù lệch ngày, cho khớp Chủ nhật. Tuổi càng cao, họ chỉ còn đi bộ gần nhà, hưởng sái không khí rớt lại của Tây đón chào năm mới chăng đèn kết hoa.

Năm nay năm Gà, chẳng hiểu vô tình hay hữu ý, Tòa Thị chính tặng quà cho các cụ: hộp thịt gà trống hầm rượu - món đặc sản ở Pháp và chai rượu Beaujolais có hình con gà trống, và hộp sôcôla. Dù tình cờ, đây là niềm vui nhỏ cho người già neo đơn.

Một số cụ may mắn còn có vài họ hàng còn sống ở Việt Nam gọi điện sang hỏi han, chúc Tết. Dù trái giờ, dù sức khỏe không cho phép, cụ cố thức để mong một cú điện. Nhiều cụ, anh chị em ở Việt Nam già cũng mất cả. Thế là hết. Buồng các cụ lạnh tanh, không hoa đào, hoa mai, không mâm cúng tổ tiên… Chỉ có chương trình VTV4 duy nhất làm bạn. Các cụ loay hoay bấm tivi. Ngồi miên man chẳng thiết ăn.

Mặc dù sống trên nửa, thậm chí gần ba phần tư thế kỉ ở xứ người, những đồng bào già của chúng ta cũng không thể “nhập gia tùy tục” mà không khổ tâm, áy náy. Các cụ cay đắng nhớ câu: “Vui như Tết”; rồi thở dài chép miệng: “Buồn như Tết bên Tây.”

St.

Thiên chức của người phụ nữ

Thầy kính thưa bà Phương Loan – chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân của Thanh Hoá. […] Hôm trước thì qua trung gian của Thượng Toạ Tâm Đức – Trưởng ban trị sự Phật Giáo ở đây, nên chúng tôi mới nhận lời mời để có được buổi nói chuyện này. […] 

Kính thưa tất cả quý vị. 

Kinh doanh là một hoạt động có tính xã hội rất là cao. Mà dường như nó ngược lại với thiên chức của người phụ nữ. Từ nghìn xưa, cả từ [các nước phương] Đông sang [các nước phương] Tây đều cho rằng phụ nữ là cột trụ, là hạt nhân của gia đình. Trong hai người, người chồng và người vợ, thì sự phân công của xã hội rất tự nhiên, là người đàn ông phải gánh vác, đi mưu sinh tìm cơm ăn áo mặc cho gia đình và người vợ phải giữ gìn gia đình, phân công hai người ra hẳn như vậy. Nên nếu không có người phụ nữ làm hạt nhân để giữ gìn mái ấm gia đình thì xã hội sẽ hỗn loạn vì gia đình sẽ tan vỡ. 


Đi con đường khác

Khi tìm hiểu lịch sử một căn bệnh, mình có một cách làm khá ngược đời là tìm hiểu trước hết là về lịch sử trước và trong thời kì bắt đầu có căn bệnh đó. Sinh hoạt, tâm lý, tín ngưỡng, văn hoá của con người giữa hai thời kì có gì khác nhau? Sau đó mình đi vào tìm hiểu cùng lúc rất rất nhiều trường hợp bệnh cụ thể, để rút ra những mẫu số chung.

Cho đến bây giờ, con đường này cho mình nhiều trải nghiệm, kết luận mới lạ.

Bạn nào tò mò về nguyên nhân, cách chữa lành tự nhiên các bệnh cũng có thể đi theo con đường đó, mình tin các bạn sẽ thấy yên tâm hơn về các vấn đề sức khoẻ.

Có bạn sẽ nói: "Mình thấy YHHĐ là hoàn hảo rồi. Họ nói gì mình nghe là được".

Thì mình xin ghé tai bạn điều này: "Tiên đề Euclid cho đến nay cũng chỉ là một giả thuyết, chưa được chứng minh. Mà nếu giả thuyết này sai thì xem như nền khoa học đổ vỡ kinh hoàng. Big Bang cũng vậy. Thuyết tiến hoá của Darwin cũng vậy. Thuyết vi trùng sinh bệnh của Pasteur cũng vậy. Chỉ là một giả thuyết, có thể đúng có thể sai. Mỹ từ khoa học được gắn lên những điều đó là một lớp véc-ni hợm hĩnh, chỉ để đàn áp những người không đồng quan điểm mà thôi.

Loài người đang thay thế niềm tin tôn giáo bằng niềm một niềm tin mới vào một nền khoa học duy vật vô thần. Cả hai đều là niềm tin. Và niềm tin mới, tạm gọi là khoa học này, mặc dù đã có tính lý trí nhiều hơn, nhưng vẫn còn nhiều cái mê tín lắm. Ví dụ như các nhà nhân chủng học họ nói loài người chỉ mới xuất hiện cách đây 1 triệu năm. Nhưng năm ngoái, các nhà khảo cổ ở Thỗ Nhĩ Kỳ tìm được một chiếc búa bằng sắt đã hoá thạch, khi đo niên đại thì đến 150 triệu năm tuổi. Các nhà nhân chủng học im lặng. Còn các nhà khảo cổ thì phì cười. Phì cười vì thì ra trái đất này quả thật đã từng trải qua nhiều lần văn minh rồi tận thế, văn minh rồi tận thế như Đức Phật Thích Ca đã tuyên bố. Còn lý thuyết mà cả trăm năm qua các nhà nhân chủng học rao giảng thì ra là sai lầm.

Chính vì vậy, nên bạn chớ vội tin cái mà ngày nay đang được ra rả trên mạng xã hội, báo đài, truyền thông rằng đó là khoa học. Với tất cả mọi điều trên đời, hãy hoài nghi, hãy xét lại. Nhân quyền và Tự do cao tột nhất của con người là được phép hoài nghi, xét lại mọi quan điểm, niềm tin, triết thuyết".

Facebooker Phan Hưng Duy.

Phan Huy Lê đã dối trá, bịp bợm, đánh tráo khái niệm như thế nào (*)

ĐỪNG MƯỢN DANH KHOA HỌC 
ĐỂ ĐÁNH TRÁO LỊCH SỬ!

©Nguyễn Minh Tâm

"Với việc gộp cả 9 đời chúa Nguyễn có công mở mang bờ cõi với 13 đời vua Nguyễn, trong đó có đến 5 ông vua cắt đất cho giặc và cam tâm làm tay sai bán nước cho giặc, rước voi về dày mồ (Gia Long, Tự Đức, Đồng Kháng, Khải Định, Bảo Đại, riêng Bảo Đại bán nước 2 lần cho Nhật và cho Pháp); ông Phan Huy Lê đã “trộn phấn với vôi” để rửa mặt cho các triều đình của Gia Long, Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định và Bảo Đại."

"Còn trước thời điểm ấy, Nhà Tây Sơn, bằng cách dựa vào ý chí của nhân dân, huy động sức mạnh của toàn dân, trong 16 năm (1771-1787) đã lần lượt đánh dẹp các thế lực phong kiến cát cứ ở Đàng Ngoài (Vua Lê – Chúa Trịnh) và Đàng Trong (Chúa Nguyễn), thu giang sơn Việt Nam về một mối, đất nước thoát khỏi cảnh bị chia cắt Bắc – Nam trong suốt 148 năm (1627 – 1775). Trong thời gian 148 năm nội chiến Đàng Ngoài – Đàng Trong ấy, các thế lực phong kiến họ Trịnh (Đàng Ngoài) và họ Nguyễn (Đàng Trong) đã gây ra 8 cuộc nội chiến lớn và hàng trăm cuộc xung đột vũ trang nhỏ. Có những cuộc chiến kéo dài hàng chục năm. Cuộc chiến Trịnh – Nguyễn đã làm hao tổn không biết bao nhiêu sức người, sức của của nhân dân dân, triệt phá hàng loạt đồng ruộng, xóm làng.


Trong quá trình xây dựng đất nước từ đống hoang tàn, đổ nát, hậu quả cuộc chiến kéo dài gần một thế kỷ rưỡi, nhà Tây Sơn còn hai lần đánh bại hai thế lực phong kiến hùng mạnh xâm lược Đại Việt là triều đình Xiêm La (Thái Lan) ở phía Nam và Nhà Thanh ở phía Bắc. Điểm đặc sắc là trong cả hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm do Nhà Tây Sơn tiến hành, quân xâm lược đều có sự tiếp tay của những kẻ phản dân, hại nước. Đó là Lê Chiêu Thống cầu viện giặc Thanh và NGUYỄN ÁNH CẦU VIỆN GIẶC XIÊM LA ("RƯỚC VOI VỀ DÀY MẢ TỔ").

Trong lập luận của mình, ông Phan Huy Lê đã ĐÁNH ĐỒNG CÁC CHÚA NGUYỄN, MỘT THẾ LỰC CÁT CỨ Ở MIỀN NAM mà người Việt Nam cũng như lịch sử Việt Nam CHƯA TỪNG CÔNG NHẬN LÀ MỘT NHÀ NƯỚC HOÀN CHỈNH NGANG HÀNG VỚI MỘT VƯƠNG TRIỀU PHONG KIẾN. Bởi vì về danh nghĩa, đứng trên cả hai thế lực phong kiến cát cứ này còn có NHÀ LÊ TRUNG HƯNG, và cả hai thế lực này đều trương khẩu hiệu chính trị “Phò Lê”. Bằng việc này, ÔNG PHAN HUY LÊ ĐÃ PHỦ NHẬN SỰ THỐNG NHẤT LÃNH THỔ CỦA VIỆT NAM, công nhận tính hợp pháp và hợp lý của việc CHIA CẮT ĐẤT NƯỚC. Đó là sai lầm về đạo đức nghề nghiệp KHÔNG THỂ THA THỨ!"

Phân biệt Lý tưởng và tham vọng - Cháu nội Cụ Nguyễn Sinh Sắc, TT. Thích Chân Quang

Về lý tưởng và tham vọng, chúng ta đã được học ở những bài trước. Ở đây, chúng ta chỉ tìm hiểu mối quan hệ giữa lý tưởng và tham vọng với cuộc sống vị tha.

Chúng ta nên nhớ rằng, làm phước chưa hẳn là vị tha. Vì đằng sau việc làm phước ấy có thể còn tâm niệm cầu phước. Mà cầu phước là thái độ hoàn toàn vị kỷ. Đôi khi, nhìn bề ngoài, việc làm phước có vẻ như vị tha, nhưng thật sự vị kỷ đang lớn dần lên trong tâm chúng ta. Có nhiều người rất năng đi chùa lạy Phật, nhưng chỉ để cầu cho mình bao nhiêu điều tốt đẹp. Vì vậy, càng đi chùa nhiều càng tăng trưởng vị kỷ.

Chúng ta cần phân biệt giữa lý tưởng và tham vọng. Người có lý tưởng và tham vọng đều có chung một điểm là họ đều có hoài bão lớn, mục tiêu lớn, dự định lớn. Đó có thể là dự định sẽ cất một ngôi chùa rất lớn, xây một trường Đại học Phật giáo bề thế nhất Đông Nam Á, hoặc đó là ước mơ mở được một trại mồ côi để tập trung được vài trăm ngàn trẻ mồ côi về nuôi dưỡng vv…. Nhưng trong những hoài bão, những dự định lớn lao đó, đâu là lý tưởng, đâu là tham vọng? Chúng ta phải hiểu rằng, nếu thật sự vì Phật pháp, vì chúng sinh, người có những mơ ước, hoãi bão như vậy là người sống có lý tưởng. Nhưng nếu làm để cầu mong một điều gì đó cho mình, danh tiếng, lợi lộc chẳng hạn, thì đó là tham vọng. Nói cách khác, cả hai có những điểm rất giống nhau nhưng hễ vì mình là tham vọng, vì người là lý tưởng. Bởi vậy, khi có những mơ ước, những dự định lớn, chúng ta phải cẩn thận xét kĩ tâm mình, xem đó là vì mình hay vì chúng sanh, vì Phật pháp.

Quan điểm đối với hạnh phúc:

Chúng ta sống là để đi tìm hạnh phúc. Vì sống mà không có hy vọng, không có hạnh phúc là một cuộc sống vô nghĩa. Nhưng hạnh phúc vốn rất mong manh và không dễ dàng tìm được. Chúng ta phải luôn luôn hy vọng rằng, mình sẽ tìm thấy hạnh phúc trên cuộc đời này. Hy vọng như vậy để chúng ta cố gắng sống, cố gắng vượt qua những khó khăn gian khổ, vượt qua những thử thách nghiệt ngã của cuộc đời. Chừng nào con người không còn hy vọng, chừng đó họ sẽ bị cuộc đời làm cho ngã gục.

Khi còn nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, chúng ta hy vọng lớn lên sẽ thành đạt, có cuộc sống giàu sang, danh vọng….Càng lớn lên, con người càng hy vọng điều đó. Hôm nay còn khó khăn, người ta hy vọng vài năm nữa rồi cuộc sống sẽ khá hơn, sung sướng hơn. Đến khi gần đất xa trời, không còn hy vọng được nữa, họ lại hy vọng vào kiếp sau. Vì niềm hy vọng về cuộc sống hạnh phúc phía trước mà chúng ta vượt qua tất cả. Nghĩa là chúng ta sống để đi tìm hạnh phúc. Đó là mục đích, là khát vọng lớn lao, mãnh liệt của con người. Ngay cả những người bất hạnh, sống lang thang lê lết bên lề đường xin ăn, họ vẫn yêu vô cùng sự sống và hy vọng vào ngày mai tươi sáng vẫn không lụi tắt trong lòng họ. Nếu đã hoàn toàn tuyệt vọng, họ sẽ không kéo dài cuộc sống của mình trong khổ đau như vậy.

Là đệ tử Phật, chúng ta phải có một quan điểm rõ ràng về hạnh phúc. Chúng ta thừa nhận sống để đi tìm hạnh phúc. Nhưng với người tu hành, hạnh phúc là gì? Chúng ta sẽ đi tìm hạnh phúc cho chính mình, hay sẽ dành cuộc đời này đi tìm hạnh phúc cho người khác? Đặt lại câu hỏi đó một lần nữa, chúng ta suy nghĩ cho thấu đáo để sống một cuộc đời đúng nghĩa.

Rõ ràng, người đệ tử Phật phải sống cuộc sống vị tha, sống là để đi tìm hạnh phúc cho người khác chứ không phải cho bản thân mình. Có thể trước đây, cuộc sống của chúng ta còn nhiều đau khổ, còn những nỗi bất an và chúng ta cũng đã từng hy vọng một ngày nào đó, mình được sống một cuộc đời hạnh phúc. Nhưng bây giờ, chúng ta không còn hy vọng điều đó nữa. Với người tu hành chúng ta, hạnh phúc lớn nhất là đem lại được hạnh phúc cho người khác.

Như vậy, điều quan trọng là để đem lại hạnh phúc cho người khác, chúng ta phải làm gì ? Trước hết, chúng ta phải hiểu điều này, hạnh phúc là do tâm vị tha chứ không phải do phước. Nói như vậy có vẻ hơi mâu thuẫn, nhưng nghĩ một cách sâu sắc, điều đó hoàn toàn đúng. Chẳng hạn, có những người trước kia hay bố thí, làm phước nên họ được nhiều phước và đời này họ có được cuộc sống giàu sang. Nhưng giàu sang không hẳn là hạnh phúc. Chúng ta đã đọc được điều này rất nhiều trong những cuốn sách viết về Nhân Quả. Có tiền nhiều và có hạnh phúc là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nhiều người sống trên đống vàng nhưng vô cùng đau khổ. Họ chỉ hơn những người nghèo là có cuộc sống vật chất thoải mái, còn hạnh phúc vẫn thuộc về lĩnh vực của tâm.

Một người nghèo về vật chất nhưng sống một đời vị tha vẫn an vui, hạnh phúc, và họ cũng tạo được phước cho đời sau. Như vậy, người có phước do tâm vị tha, đời này sẽ an vui. Còn người có phước do tâm cầu phước ở đời trước, đời này có thể giàu sang nhưng lại sống bất an. Vì tâm cầu phước là tâm vị kỷ. Chúng ta cần phân biệt được điều đó. Hạnh phúc thật sự vẫn là do tâm vị tha đem lại. Có thể chúng ta chưa làm được điều gì lớn lao, chỉ cần sống vị tha thôi, chúng ta đã thấy mình rất hạnh phúc vì đi đúng nguyên lý Tứ Diệu Đế của Phật.
Vì vậy, chúng ta đừng mất thì giờ tự ám thị mình là người hạnh phúc, luôn mang vẻ mặt an lạc, thoả mãn. Vì hạnh phúc không phải do ám thị mà có, hạnh phúc là do đời sống vị tha đem lại. Nhiều khi chúng ta được dạy, là đệ tử Phật, phải tự tại an vui, đi đứng đoan trang, lúc nào cũng nở nụ cười trên môi, gương mặt phải thanh thản…Thực ra, đó là lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ về mình. Chúng ta đừng bận tâm về điều đó, đừng tự ám thị mình là người hạnh phúc. Hãy bận tâm đăm chiêu đi tìm hạnh phúc cho phúc cho mọi người. Có thể lúc nào chúng ta cũng tất bật, vội vã nhưng vì tâm mãi lo cho người khác nên không bao giờ đau khổ đến được với tâm mình. Hai chữ tự tại có vẻ thanh thoát, nhưng nếu chỉ đi tìm cái đó cho mình, chúng ta vẫn bị vị kỷ chi phối. Mà vị kỷ có mặt thì sẽ kéo theo những đau khổ, bất an.

Với cuộc sống vị tha, hạnh phúc dần dần tràn ngập mà chúng ta không ngờ được. Suốt cuộc đời lo cho người khác, đến một lúc nào đó tự nhiên chúng ta thấy cuộc đời mình tràn ngập niềm vui. Nhưng đừng bao giờ dừng lại đó để hưởng thụ, hãy tiếp tục bận tâm lo cho mọi người. Nếu tự mãn với hạnh phúc mà mình đang có nghĩa là chúng ta bắt đầu lui bước. Nếu chỉ biết hưởng thụ hạnh phúc, niềm vui dù niềm vui đó do đời sống vị tha lúc trước tạo nên, là chúng ta bắt đầu rơi trở lại lối sống vị kỷ. Như vậy, chúng ta sẽ không đi tới được đời sống vị tha vô lượng, vô biên. Đây là điểm rất khó, rất tinh tế trong tâm mà chúng ta phải tỉnh táo để thoát ra. Sở dĩ một vị Phật thành được Phật quả là do các công hạnh của Ngài vô hạn, vô biên. Ngài làm phước mãi, sống vị tha mãi, không bao giờ dừng lại để hưởng niềm vui .

Người tu theo hạnh Bồ Tát Ba La Mật vô lượng vô biên không bao giờ biết dừng lại để hưởng thụ. Chúng ta cũng vậy, nếu sống đời sống vị tha thì tâm mình tự nhiên xuất hiện niềm vui nhưng đừng bao giờ dừng lại để hưởng niềm vui trong tâm đó, hãy cứ tiếp tục bận tâm để lo cho người khác.

Nguồn


"Sao người ta không suy nghĩ kỹ rồi hãy đám cưới hả ba"

Một lần đi học về, con gái học lớp 3 kể với nét mặt không vui: "Lớp con đang có chuyện buồn lắm ba!". Tôi hỏi: "Vậy à, có thể kể ba nghe không?".

Vậy là con bắt đầu kể: Ba biết không, thầy đang tập trung ôn bài cho cả lớp để đi thi cho tốt. Vậy mà bạn Đ. cứ nghỉ học hoài làm thầy lo lắng.

Sau đó thầy liên lạc với ba bạn Đ. mới biết bạn phải nghỉ học vì ba mẹ bạn đó ly dị, hết năm nay bạn phải theo ba về quê đâu tuốt ở ngoài Bắc, không còn ở đây nữa. Ủa mà ly dị là sao hả ba?


Tôi ngập ngừng một lúc rồi giải thích:

- Ờ thì ly dị nghĩa là sau thời gian chung sống trong một gia đình, có những điều không hợp với nhau, không thể nào sống chung với nhau nữa nên ba mẹ của bạn phải nhờ tới tòa án ra một quyết định để cả hai người không sống chung.

- Như vậy những người ly dị đều phạm tội hay sao mà phải cần tới tòa án vậy ba?

- Không phải vậy đâu con, khi ly dị phải cần có tòa án để bảo vệ cuộc sống gia đình, bảo vệ quyền lợi của những đứa con của họ.

- Sao người ta không suy nghĩ kỹ rồi hãy đám cưới ba há?

Tôi cũng chỉ biết ậm ừ cho qua chuyện vì con đang dành cho tôi một câu hỏi khó. Con gái à, chuyện người lớn là vậy, nhiều phức tạp nên những đứa trẻ như bạn Đ. của con mới phải bỏ học nửa chừng.

Vài tuần sau, con lại tâm sự cùng tôi chuyện bạn Đ. nhưng nét mặt phấn khởi: “Lớp con vui lại rồi ba, thầy cùng các cô chú trong ban phụ huynh tới nhà nói gì đó mà bạn đã đi học trở lại. Lúc đầu mấy bạn trai cũng tò mò lắm, cứ theo chọc ghẹo bạn Đ. về chuyện ba mẹ bạn đó ly dị. Nhưng đám con gái tụi con đã méc thầy và thầy la mấy bạn dữ lắm. Thầy nói không được làm như vậy nữa”.

Rồi con gái lại bất ngờ hỏi tôi: “Ủa ba, vậy ly thân là gì hả ba? Có giống ly dị không vậy?”. 

Tôi hỏi ngược lại con:

- Bộ trong lớp con có bạn ba mẹ ly thân hả?

- Dạ đúng rồi, bạn T. đó ba. Nhà bạn đó có 3 chị em, hình như bạn đó cũng nghèo lắm, mấy cái áo từ năm lớp 1 tới giờ bạn vẫn mặc đi học. Mỗi trưa, ba bạn đó tới đón về nhà ăn cơm cho đỡ tốn tiền. Nghe bạn T. kể ba mẹ của bạn đang ly thân, chờ ngày ra tòa án để ly dị.

Tôi lại giải thích cùng con:

- Vì cuộc sống một gia đình, của những đứa con là quý giá nên trước khi tòa án cho phép ba mẹ bạn ly dị, họ có một thời gian gọi là ly thân để họ suy nghĩ cho chắc chắn.

- Tụi con cũng mong ba mẹ bạn T. đừng ly dị vì dạo này thấy bạn đó buồn lắm, không vui với tụi con như hồi trước.

Tôi xoa đầu rồi ôm chặt con gái vào lòng. Thật lòng là tôi không muốn nói với con về chuyện ly thân, ly dị. Cũng như không muốn gieo vào đầu con về những chuyện rối rắm trong đời sống hôn nhân gia đình của thế giới người lớn.

Nhưng tôi phải nói, bởi đó cũng là dịp để con nhận ra mình đang có cuộc sống hạnh phúc khi có một gia đình có mẹ có cha. Và chính tôi cũng thấy vui vì con biết chia sẻ, biết cảm thông cùng các bạn...

CHUNG THANH HUY

"Biển Đông dậy sóng" và những trò lố của những người kém tử tế

Bài viết: Những người kém tử tế đã xuyên tạc bài giảng Biển Đông dậy sóng vào ngày 12/6/2011 tại chùa Từ Tân của Thượng Toạ Thích Chân Quang như thế nào?






Trên mạng xã hội Facebook, Youtube và các trang mạng có nhiều người đang lan truyền thông tin rằng “Trong bài giảng Biển Đông dậy sóng, Thượng Toạ Thích Chân Quang khẳng định Trung Quốc là anh, Việt Nam là em, nên việc Lý Thường Kiệt mang quân đánh Trung Quốc xong rút về vào thời nhà Lý là hơi hỗn” khiến cho nhiều người nghe xong tin liền, thiếu tinh thần kiểm chứng đã có những ý nghĩ, lời nói không hay dành cho Thượng Toạ Thích Chân Quang – một vị tôn túc của Phật Giáo Việt Nam.

Hôm nay, bằng tất cả tinh thần khách quan, tôi xin được chia sẻ bài viết này để chứng minh rằng thông tin về Thượng Toạ Thích Chân Quang đã đề cập ở trên là một thông tin đã bị những người kém tử tế bóp méo, cắt đầu, cắt đuôi… một cách cố ý, làm lệch đi hoàn toàn ý nghĩa câu nói của Thượng Toạ.

Tuy nhiên, trước khi đi vào câu nói đó, ta hãy tìm hiểu xem Thượng Toạ Thích Chân Quang giảng bài Biển Đông dậy sóng vào lúc nào, ở đâu và với đối tượng thính chúng là ai?


1. Hoàn cảnh, địa điểm và đối tượng thính chúng của bài giảng Biển Đông dậy sóng

Thượng Toạ giảng bài pháp trên tại khoá tu thiền hàng tháng ở chùa Từ Tân, ngã tư Bảy Hiền, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra sau khi tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam vào tháng 6 năm 2011 trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khiến những người dân Việt Nam yêu nước nói chung và những thiền sinh yêu nước của khoá thiền Từ Tân có những dấy động lớn lao về tình cảm. Nhiều người Việt Nam vì quá bức xúc đã xuống đường biểu tình ầm ĩ, nhiều thiền sinh đã hỏi khẽ nhau về hành vi đó của tàu Trung Quốc và có lẽ đã có một số thiền sinh bị suy giảm trong công phu tu tập. Trước tâm tình đó, Thượng Toạ Thích Chân Quang đã giảng bài Biển Đông dậy sóng để các thiền sinh yên tâm tu tập vì hiểu rằng việc tu tập đạo đức, thiền định của mình cũng góp phần lớn vào việc bảo vệ tổ quốc; để những người dân định hướng lòng yêu nước của mình vào những việc làm có ý nghĩa thiết thực hơn, như là rèn luyện thể lực như một chiến sĩ, làm giàu, nhắc nhau lòng yêu nước, dạy răn con trẻ lòng yêu nước, sử dụng hàng Việt Nam, trải lòng với những người bạn người Hoa hay khách du lịch người Trung Quốc về chủ quyền biển đảo của Việt Nam… Hơn nữa, nhiều thiền sinh cũng như Phật tử, người đến nghe giảng là người Hoa (Thành phố Hồ Chí Minh là nơi nhiều người Hoa sinh sống nhất cả nước) nên những lời đạo lý của Thượng Toạ còn có tác dụng xoa dịu tâm lý lấn cấn, ngại ngùng đôi khi có thể là khó chịu, ngăn cách giữa người Hoa và người Việt trong và sau buổi thuyết giảng, khoá thiền.

Thượng Toạ là người chịu trách nhiệm với khoá thiền, là một vị tôn túc uy đức với hàng vạn đệ tử xuất gia lẫn tại gia và là một nhà yêu nước với hàng chục bài giảng, ca khúc ca ngợi lòng yêu thương quê hương đất nước – một tình cảm hết sức cao đẹp vốn là một bộ phận quan trọng cấu thành nên tâm từ bi của nhà Phật. Vậy, việc Thượng Toạ giảng bài Biển Đông dậy sóng trong điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng thính chúng như trên là rất nhân văn, hoàn toàn hợp lý, thoả đáng, hợp tình, thể hiện được tinh thần đồng hành thuỷ chung son sắt giữa Phật Giáo và Dân Tộc.


2. Những người kém tử tế đã xuyên tạc bài giảng Biển Đông dậy sóng như thế nào?

Một chiếc lá xanh khi tách rời khỏi cành thì không còn là một - chiếc - lá - ở - trên – cành nữa. Nên nó sẽ có những khác biệt nhất định với chiếc lá xanh trên cây, ví dụ như nó sẽ mau úa hơn, dễ bị người hay loài vật dẫm lên hơn... Sự thật này không ai có thể phủ nhận. Cũng vậy, bài giảng Biển Đông dậy sóng của Thượng Toạ là bài giảng phức tạp vì liên quan đến lịch sử, chính trị, Thượng Toạ giảng gần hai giờ đồng hồ. Ngoại trừ những bài giảng cho Chư Tăng Ni, có thể nói Biển Đông dậy sóng là bài giảng dài nhất trong cuộc đời giảng sư của Thượng Toạ, tính đến hiện tại (hết năm 2016). Trong bài giảng, luận điểm ngắn nhất cũng kéo dài gần 12 phút, luận điểm dài nhất dài hơn 20 phút, chưa từng có bài giảng nào trong gần 2000 bài giảng đã qua mà Thượng Toạ chia ít luận điểm như thế, dành nhiều thời gian cho từng luận điểm như thế. Những chi tiết này nói lên rằng đứng trước vấn đề chính trị phức tạp nhạy cảm, Thượng Toạ đã vô cùng cẩn thận, có trách nhiệm với từng lời từng chữ mình ứng khẩu mà thành, để tạo thành một chỉnh-thể-bài-giảng tuyệt vời lay động lòng yêu nước trong thính chúng…

          Việc có một số người chỉ cắt lấy hai câu trong bài giảng "Trung Quốc là anh, Việt Nam là em", "Lý Thường Kiệt đem quân đánh Trung Quốc là hơi hỗn"... rồi kết luận, dẫn dắt suy luận đủ điều về nội dung bài giảng, về mục đích giảng của Thượng Toạ và thậm chí là bôi nhọ về đạo đức của Thượng Toạ, trước hết, phải nói thẳng: đó là việc làm kém tử tế. Vì việc tách rời hai câu nói ngắn ngủn ra khỏi một chỉnh-thể-bài-giảng gần hai tiếng rồi phê phán đúng, sai, phải, trái, giống hệt việc ngắt cái lá xanh khỏi cành rồi vò đầu bứt tai, nổi trận lôi đình, mắng nhiếc chiếc-lá-xanh-đã-bị-ngắt-khỏi-cây, vì nó không có những đặc tính của chiếc-lá-xanh-trên-cành vậy. Tự họ đã làm biến đổi ý nghĩa câu nói của Thầy thông qua việc tách rời câu nói đó khỏi chỉnh thể bài giảng, tự họ lại suy luận, phê phán, công kích. Họ tự biên tự diễn như thể trong họ có hai người, một người làm méo mó nội dung bài giảng và một người thoá mạ Thượng Toạ vì những nội dung bị méo mó đó.

          Mặc dù họ đã bôi nhọ, nhục mạ Thượng Toạ không thương tiếc, tôi cũng sẽ không đáp lại họ như cách họ đã làm với Thượng Toạ. Tôi sẽ thử, bằng sự tử tế nhất khách quan nhất của cá nhân tôi, tiếp cận vấn đề mà họ đã đặt ra một cách kém tử tế.

          Quay trở lại bài giảng, tại sao Thượng Toạ lại khẳng định "Trung Quốc là anh, Việt Nam là em"?

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...