Bác Hồ khẳng định có Đời sống sau khi chết - một vấn đề thuộc phạm trù Tâm linh

          Đời sống sau khi chết là có thật và chính Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật này trong Di chúc để lại cho quốc dân đồng bào (*)
          […] Cao cả hơn đời sống vật chất và đời sống tinh thần là đời sống tâm linh. Tâm linh là gì? Tâm linh là những vấn đề vượt ngoài các nguyên tắc vật lý cho nên khoa học chưa thể giải thích được. Ví dụ: vấn đề luân hồi, nhân quả - nghiệp báo, các cõi siêu hình như địa ngục, ngạ quỷ, cõi trời… Tâm linh cũng bao gồm cả những năng lực kỳ lạ nằm ngoài những năng lực vật lý như: khả năng ngoại cảm, tiên tri, đọc được ý nghĩ … Tâm linh là cái ta không nhìn thấy, khoa học cũng chưa thấy do đó ta dễ hiểu sai và trở thành mê tín. Nưng tâm linh là điều có thật. Một lúc nào đó, trên toàn thế giới này, các nhà khoa học và các nhà tôn giáo phải ngồi lại để lập ra một khoa học tâm linh chuẩn xác. Khi tâm linh trở thành một ngành khoa học, sẽ không ai có quyền lợi dụng tâm linh để gây ra sự mê tín.

          Nhưng vì sao chúng ta tin rằng tâm linh là điều có thật? Ta có thể căn cứ vào những điều sau đây:

          Thứ nhất, tất cả chúng ta có ai nghĩ rằng cái chết sẽ chấm dứt tất cả không? Sau cái chết sẽ là gì, ta sẽ đi đâu? Thường thì không ai biết phải trả lời thế nào, nhưng chắc rằng ai cũng nghĩ mình vẫn còn tồn tại, chỉ là dưới một hình thức nào đó mà thôi. Truyền thống thờ phụng, cúng giỗ ông bà tổ tiên, những người đã mất là một minh chứng. Không ai nghĩ chết là hết cả. Vậy việc cho rằng mình chết không phải là hết, vẫn còn một đời sống tồn tại phía sau đó là do niềm tin vì có người nói như thế hay do ta tự cảm nhận? Bằng trực quan, con người tự cảm nhận rằng cái thân này rồi sẽ hoại diệt, nhưng “cái trớn” hay còn gọi là cái quán tính của cuộc sống nội tâm vẫn tiếp tục kéo dài sau đó. Thân xác ta có thể rã tan, nhưng thần thức, suy nghĩ, nội tâm, nghiệp nhân ta đã gieo không theo cái thân mà hết, nó còn trôi đi thêm một thời gian nữa. Thân hoại tàn, chết đi nhưng tâm sẽ tiếp tục tồn tại, gọi là cuộc sống sau khi chết.

          Một trong những người có trực quan mạnh, dám nói khẳng định điều này, khẳng định về đời sống sau khi chết, là ai? Một người rất nổi tiếng, rất anh hùng của dân tộc ta. Là ai ạ? Là Bác Hồ. Bác Hồ viết trong Di chúc: “Tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột…”. Như vậy Bác Hồ đã nói chắc như đinh đóng cột rằng sự sống của Bác không phải chấm dứt hoàn toàn khi chết, vì Bác còn phải đi gặp các cụ Mác, Lênin để bàn với các cụ xem các cụ có sai đúng điểm nào để Bác Hồ còn sửa lại, bổ sung giùm,. Khi Bác Hồ lãnh đạo một dân tộc Á Đông như Việt Nam chiến đấu và xây dựng kiến thiết, Bác đã khám phá ra rất nhiều nguyên lý, chủ thuyết mà ta hay gọi một cách khiêm tốn là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Và, những điều Bác khám phá ra đó, có những điều tiến bộ hơn cả Mác và Lênin… Nên bây giờ Đảng ta mới có phương châm “Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Chứ nếu chủ nghĩa Mác – Lênin đã đủ là chân lý rồi thì ta đâu cần thêm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa. Nhưng chính vì Chủ nghĩa Mác – Lênin chưa đủ nên Đảng ta phải thêm Tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thật sự có nhiều điều Bác Hồ khai phá, tìm ra hay và độc đáo hơn Mác và Lênin. Trong những điều đó có một điều mà Bác Hồ đã nói thẳng trong Di chúc: “Tôi sẽ đi gặp các cụ Mác và Lênin”  nghĩa là bằng trực quan của mình, Bác Hồ đã khẳng định con người không phải chết là hết, mà vẫn còn tồn tại trong cuộc sống sau khi chết… Và cuộc sống sau khi chết đó là một vấn đề thuộc về Tâm linh […]


          (*) Trích đoạn từ bài giảng “Đừng đi một mình” – Thượng Toạ Thích Chân Quang, thời điểm 00:30:22s: https://youtu.be/kyiX73j4uIs?t=30m22s


          Tương ứng với trích đoạn từ trang 43, 44 của sách Đừng đi một mình, song ngữ Anh – Việt của Thượng Toạ Thích Chân Quang, do NXB Tổng hợp Tp. HCM ấn hành.

Nếu chỉ có đời sống vật chất, thì con người bằng ngang với các loài thú khác (*)

Nếu chỉ sống bằng vật chất, con người sẽ chỉ bằng ngang với thân phận các giống loài khác (*)

[…] Con người có 3 điều trong cuộc sống này:
- Thứ nhất là đời sống vật chất.
- Thứ hai là đời sống tinh thần.
- Thứ ba là đời sống tâm linh.

Đời sống vật chất: Ta cần ăn, mặc, ở, cần không khí để hít thở, đó là nhu cầu cơ bản về vật chất. Rồi sau này khi cuộc sống ngày càng phát triển thì ta cần thêm nhiều thứ khác, thêm giày dép, thêm điện thoại, thêm xe hơi… Tất cả đều là vật chất phục vụ cho đời sống.

Đời sống tinh thần: Đó là kiến thức, quan điểm sống, đạo đức sống, những hiểu biết, những tương quan, tình thân ái giữa người và người …


Đời sống tinh thần rất quan trọng. Sở dĩ ta được làm người là do có một đời sống tinh thần phong phú. Bởi nếu chủ sống bằng vật chất, con người sẽ chỉ bằng ngang với thân phận của các giống loài khác. Ví như trong cuộc sống, người nào chỉ quan tâm đến nhu cầu hưởng thụ vật chất là ăn, uống, mặc, ở thì con người đó vẫn còn tương đương với loài thú, mặc dù có tiến bộ hơn một chút là tiện nghi cao cấp hơn mà thôi. Ta xây nhà thì thú chỉ đào hang, làm tổ; ta ăn thức ăn được nấu chín, còn thú thì ăn sống; ta biết dệt vải may đồ để mặc, thú thì không mặc áo quần.

Loài người muốn vượt lên trên khỏi loài thú, mang đến một nền văn minh giá trị cao trong vũ trụ này thì con người cần có một đời sống tinh thần phong phú. Tinh thần bao gồm kiến thức và tình cảm.

Kiến thức có thể được định nghĩa nôm na là sự hiểu biết về một vấn đề, một hiện tượng nào đó (gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, kỹ năng…) có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. Con người tuy nhỏ bé nhưng đã dần khám được cả vũ trụ bao la rộng lớn. Chúng ta biết ngôi sao này cách ngôi sao kia bao nhiêu nghìn năm ánh sáng, ngôi sao này quay quanh ngôi sao kia với vận tốc bao nhiêu vòng… Chỉ cần phân tích ánh sáng phát ra từ một hành tinh mà chúng ta biết được hành tinh đó có những loại vật chất gì. Đó là kiến thức, chính kiến thức cao siêu đó khiến con người cực kỳ có giá trị dù rằng nếu xét trên kích thước, con người không bằng hạt bụi trong vũ trụ bao la.

Còn tình cảm là sự rung động, là thái độ của con người trong mối tương quan đối với những sự vật, hiện tượng, với người khác và với chính bản thân. Trong sự tương quan với nhau, con người biết yêu thương, tử tế, tôn ti trật tự. Đối với cha mẹ biết hiếu kính, nuôi dưỡng, thờ phụng; đối với con cái biết yêu thương, răn dạy nghiêm khắc cho con nên người; đối với thầy giáo thì một lòng ân nghĩa không quên; đối với những người lãnh đạo có công với đất nước thì một lòng cũng trung thành, kính trọng; đối với những người lớn tuổi, đi trước thì dù cho ta có quyền cao chức trọng, ta vẫn luôn trân trọng, lễ phép. Tức là sự tương quan giữa người và người trong nền văn hoá, nhất là văn hoá của dân tộc Việt Nam ta thật sâu sắc, nền nã, đằm thắm, không thể thay thế.

Tuy nhiên, một số người Việt Nam có tư tưởng thần tượng văn hoá phương Tây, bởi vì đời sống vật chất và khoa học ở nhiều nước phương Tây quá phát triển. Nếu chỉ dừng lại ở việc yêu mến và chắt lọc những điều hay để học hỏi thì việc này không có gì phải bàn cãi. Nhưng điều đáng nói ở đây là họ luôn cho rằng bên Tây phương cái gì cũng tốt, cái gì Tây phương làm đều là đúng. Họ tiếp cận với nền văn hoá nước ngoài chủ yếu là một chiều, thông qua sách báo, tranh ảnh, internet… Họ thấy xã hội phương Tây không có những văn hoá như Việt Nam nên vội vàng kết luận rằng văn hoá của Việt Nam là lạc hậu, là lỗi thờ. Họ cho rằng cách sống tự do, đề cao cái tôi và chú trọng tới sự hưởng thụ mới là văn minh tiến bộ. Họ không biết rằng, chính vì lối sống đó mà tinh thần người phương Tây đầy bất an, rất dễ bị stress, trầm cảm, không kiểm soát được hành vi, không tự cân bằng được cuộc sống, các bệnh lý về tâm thần kinh xảy ra thường xuyên hơn.

Điều đó cho thấy mặc dù dư dả về vật chất nhưng phương Tây vẫn cần phải học phương Đông nhiều về chiều sâu trong cách đối xử giữa người với người. Tiếc rằng những tình cảm tốt đẹp hợp đạo lý của tổ tiên chúng ta chưa được quy định thành những công thức cụ thể cho các thế hệ con cháu ngày nay hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn, kế thừa và phát huy. Nên rất nhiều người đã mải mê đi du học nước ngoài mà quên mang theo những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc để giới thiệu với bạn bè thế giới. Họ chưa ý thức được rằng còn rất nhiều điều quý giá tồn tại lâu đời ở đất nước Việt Nam này xứng đáng để thế giới phải hướng về học tập.

Thế hệ trẻ của Việt Nam cũng vậy. Có thể một lúc nào đó, chúng ta đã từng xao lãng với những giá trị truyền thống vì sớm được tiếp cận dễ dàng với rất nhiều nền văn hoá khác nhau. Nhưng giờ đã đến lúc nhìn lại, dân tộc ta có Đạo Phật đồng hành bao nhiêu năm nay, giáo lý của Đạo Phật đã in sâu vào từng nếp sống, từng cách nghĩ, từng việc làm của cha ông chúng ta và cả thế giới này đang hướng về Đạo Phật để tìm hiểu và kính ngưỡng. Vì vậy, xin hãy trở về với cội nguồn văn hoá tâm linh của dân tộc. Để rồi kiến thức ấy, tình cảm ấy hợp thành một đời sống tinh thần ngày càng phong phú, khiến cho con người vượt lên, bỏ xa hẳn loài thú.

Trong đời sống tinh thần có một yếu tố rất quan trọng là đạo đức. Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người xung quanh được chuyển hoá, an vui và được nhiều lợi ích.

Người có đạo đức thường biết phân biệt giữa đúng sai, phải trái mà lựa chọn cách cư xử cho đàng hoàng, thích hợp.

Trên thế giới, xã hội nào cũng có luật pháp nhưng nếu trong đó con người sống thiếu đạo đức thì xã hội sẽ hỗn loạn dù cho pháp luật có cứng rắn đến đâu đi chăng nữa. Vì sao? Vì con người tạo ra luật pháp được thì con người cũng có cách để lách khỏi luật pháp đó. Thiếu đạo đức, một quan chức vẫn có thể tham nhũng, một người dân vẫn có thể hối lộ để đạt được mục đích của mình một cách không chính đáng. Cho nên, chỉ khi có đạo đức thì người làm quan sẽ thanh liêm, thượng tôn pháp luật, lo cho dân cho nước, còn người dân thì vừa biết lo bổn phận đối với gia đình mình, vừa biết lo cống hiến phụng sự cho cộng đồng, cho xã hội, cho đất nước.

Đạo đức cá nhân được xây dựng từ sự tự giác của mỗi người, không phải từ sự bắt buộc, cưỡng bách của luật pháp và quyền lực. Vậy làm sao để người ta có được đạo đức một cách tự nguyện? Chính luật Nhân Quả đã làm được điều kì diệu này. Khi tin chắc vào luật Nhân Quả, hiểu biết về đường đi của luật Nhân Quả, biết rằng gieo nhân nào gặt quả đó thì người ta biết chọn nhân để gieo, không dại khờ gì gieo nhân xấu xa ác độc để rồi phải chịu đau khổ. Con người sẽ sống biết kiềm chế lại trước những việc xấu ác, tích cực làm những việc thiện lành tốt đẹp để có được những quả lành. 

Nói như vậy không có nghĩa là ai tin nhân quả cũng là người tốt. Vì sao vậy? Bởi vì khi có chuyện bất như ý xảy ra, tham sân si trong lòng sẽ nổi lên khiến tâm trí con người trở nên mịt mờ, mất đi sự sáng suốt và rồi người ta vẫn làm điều sai trái, độc ác như thường. Cho nên, bên cạnh việc tin hiểu nhân quả, chúng ta còn cần phải đến chùa tu tập hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để diệt đi cái tham sân si vốn luôn có sẵn trong lòng mình […].

(*) Trích đoạn từ bài giảng “Đừng đi một mình” – Thượng Toạ Thích Chân Quang, thời điểm 00:23:17:  https://youtu.be/kyiX73j4uIs?t=23m17s 

Tương ứng với trích đoạn từ trang 33 đến trang 43 của sách Đừng đi một mình, song ngữ Anh – Việt của Thượng Toạ Thích Chân Quang, do NXB Tổng hợp Tp. HCM ấn hành.

Đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam...

Đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam và thật sự đã trở thành một Đạo, một tôn giáo của người Việt Nam … (*)

[…] Sau khi Đức Phật nhập diệt, giáo lý của Người để lại truyền bá đi khắp nơi, tràn về phương Đông và về nước ta từ rất sớm. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ thời Hùng Vương thứ XVIII và người Phật tử đầu tiên chính là Chử Đồng Tử – chồng của công chúa Tiên Dung. Đã có một thời gian, nhiều nhà sư của Việt Nam sang Trung Hoa để dạy đạo, như Ngài Khương Tăng Hội. Ngài là một vị tăng nổi tiếng của Việt Nam. Chính vua của nước Ngô là Tôn Quyền đã phải mời Ngài sang giảng đạo. Rồi sau này có một thời gian Đạo Phật ở Việt Nam bị suy, các vị tăng ở Trung Hoa lại sang Việt Nam giảng đạo khiến nhiều người lầm tưởng Đạo Phật đến Việt Nam sau Trung Hoa, sự thật không phải như vậy.

Trước khi Đạo Phật về Việt Nam, nhân dân ta không có những tín ngưỡng rõ rệt. Khi đó ta chỉ thờ Quốc tổ của mình là Cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ và các đời vua Hùng mà thôi. Đến khi Đạo Phật vào Việt Nam mang theo đạo lý Nhân quả Nghiệp báo, rất phù hợp với lương tâm và cách sống của người dân Việt nên Đạo Phật được nhân dân dễ dàng tiếp nhận. Trải qua bao nhiêu nghìn năm đồng hành cùng dân tộc Việt Nam, Đạo Phật trở thành tôn giáo của dân tộc, không còn là Đạo của Ấn Độ nữa. Người dân thương yêu mái chùa, thường đến chùa lễ Phật, nghe tiếng kinh thiêng, tiếng chuông ngân nga thong thả lúc hôm sớm, chiều khuya… Cứ như vậy mà trở thành một nếp sống cao đẹp của cả dân tộc từ bao đời nay. Rồi dần dần đạo lý nhân quả, từ bi thấm sâu vào từng người dân, từng xóm làng và vào cả dân tộc, kết hợp với lòng yêu nước và tín ngưỡng thờ quốc tổ, thờ Cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ đã tạo thành một nền tâm linh thiêng liêng rất thiêng, rất đặc biệt của dân tộc ta.

Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có rất nhiều chiến thắng oanh liệt đã đi vào lịch sử, để lại những dấu chấm hỏi mãi chưa ai có thể trả lời tường tận: “Sức mạnh của dân tộc nhỏ bé ấy từ đâu ra”. Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông” là một trong những sự kiện lịch sử không thể nào quên. Lúc đó, vó ngựa quân Mông Cổ giẫm lên hết cả thế giới này, dường như chỉ biển cả mới ngăn được bước chân của họ. Ngay như Trung Hoa rộng lớn và hùng mạnh cũng bị Mông Cổ chiếm sạch, lập nên triều đại nhà Nguyên. Vậy mà cả ba lần dẫn quân sang đánh chiếm Việt Nam, Mông Cổ đều phải ê chề trở về trong thất bại.

Đầu thế kỷ XIII (13), Trần Thủ Độ âm thầm cài đặt thế lực cho riêng mình để cướp ngôi nhà Lý. Ông đưa người cháu ruột là Trần Cảnh vào cung vua và gả cho Lý Chiêu Hoàng (vị vua thứ 9 của triều Lý), lúc bấy giờ cả hai vị vua còn rất nhỏ. Sau đó, Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho chồng, và quyền lực từ đó chuyển giao cho nhà Trần. Việc này cả nước đều biết. Chúng ta cũng hiểu tâm tình của người Việt Nam là trung quân ái quốc, nên khi nhà Trần soán ngôi nhà Lý thì chắc chắn không được lòng dân thương mến. Đó là quy luật bình thường vào thời phong kiến xưa.

Nhưng, một điều bất ngờ đã xảy ra.

Khi Trần Cảnh đến tuổi trưởng thành và được Trần Thủ Độ đưa lên làm vua, hiệu là Trần Thái Tông thì trong đêm tối Ngài đã trốn khỏi kinh thành Thăng Long, chạy lên núi Yên Tử để xuất gia tu hành. Việc đó tất nhiên không qua được tai mắt của Trần Thủ Độ. Vua trốn đi trước, Trần Thủ Độ nhanh chóng kéo quân đuổi theo sau. Vua Trần Thái Tông lên đến Yên Tử, lập tức đến gặp Quốc sư Phù Vân đảnh lễ xin xuất gia. Cùng lúc đó, Trần Thủ Độ và quân lý cũng ầm ầm kéo tới.

Vua Trần Thái Tông nói với Trần Thủ Độ:
- Ta còn nhỏ dại, không đủ sức để gánh vác việc nước và triều đình này, tâm nguyện ta một lòng mến Phật, ta chỉ muốn đi tu.
Trần Thủ Độ trả lời với thái độ cương quyết:
- Bây giờ cả giang sơn gấm vóc này đặt lên vai bệ hạ, bệ hạ không thể đi đâu được, nếu bệ hạ ở đây thì đây là kinh đô, thần ra lệnh đóng quân ở đây và xây dựng triều định tại đây ngay.
Quốc sư Phù Vân bèn chắp tay nói với vua Trần Thái Tông rằng:
- Làm vua tức là sống theo lòng dân, lấy tâm của dân làm tâm của mình, bây giờ triều thần đã quyết như vậy thì bệ hạ không thể cưỡng được. Xin bệ hạ hãy quay về gánh vác chuyện non sông đất nước, nhưng cũng đừng xao lãng việc tu hành

Trước lời khuyên của quốc sư Phù Vân, vua Trần Thái Tông đành phải theo Trần Thủ Độ trở lại kinh thành.

Tin đồn về việc trong đêm vua bỏ ngai vàng đi tu ngay sau đó đã lan ra khắp cả nước. Dân ta vốn kính mộ Đạo Phật, khi nghe tin có ông vua không màng ngôi báu mà bỏ đi tu thì ngay lập tức sự ác cảm đối với nhà Trần tan biến, người dân chuyển sang yêu mến nhà Trần như đã từng yêu mến nhà Lý. Chính nhờ lòng dân yêu mến, nhà Trần đã giúp cho dân tộc ta có đủ sức mạnh đoàn kết để ba lần chiến thắng vang dội quân Nguyên Mông hung bạo. Sức mạnh của Đạo Phật là ở chỗ đó. Nhờ một vị vua tin yêu Đạo Phật mà ông được toàn dân yêu mến, và vì được toàn dân yêu mến nên ong có được sức mạnh đoàn kết của toàn dân, tạo nên chiến thắng lẫy lừng mà cả thế giới này không có được.

Cho đến thế kỷ XX (20), trước sự xâm lược của những siêu cường quốc làm bá chủ thế giới là thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ, dân tộc Việt Nam đã chiến thắng. Đất nước, con người Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng sức mạnh chiến đấu thật phi thường, thông minh tài giỏi đến lạ lùng.

Phải chăng Việt Nam đã có điều gì đó rất quý giá, quý giá hơn rất nhiều sức mạnh cơ bắp và sức mạnh của khoa học kỹ thuật? Đó chỉ có thể là nguồn tâm linh cao quý của dân tộc, trong đó có Đạo Phật. Từ bao đời nay, giáo lý Đạo Phật đã làm đẹp thêm truyền thống văn hoá giàu bản sắc, đã đồng hành với dân tộc, thấm vào máu của mỗi người dân tinh thần trung quân ái quốc, biết sống có đạo lý, uống nước nhớ nguồn, tin sâu nhân quả, … tạo thành sức mạnh bền bỉ và vô cùng to lớn cho dân tộc chúng ta.

Đi qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, mái chùa không những là điểm tựa tâm linh mà còn là nơi nuôi giấu chiến sĩ, cán bộ và cơ sở cách mạng. Khi hoà bình lập lại, chúng tôi được gặp rất nhiều người cán bộ từng được ở trong chùa. Họ gánh vác công việc nhà nước nhưng đồng thời vẫn ăn chay, vẫn ngồi thiền nghiêm túc.

Một lần chúng tôi về thăm một ngôi chùa ở huyện Long Đất (Đồng Nai). Ông Chủ tịch huyện tên là Sáu Sơn thường tới lui qua chùa thăm viếng. Hỏi ra thì ông kể, trong cách mạng ông cũng là người ở trong chùa. Từ nơi chùa, ông chỉ huy chiến đấu cả một lực lượng du kích rất lớn. Ông tin Phật, niệm Phật Quan Âm và những cuộc chiến đấu của ông thường là chiến thắng. Sau khi đất nước hoà bình thống nhất, ông giữ chức Chủ tịch huyện, công việc bận rộn là thế nhưng đêm nào ông cũng ngồi thiền. Ông kể cho chúng tôi nghe về công phu thiền định của ông, về việc ông đã nhập được những tầng bậc thiền định như thế nào, các cảnh giới ông đạt được ra sao… Sau này ông mất rất an lành.

Trải qua mấy ngàn năm thăng trầm của lịch sử, chúng ta thấy rõ ràng Đạo Phật luôn đồng hành và đem lại nguồn sức mạnh âm thầm, bền bỉ cho dân tộc này. Sức mạnh tâm linh đó biến thành sức mạnh chiến đấu, sức mạnh bảo vệ và xây dựng đất nước. Ta hiểu điều này và các thế lực ngoại bang cũng đã kịp hiểu điều này. Vì vậy trong diễn biến hoà bình, để chống phá đất nước ta, họ luôn cố tìm cách thay thế Đạo Phật bằng một tôn giáo khác. Đây là dã tâm muốn bứng đi cội gốc văn hoá tâm linh của dân tộc ta. Nếu ngày nào đó Đạo Phật biến mất, ta sẽ lại trở thành nô lệ cho ngoại bang. Cho nên việc chúng ta tu tập theo Đạo Phật, bảo vệ và giữ gìn Phật Pháp cũng chính là ta đang bảo vệ đất nước mình. Chính cái tâm linh thẳm sâu thiêng liêng trong lòng mỗi người dân đã hợp thành một sức mạnh kỳ lạ, lớn lao để bảo vệ và phát triển đất nước.

Trích đoạn gõ lại từ bài giảng Đừng đi một mình của Thượng Toạ Thích Chân Quang, thời điểm 00:11:34 https://youtu.be/kyiX73j4uIs?t=11m35s

Tương ứng với trích đoạn từ trang 23 đến trang 33 của sách Đừng đi một mình, song ngữ Anh – Việt của Thượng Toạ Thích Chân Quang, do NXB Tổng hợp Tp. HCM ấn hành.

Bản chất thật sự của tình thương yêu - Cháu ruột Bác Hồ, TT. Thích Chân Quang

Tâm từ, hay thường được gọi chung là từ bi, là tình thương không điều kiện, không đòi hỏi phải được đáp trả trở lại.

Thật sự thì chữ bi có nghĩa là thương xót khi thấy chúng sinh đau khổ. Chỉ khi nào có thương yêu ai, ta mới thấy xót xa khi người đó đau khổ. Bi là dấu hiệu chứng minh có sự hiện hữu của từ nên chúng ta hay ghép chung thành từ bi. Nhưng nếu cẩn thận thì ta chỉ dùng chữ từ cho đúng bài bản chữ nghĩa.

Vì tâm từ là tình thương không điều kiện nên cũng không hạn cuộc nơi một số ít người mà luông có khuynh hướng trải rộng vô tận. Để hiểu rõ hơn về tâm từ, ta nên so sánh với tâm luyến ái của thế gian.

Tâm luyến ái cũng là tình thương yêu của chúng sinh này với chúng sinh kia, nhưng bắt buộc phải có một trong những điều kiện sau đây:

- Thứ nhất, do duyên nghiệp ân nghĩa đời trước tạo thành. Chúng ta thương người nào vì trong kiếp trước ta có nợ có duyên với người đó. Ví dụ như giữa cha mẹ và con cái với nhau cũng là duyên nợ qua lại mới tạo thành. Trong đó, cha mẹ mắc nợ người con nào nhiều sẽ cảm thấy thương yêu người con đó hơn. Trong số những bạn bè huynh đệ mà ta gặp gỡ trong cuộc đời cũng vậy, không phải ai ta cũng có thiện cảm đều như nhau mà là người thì ta thương nhiều, người thì ta thương ít. Đó là vì duyên giữa mọi người với chúng ta không đồng.
Ân nghĩa đời trước sẽ tạo thành tình thương yêu đời này rất rõ rệt. Ví dụ như ta chịu ơn ai nhiều từ kiếp trước vì người đó đã ưu ái ta, giúp đỡ ta nhiều. Đời này gặp lại, tự nhiên ta thấy thương mến người đó một cách không giải thích được và cứ muốn giúp đỡ ân cần. Người kia thì thấy bình thản vì họ thi ân chứ không chịu ơn. Chúng ta chịu ơn thì cứ bị một tình cảm thúc đẩy trong tâm để phải muốn làm cho người đó vui. Cho nên ta thấy rằng tình cảm thế gian chỉ là hư ảo, chỉ là trung gian làm chất xúc tác để chúng sinh trả nợ lẫn nhau chứ không có thật. Tình thương yêu thế gian rất mong manh, nợ trả hết rồi thì thương yêu cũng hết. Khi thương nhau, ta cứ tưởng tình thương đó sẽ bền vững lâu dài, nhưng rồi “ thế rồi cuộc đời là, những cuộc tình chia xa, đi lạc vào những phía không đường về…”

Tình thương yêu nam nữ là đại biểu mãnh liệt nhất cho loại tình thương thế gian này. Tình yêu nam nữ là mãnh liệt nhất nên cũng ích kỷ nhất. Trước hết khi yêu, ai cũng nghĩ rằng tình yêu đem lại cho ta hạnh phúc vì cảm xúc của tình yêu rất cháy bỏng. Xưa nay không biết bao nhiêu thơ, văn, nhạc, tranh, tượng ca ngợi tình yêu. Tình yêu nam nữ và sáng tác nghệ thuật gần như bất khả phân ly vì những cảm xúc tình yêu giúp nghệ sĩ cảm hứng để sáng tác. Nhưng đến khi tình yêu tan vỡ thì người ta mới biết đó là đau khổ nhất. Vì sao, bởi vì bản chất của tình yêu là ích kỷ nhất nên nó cũng gây ra đau khổ nhất.

Triết gia Schopenhauer nói: “Chỉ có những triết gia mới có thể sống hạnh phúc trong hôn nhân, nhưng tiếc rằng một triết gia thật sự thì không chịu lấy vợ.”

Cuộc sống gia đình rất phức tạp, vợ chồng đòi hỏi sự săn sóc ân cần từng li từng tí. Yêu cầu của tình yêu rất cao nên hầu hết không ai đáp ứng được đầy đủ. Chỉ có những người rất thông minh và rất đạo đức mới đáp ứng nỗi. Người vừa thông minh vừa đạo đức đó, Schopenhauer gọi là triết gia.

Người ta gặp nhau rồi có tình cảm với nhau, rồi thích nhau gì đó chứ không thật là có tình yêu. Tình yêu thật sự rất mạnh và đòi hỏi sự ứng xử khéo léo để được bền vững lâu dài, để kềm chế sự ích kỷ của mình lại. Sự ích kỷ trong tình yêu rất dữ dội mà bộc lộ rõ nhất là sự ghen tuông. Khi ghen tuông, người ta có thể đánh, giết, tạt acid… đủ màn ác độc. Vì ích kỷ nên người ta cũng đòi hỏi lẫn nhau, trói buộc lẫn nhau, ghen tuông với nhau, hành hạ lẫn nhau.

Để sống êm ấm hạnh phúc trong gia đình phải là những triết gia thông minh và đạo đức. Nhưng như Schopenhauer nói, triết gia thì không chịu lấy vợ. Đa phần người ta sống không hạnh phúc trong hôn nhân. Trong một cuộc thăm dò ý kiến, nhiều cụ già đã lắc đầu ngao ngán về cuộc sống hôn nhân đã qua của mình. Tình yêu quả thật là một cái gì hư ảo mong manh!.

So sánh Đạo đức và Pháp luật - Cháu ruột Bác Hồ, TT. Thích Chân Quang

a) Ở mức độ cạn:

Ở mức độ cạn thì Đạo đức cao hơn Giới luật. Vì sao?

Bởi vì Đạo đức là cái tốt ở trong tâm, trong khi Giới luật chỉ là sự ngăn cấm bên ngoài. Giới luật ngăn cấm những sai lầm ở hành vi và lời nói, như cấm giết hại, cấm trọm cắp, cấm nói dối vân vân… còn Đạo đức giữ gìn tâm ta thoát khỏi sự độc ác, sự tham lam, sự gian trá…

Có những trường hợp hành vi bên ngoài là phạm giới nhưng nội tâm bên trong là có đạo đức. Một người sư đệ đã lấy đôi dép đẹp của người sư huynh, mà không hỏi xin phép, để đem cho một người nghèo, vì biết rằng người sư huynh của mình tâm rất tốt. Hành vi lấy không hỏi xin là vi phạm giới luật, nhưng động cơ là giúp người nghèo, và cũng biết chắc sư huynh mình sẽ hoan hỷ, nên được xem là phù hợp với đạo đức.

Một câu chuyện nổi tiếng trong Góp nhặt cát đá ,” có hai sư huynh sư đệ cùng đi trên một con đường sình lầy. Có lẽ hai vị quần áo cũng lam lũ nên để như vậy mà lội sình luôn. Đến một đoạn, chợt hai vị thấy một cô gái mặc kimono có vẻ quý tộc đứng loay hoay bên đường không dám băng qua vì sợ lấm y phục. Lúc đó trên đường cũng không có ai khác có thể giúp cô gái. Người sư đệ bước lại bảo:

- Này cô bé, để ta giúp cho.

Rồi ông bế cao cô gái lên, đưa qua bên kia lề đường, đặt xuống, sau đó tiếp tục đi với sư huynh mình. Thế là người sư huynh làm mặt ngầu, lầm lì không thèm nói chuyện nữa. Sư đệ có hỏi gì cũng không thèm đáp. Đến một khá lâu cũng gần về đến chùa, sư huynh mới trách:

- Chúng ta là tu sĩ không được phép đụng chạm đến phụ nữ, tại sao sư đệ làm như thế?

- Ha ha, em đã bỏ cô ta lại đó rồi, sư huynh còn mang tới đây sao !”

Nghe câu chuyện trên ta thấy người sư đệ đã khá tự tại, dù chạm người nữ mà tâm không dính. Xét về giới luật thì đã phạm, nhưng xét về Đạo đức thì không sao vì đó là việc làm vị tha giúp người với tâm vô nhiễm. Chúng ta vẫn khâm phục người sư đệ mỗi khi nghe kể câu chuyện trên. (Tuy nhiên dù có khâm phục, tu sĩ cũng không nên bắt chướt đi ngoài đường kiếm phụ nữ để bồng qua đường.)

Vì sao không nên gộp Tết Ta vào Tết Tây và Ý nghĩa đặc biệt của ngày Tết cổ truyền Việt Nam (*)


[…] Người ta đặt ngày 1-6 là ngày Quốc Tế Thiếu Nhi, để các cơ quan, đoàn thể và gia đình nhắc nhau biết chăm sóc, dạy dỗ thiếu nhi. Vì có những nơi mà thiếu nhi sống mà không có tuổi thơ, không được học hành, chẳng được yêu thương, phải lao động vất vả. Nên có ngày Thiếu Nhi để nhắc nhở mọi người quan tâm thiếu nhi, vì thiếu nhi là tương lai của nhân loại. Rồi lại có ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8-3 bởi vì phụ nữ vốn chân yếu tay mềm, đa phần là vậy, phụ nữ yếu sức hơn đàn ông nên dễ bị bắt nạt, ức hiếp, ngược đãi bằng luật rừng, và ở những xứ đàn ông dâm dục nhiều thì phụ nữ dễ bị cưỡng hiếp. Vì vậy nên thế giới lập ra ngày Phụ Nữ để vinh danh giá trị người phụ nữ và để nhắc người đàn ông phải biết bảo vệ, yêu thương những người phụ nữ bên cạnh mình. Rồi có ngày 1-5 là ngày Quốc Tế Lao Động, bởi vì thân phận người lao động cực khổ quá. Số phận của họ, cuộc đời của họ bị ảnh hưởng nhiều, thậm chí là quyết định bởi người chủ. Vì để nhắc cho thế giới biết thân phận cũng như sự đóng góp của người lao động nên người ta lập ra ngày Quốc Tế Lao Động 1-5.


 Vậy, đố chư tôn đức, đố quý Phật tử, người ta lập ra ngày Tết để làm gì? Ngày Tết ở đâu ra? Ngày Tết được cho là ngày bắt đầu của một năm mới. Tại sao ngày bắt đầu của một năm mới lại quan trọng đến như vậy? Chúng ta có 2 ngày bắt đầu năm mới khác nhau. Một ngày của dương lịch. Một ngày của âm lịch. Cùng là ngày 1-1, nhưng hai ngày đó thường chênh lệch nhau khoảng từ 1 tháng đến gần 2 tháng. Vậy, ngày đầu năm của dương lịch với ngày đầu năm của âm lịch, ngày nào mới thật sự đúng là ngày đầu năm? Những người yêu văn hoá phương Tây thì cho rằng ngày 1-1 của dương lịch mới là ngày đầu năm. Sự thật điều đó là sai. Sự thật là, xét theo thời tiết, thì ngày 1-1 của dương lịch vẫn còn nằm trong mùa đông. Chỉ có ngày 1-1 của âm lịch mới chính xác nằm trong mùa xuân. Vì vậy, người Đông Phương làm lịch chọn ngày 1-1 làm ngày đầu năm đúng vào thời điểm bắt đầu của mùa xuân, đã văn minh hơn người Tây Phương. Chúng ta xem dự báo thời tiết vào mùa xuân sẽ thấy đến tháng 2 của dương lịch mới bắt đầu mùa xuân, tức là tháng Giêng của âm lịch. Cho nên, để từ giã mùa đông lạnh lẽo, u ám, buồn bã, bước vào thời điểm nắng ấm bắt đầu ửng lên, tuyết dần dần tan, mầm chồi bắt đầu vươn dậy, những nụ hoa từ từ hé mở thì chính xác chỉ là ngày đầu năm của âm lịch.

Nên vì vậy, ta cố gắng duy trì ngày Tết truyền thống theo âm lịch này vì nó vừa hợp với lòng người biết yêu quý bản sắc văn hoá dân tộc, vừa chính xác phù hợp với sự chuyển dịch luân phiên giao mùa của thời tiết. Có một số người cứ kêu “thôi ăn Tết theo dương lịch cho giống với thế giới”. Tại sao, mắc gì phải giống với thế giới, trong khi âm lịch của Đông Phương mới chính xác hơn, chứ không phải là dương lịch? Nên đúng ra là Mỹ, Pháp, Âu Châu … phải ăn Tết theo lịch Việt Nam mới là đúng. Chứ mình không cần ăn Tết theo họ. Nên hôm nay chúng ta ở đây để chúng ta đón giao thừa, cùng với cả nước, chuẩn bị ngày mai bước vào những ngày Tết đầu năm, thì ta là những người văn minh hơn một nửa bên kia bán cầu của thế giới. [tiếng Phật tử vỗ tay vang dội].

Sự mất quân bình giữa tiện nghi vật chất và các giá trị đạo đức, tinh thần của loài người

Thế giới hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với những thế kỷ trước, nhất là so với thời đại của Phật, bởi bự tiến bộ của Khoa học Kỹ thuật.

Khoa học kỹ thuật đã làm biến đổi những tiện nghi trong cuộc sống và do đó làm thay đổi cả lối sống của con người. Ví dụ như ngày xưa muốn nói chuyện với nhau, người ta phải đi qua một quảng đường dài để gặp mặt. Vì mặt đối mặt nên phát sinh văn hóa lễ nghi giao tiếp. Ngày nay người ta chỉ cần nhấc phone lên là nói chuyện được, rất dễ dàng, và lễ nghi giao tiếp bị xem thường dần.

Rồi những dụng cụ máy móc kỳ diệu ra đời như xe hơi, tivi, computer, máy may, máy dệt, máy in… làm cho đời sống của con người được cải thiện tốt đẹp rất nhiều. Hàng hóa tinh xảo hơn càng lúc càng xuất hiện làm thu hút sự tiêu thụ mua sắm của con người. Người ta cứ phải thay đổi xe, đổi máy để có được máy mới với tính năng cao hơn, mạnh hơn, đẹp hơn… Thậm chí vải vóc quần áo cũng phong phú đa dạng dồi dào đến nỗi ai cũng sắm sửa dư thừa.

Sự thành tựu của Khoa học kỹ thuật quá thuyết phục đối với thế giới nên nhiều người phát sinh tâm lý thực dụng, coi trọng vật chất, của cải, kỹ thuật khoa học vật lý hơn là những giá trị tâm linh Đạo đức của thánh hiền từ ngàn xưa. Họ cho rằng tâm linh đạo đức là cái gì huyền hoặc mơ hồ không thực tế, không làm cho con người an sung mặc sướng như Khoa học Kỹ thuật đã làm được. Vì thế họ xa rời dần những giá trị tinh thần để thiên về vật chất. Cũng vì thế, thế giới đang bị mất quân bình giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa khuynh hướng hưởng thụ và khuynh hướng đạo đức.

Khi giá trị đạo đức tinh thần kém đi tức là con người đang đi dần vào tội lỗi và đau khổ mà không biết. Đó là lý do tại sao tuổi trẻ bây giờ dễ nỗi loạn, kiêu ngạo và bướng bỉnh vì họ tiếp xúc rất sớm với Kỹ thuật hơn thế hệ cha ông của họ. Ngày xưa cha ông của họ còn thời gian để tiếp cận với truyền thống coi trọng đạo đức tinh thần. Bây giờ mọi cái đang thay đổi theo chiều hướng xấu hơn về đạo đức.

Người xuất gia may mắn được sống trong môi trường coi trọng giá trị đạo đức tinh thần rất cao, khác hẳn với môi trường của tuổi trẻ bên ngoài rất là phức tạp. Mỗi ngày báo chí đều đăng tải những tin tức về tội phạm ma túy, cướp giựt, cờ bạc… mà những tên tuổi hình ảnh đều còn rất trẻ, thậm chí rất nhiều trẻ vị thành niên.

Hãy nhìn sự cuồng nhiệt quá đáng như điên dại khi người ta theo dõi bóng đá để hiểu sự mất thăng bằng trong tâm hồn con người ngày nay như thế nào. Chính vì tình trạng mất quân bình giữa đời sống tinh thần đạo đức và vật chất hưởng thụ mà người đệ tử Phật phải ý thức nhiều hơn về lý tưởng tu dưỡng Đạo đức để xây dựng lại một thế giới tràn đầy tình thương yêu và Đạo đức.

Con người sống trên đời cần rất nhiều thứ như tiền bạc, tình yêu, địa vị, gia đình, con cái, tiện nghi, vân vân… Nhưng trong tất cả những cái đó, con người rất cần Đạo đức làm nền tảng, làm cốt lõi, làm linh hồn. Thiếu Đạo đức, con người sẽ làm đổ vỡ tất cả. Ví dụ một người kỹ sư thiếu đạo đức sẽ tạo nên một công trình kém chất lượng; một luật sư kém đạo đức sẽ lách qua kẻ hở pháp luật để bênh vực kẻ có tội; một bác sĩ kém đạo đức sẽ kéo dài bệnh để ăn tiền; một viên chức kém đạo đức sẽ lợi dụng chức quyền để làm khổ dân… 

Vì vậy, trong bất cứ lãnh vực nào, nghề nghiệp nào, con người vẫn luôn luôn cần đạo đức để làm đúng với trách nhiệm của mình. Người đệ tử Phật hoàn toàn có ưu thế để đóng góp vấn đề Đạo đức cho xã hội vì Đạo đức là một thuộc tính nỗi bật của Phật Giáo. Người đệ tử Phật, nhất là người xuất gia, phải hết lòng tu dưỡng để đóng góp và đóng góp rất nhiều cho xã hội về nhu cầu Đạo đức vốn đang thiếu trầm trọng này.

Và cái thứ hai xã hội cần nữa là sư bình an nội tâm. Hiện nay con người ta sống rất là căng thẳng vì phải đấu tranh với sinh kế rất mệt mỏi. Ngay cả các trò giải trí cũng làm người ta căng thẳng nữa. Người nào lo sinh kế tìm miếng ăn miếng mặc đã khổ rồi; những người chơi game điện tử cũng căng thẳng không kém vì các trò bắn giết ì xèo trong đó; những vũ trường thuốc lắc gào thét nhảy múa điên dại, những trận bóng đá reo hò inh ỏi thâu đêm… đều là biểu hiện của một thế giới bất an căng thẳng. Nếu xuất hiện thêm vài màn khủng bố nổ bom, vài cuộc tấn công giết chóc thì sự căng thẳng còn ghê gớm không biết đến dường nào.

Chính vì con người sống rất căng thẳng nên sự bình an nội tâm là một nhu cầu rất lớn bên cạnh nhu cầu về Đạo đức. Ai cũng biết người tu theo Đạo Phật là tìm đến mục tiêu giác ngộ giải thoát, nhưng đó là mục tiêu của cá nhân mình, của riêng nội bộ đạo Phật. Ai là Phật tử thuần thành thì rất quý trọng tu sĩ vì nghĩ rằng những vị tu sĩ đang tinh tấn đi trên con đường giải thoát và có thể hướng dẩn họ cùng đi. Nhưng những người không theo đạo Phật thì không quan tâm đến lý tưởng giải thoát đó. Cộng đồng xã hội trước hết chỉ quan tâm xem đạo Phật thật sự đã đóng góp gì cho con người, cho thế giới. Đạo Phật thật sự có thể đóng góp rất nhiều về hai lãnh vực mà thế giới đang rất cần, đó là Đạo đức và sự Bình an của nội tâm.

Nguồn

Tâm thư gửi bộ trưởng Trương Minh Tuấn

          Kính gửi bác Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT).


          Kính thưa bác.      
Con là một đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, năm nay con 20 tuổi.
Hôm nay, con tình cờ xem được một số trang của hai quyển truyện xuất bản tại Việt Nam là “Game Of Thrones - Trò chơi vương quyền” và “A Chivalry of the Failed Knight - Sử thi về một hiệp sĩ lưu ban”. Con xin phép dẫn lại một số trích đoạn ạ và hình ảnh ạ:
 “ … “Có thích không” cô thì thào hỏi khi hướng dẫn cậu cho dương vật vào bên trong cô. Chỗ đó của cô ướt sũng, và cô không còn là trinh nữ nữa, điều đó rất rõ, nhưng Jon không quan tâm. Lời thề của cậu, sự trong sạch của cậu, tất cả không còn quan trọng nữa, quan trọng bây giờ là hơi nóng của cô, là cái miệng đang ngấu nghiến, là ngón tay đang vê đầu vú cậu …” (Trò chơi vương quyền)

 “        … “Wow! Dữ dội! Công chúa thoát y!”
          “Ý tưởng tuyệt vời! Đại ca Bisho muôn năm!”
          “Cởi mau, cởi mau! Há há há!”
          Phải phơi bày da thịt trước quân cục súc, cảm giác nhục nhã nhuộm đỏ gò má Stella. Cô cởi bỏ từng lớp, từng lớp y phục trên người.” (Sử thi về một hiệp sĩ lưu ban)


Kính thưa bác.
Con nghĩ rằng những nội dung như trên là văn hoá phẩm đồi truỵ. Văn hoá phẩm đồi truỵ kích động lối sống tự do tình dục: quan hệ tình dục nhiều, trước hôn nhân, ngoài hôn nhân, khiến người con gái không giữ được trinh trắng trước cuộc hôn nhân chính thức, người con trai thì sống thử vô trách nhiệm (được phát bao cao su miễn phí mà). Sự dễ dãi với tình dục lúc tuổi trẻ của người con trai, con gái cùng đối tượng khác khiến lòng kính trọng lẫn nhau giữa hai người khi thành vợ thành chồng không bao giờ là trọn vẹn, sẽ luôn sứt mẻ, âm ỉ nghi kị về lòng chung thuỷ, ghen tuông và xem thường. Lòng “tương kính như tân”, tức “kính trọng lẫn nhau như ngày đầu” của hai vợ chồng là nền tảng của gia đình bền vững. Gia đình bền vững là nền tảng của văn hoá, thuần phong mỹ tục dân tộc. Mà văn hoá, thuần phong mỹ tục dân tộc là cội nguồn quyết định sự tồn vong, thịnh suy của đất nước.
Kính thưa bác.
Khoản 1 điều 60 của Hiến pháp ghi rõ “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Điều 253 Bộ Luật hình sự quy định “Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Xuất bản văn hoá phẩm đồi truỵ nhằm kích động lối sống tự do tình dục chẳng những là hành vi vi phạm khoản 1 điều 60 của Hiến pháp và điều 253 của Bộ Luật hình sự mà còn tàn phá văn hoá, thuần phong mỹ tục dân tộc; đánh vỡ sự bền vững của hàng triệu gia đình; huỷ diệt tâm hồn của hàng chục triệu trẻ em, học sinh – sinh viên; và đe doạ nghiêm trọng sự tồn vong của đất nước, của chế độ.
Con tin bác sẽ nhân danh lòng yêu nước và tinh thần thượng tôn Hiến pháp – Pháp luật để có biện pháp đủ cứng rắn nhằm bảo vệ văn hoá – linh hồn của dân tộc ạ.
Thanh thiếu niên chúng con đã quá thừa những thông tin kích dục trên mạng internet. Từng ấn phẩm truyện, truyện tranh, từng bộ phim kích dục được xuất bản, công chiếu công khai một cách hợp pháp sẽ là những giọt thông tin kích dục nhỏ vào ly tâm hồn vốn đã đầy ắp những điều đó của chúng con. Mỗi một giọt nước tràn li có thể sẽ khiến xã hội có thêm hàng trăm bào thai bị nạo phá; hàng nghìn ánh mắt trong veo của trẻ thơ bị vẩn đục, nhàu nát bởi sự quấy rối, xâm hại, bạo hành. Một người anh của con đang du học ở Mỹ có tâm sự rằng: “Ở bên này, các sinh viên trước khi vào học phải được huấn luyện một khoá học về tính dục: nhận dạng thế nào là quấy rối tình dục, thế nào là hiếp dâm… và chỉ dẫn cái phương pháp để tự bảo vệ chính mình, bảo vệ bạn bè mình. Đồng thời nhận biết các dấu hiệu của “tội phạm tính dục” để kịp thời báo cáo, phòng tránh cho mình và người khác”. Con tin rằng thế hệ trẻ chúng con không chỉ cần các thông tin, khoá học như thế, mà chúng con còn cần những thông tin, khoá học về: tác hại của tình dục bừa bãi, lợi ích của việc làm chủ bản thân và phương pháp hoá giải đòi hỏi sinh lý của cơ thể khi chúng con muốn tập trung vào việc học, công việc hay khi chúng con ở gần người yêu để không có những cử chỉ, hành vi vượt ngoài giới hạn. Nhờ như vậy, chúng con có thể trở nên vững vàng, bản lĩnh, hơn trong việc làm chủ bản thân. Khả năng đó sẽ giúp chúng con tăng trưởng sức chịu đựng và lòng kính trọng với người yêu, người bạn đời của mình để đạt được hạnh phúc trong tình yêu, hôn nhân, gia đình. Đó mới là điều chúng con cần, mà con nghĩ, Bộ TT-TT nên ủng hộ những thông tin như thế, chứ không phải là cấp phép thêm cho những “giọt nước tràn li” ạ.
Con kính chúc bác một năm Kỷ Dậu nhiều sức khoẻ, phước lành và an lạc ạ.
Con xin chờ đợi hồi âm của bác ạ. Năm hết Tết đến, nếu thanh thiếu niên chúng con nhận được từ bác những phong bao lì xì: một số quyết định thu hồi và xử phạt, thì chúng con sẽ vui xuân thêm phần lạc quan, vui vẻ, sung sướng biết là bao nhiêu ạ.
Con xin dừng bút.
Hồng Liên
Nguyễn Thị Hồng Liên

Xem thêm: Bí mật lịch sử - Karl Marx ủng hộ tự do tình dục: http://3t333.blogspot.ru/2016/12/vi-sao-nha-nuoc-viet-nam-cho-chieu-phim-18-o-rap-va-vtv.html

Đơn tố cáo hành vi vi phạm thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật, vi phạm hiến pháp của Đài truyền hình Việt Nam (VTV)

Quyền trẻ em (Child Rights) và Tự do tình dục (Sexual Liberation) là hai công cụ mà Chủ nghĩa đế quốc (Imperialism) sử dụng để thống trị loài người về văn hoá

Bác Hồ nói gì khi bị phê phán là "xa rời chủ nghĩa Mác - Lênin" ?

Lời Đại Tướng Võ Nguyên Giáp viết cho lần xuất bản thứ ba
cuốn “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường kách mạng Việt Nam”

Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng ta, quán triệt nghị quyết “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động…”, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được đẩy mạnh, sâu rộng và có tổ chức, nổi bật là các đề tài trong chương trình cấp nhà nước “Về tư tưởng Hồ Chí Minh”, mang mã số KX-02.
Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường kách mạng Việt Nam” của một tập thể tác giả do tôi làm chủ biên, được xuất bản vào tháng 5-1977, là thành quả của đề tài cấp nhà nước KX-02-01, một đề tài mang tính tổng quan, nghiên cứu, giải đáp những vấn đề chung và cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh như khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành, những luận điểm sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh và phương hướng quán triệt, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống, vào sự nghiệp đổi mới của Đảng ta, nhân dân ta.
Cuốn sách ra đời, được sự hoan nghênh, hưởng ứng của các đồng chí lãnh đạo, các cán bộ nghiên cứu và của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trong lần xuất bản thứ nhất, do sự hạn chế của bước đầu nghiên cứu và do còn ý kiến, chưa gặp nhau trong việc đưa ra công luận một số tư liệu, một số vấn đề, nên có một số thông tin quan trọng, một số điểm chưa có điều kiện nói rõ được.
Thể theo yêu cầu của bạn đọc và của Nhà xuất bản nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi đã xuất bản cuốn sách lần thứ II, có bổ sung, sửa chữa.
Từ lúc ra đời cho đến nay, đã hơn 6 năm thử thách, cuốn sách thể hiện được tính đúng đắn, khoa học và đã cung cấp những kiến thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu tuyên truyền giáo dục quán triệt sâu sắc hơn. Chính vì vậy, Bộ phận biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã đánh giá: “Đây là một công trình lớn, có giá trị về lý luận và thực tiễn, đánh dấu một bước phát triển mới trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở để chúng ta tiếp tục nghiên cứu, hiểu sâu sắc hơn tư tưởng của Người”.
Nội dung cuốn sách, cùng với những thành tựu nghiên cứu khác về tư tưởng Hồ Chí Minh, đã cung cấp cơ sở để Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng có sự khái quát cô đọng, chặt chẽ về khái niệm, nguồn gốc hình thành và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là một bước tiến trong nghiên cứu và trong sự thống nhất nhận thức một số vấn đề cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh.
Là người may mắn và hạnh phúc được sống gần ba thập kỷ bên Bác, trong một hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo cũng như trong những thời cơ thuận lợi của cách mạng Việt Nam từ khi Bác trở về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng cho đến lúc Bác vĩnh viễn đi xa, tôi được Bác tin tưởng giao cho nhiều trọng trách mới mẻ tưởng chừng vượt quá sức gánh vác của mình, nhất là trong những ngày đầu cuộc Cách mạng tháng Tám – 1945 và trong lĩnh vực lãnh đạo quân đội quốc phòng từ ngày đầu thành lập Quân giải phóng cho đến suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống đế quốc Pháp và Mỹ. Đồng thời cũng được Bác chân tình dạy dỗ, hướng dẫn từng đường đi nước bước, từng chủ trương, kế hoạch, từng lời nói, việc làm, cả trong nhiệm vụ chung và cả trong đời sống riêng tư. Lúc nào, ở đâu, việc gì, thành hay bại, khó khăn hay thuận lợi, tiến hay tạm lùi, đều như có Bác bên cạnh. Những tư tưởng, quan điểm, những lời khuyên nhủ và tấm gương thực tế xử lý mọi việc đối với mọi người của Bác đã giúp tôi bình tĩnh, dũng cảm, sáng suốt tìm được chủ trương, biện pháp, đúng đắn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trên mọi cương vị công tác và trưởng thành về mọi mặt.
Mấy năm gần đây, dù đã đến tuổi 90 – cái tuổi gần đất xa trời, tôi vô cùng phấn khởi được giao trọng trách góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, có điều kiện, có thời gian, có độ lùi lịch sử cần thiết để tìm hiểu thêm về Bác và soi lại lòng mình.
Càng nghiên cứu, càng kiểm tra lại những việc Bác đã chủ trương, đã làm, để đưa cách mạng Việt Nam vượt qua bao thác ghềnh, đạt đến những thắng lợi vĩ đại như ngày nay, càng thấy công ơn trời biển của Bác đối với Cách mạng Việt Nam và thấy sự vĩ đại vô cùng của Bác. Đúng như sự khái quát của đồng chí Trường Chinh và của một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt khác, Bác là một bậc “đại nhân, đại trí, đại dũng”. Bác là nhà chính trị - văn hoá kiệt xuất, nhà tổ chức vĩ đại, nhà quân sự đại tài, tấm gương đạo đức trong sáng tuyệt vời mà gần gũi bình dị. Nổi bật hơn cả và xuyên suốt là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản; là sự gắn bó, kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc dân chủ và chủ nghĩa xã hội, với mục tiêu lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội (giai cấp), giải phóng con người. Tư duy nhận thức đó là sự thống nhất nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn, thực tiễn với lý luận, là sự gần dân, lời nói đi đôi với việc làm, kế hoạch một biện pháp hai ba; lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của dân, do dân, dựa vào dân, phát huy mọi tiềm lực của toàn dân.
          Những đánh giá, những nhận định về bản chất, về giá trị đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh và về Hồ Chí Minh, của bạn bè quốc tế, coi Hồ Chí Minh là hiện thân của cuộc cách mạng, là một nhân vật kỳ lạ của thời đại ngày nay… Theo tôi, đây là những đánh giá, những suy xét khách quan, khoa học và vô cùng sâu sắc của những nhà lãnh đạo, những trí giả, những nhà nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế mà chúng ta cần quan tâm suy nghĩ, tìm hiểu để lĩnh hội hết cái “hồn”, cái “thần” của nó, giúp ta hiểu sâu thêm, thấy rõ hơn “cái vĩ đại”, tầm cỡ lịch sử và quốc tế của Bác và của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trọn đời đi theo con đường của Bác, của Đảng, làm người học trò, người cộng sự của Bác, tôi vô cùng tự hào là đã đáp ứng được lòng tin của Bác, tôi vô cùng tự hào là đã đáp ứng được lòng tin của Bác, đã cùng với tập thể Bộ Chính trị, cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện xuất sắc tư tưởng và nguyện vọng của Người ghi trong Di chúc thiêng liêng là “đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất nước nhà, đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Tuy nhiên, việc lĩnh hội, tiếp thu, chấp hành những quan điểm tư tưởng, những chủ trương của Bác không phải là giản đơn, dễ dàng. Đó là vì, trình độ, bản lĩnh chính trị, kinh nghiệm thực tiễn của lứa tuổi chúng tôi lúc bấy giờ còn có khoảng cách lớn so với “tầm” của Bác, trong anh em chúng tôi một số có ít nhiều biểu hiện giáo điều, hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin qua sách báo, như những công thức cứng nhắc… Mặt nữa là tình hình thực tiễn của cách mạng Việt Nam thời kỳ bấy giờ vô cùng phức tạp. Nhiều sự kiện diễn ra ngoài suy nghĩ, tưởng tượng của chúng tôi như đại đoàn kết với mọi thành phần yêu nước, nhẫn nhịn bọn Tưởng, lùi một bước với Pháp, “hoà để tiến” vì mục tiêu của kách mạng Việt Nam.
Một sự kiện có lẽ ít người biết và sách báo hình như chưa đề cập đến. Đó là vào lúc tôi đi chiến dịch Đông – Xuân 1950 – 1952, ở căn cứ Việt Bắc, Đảng đang tiến hành Hội nghị trừ bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II với chủ trương Đảng ra công khai và lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam cùng với cương lĩnh mới: Cương lĩnh hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, xoá bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, làm cho nước Việt Nam độc lập và thống nhất dân chủ tự do, phú cường và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đồng chí Trường Chinh viết thư cho tôi cho biết là tình hình thảo luận khá gay go, nhất là vấn đề đổi tên Đảng, thậm chí có đại biểu đặt vấn đề gay gắt là đổi tên Đảng vậy có còn Đảng cộng sản nữa không, đổi tên Đảng là đụng chạm đến tình cảm, truyền thống, là xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin… Tình hình trên được báo cáo lên Bác. Hôm sau, trong buổi họp ở Hội trường, Bác chỉ nêu 2 ý: một là Quốc tế cộng sản chủ trương làm Cách mạng vô sản và thiết lập chuyên chính vô sản, vậy có phải nơi nào cũng làm cách mạng vô sản và thiết lập chuyên chính vô sản như nhau không? Thứ hai, chủ nghĩa Mác – Lênin là gì? Nói tóm tắt là ích quốc lợi dân, điều gì đưa lại quyền lợi cho nhân dân, đều là chủ nghĩa Mác – Lênin. Đồng chí Trường Chinh viết tiếp: “Sau khi nghe Bác giải thích gọn gàng, thuyết phục, cả hội trường đứng dậy vỗ tay vang dậy tán thành”. Cuối cùng đồng chính Trường Chinh nhận xét là các đồng chí ta còn giáo điều và cũ lắm, toàn Đại hội và toàn Đảng đã hoàn toàn nhất trí với việc lấy tên “Đảng Lao động Việt Nam” và với cương lĩnh mới.

Đạo Đức là gì? - Cháu ruột Bác Hồ, Thượng Toạ Thích Chân Quang

Đạo Đức là gì?

- Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người chung quanh ta được chuyển hóa, an vui, lợi ích.
Như vậy, Đạo đức là cái tốt ở bên trong nhưng được đánh giá bằng biểu hiện ở bên ngoài. Chúng ta khẳng định lại là Đạo đức không phải là hành vi hay lời nói bên ngoài. Đạo đức chỉ chi phối hành vi và lời nói bên ngoài. Đạo đức là gốc của những hành vi lời nói tốt đẹp bên ngoài.

Một nội tâm tràn đầy Đạo đức thì luôn luôn bị thúc đẩy phải đối xử tử tế với mọi người, phải đem an vui lợi ích cho mọi người. Nếu chúng ta không thấy mình xấu, nhưng không hề bị thúc đẩy phải cư xử tốt với mọi người thì hãy biết rằng mình chưa có Đạo đức sâu sắc.

Khuynh hướng vị tha được xem là Đạo đức vì khuynh hướng đó luôn khiến chúng ta quan tâm đến những người khác, thậm chí còn hơn lo cho bản thân mình. Vì lúc nào cũng hay quan tâm đến người nên chúng ta nhanh chóng phát hiện ra nỗi khổ, niềm đau, sự khó nhọc, cơn bệnh hoạn của người để tìm cách giúp đỡ. Có khi chúng ta chỉ giúp một lời nói, một ly nước, một viên thuốc, hoặc có khi cả một số tiền lớn… để giúp người qua lúc khó khăn.

Tâm khiêm hạ được xem là Đạo đức vì tâm lý đó luôn thúc đẩy ta phải tôn trọng mọi người. Sống trên đời ai cũng cần được tôn trọng, cần được xem là có giá trị, vì thế khi ta biết tôn trọng chân thành người khác cũng là đem an vui đến cho người. Nhưng muốn tôn trọng người thì ta đừng thấy mình hơn người, nghĩa là ta phải thấy được mình nhỏ bé kém cỏi.

Khuynh hướng kín đáo cũng được xem là Đạo đức vì khuynh hướng này khiến ta không khoe khoang để đi đến tự cao vô ích. Khi ta kín đáo không bày tỏ tài năng, tài sản, thành công, công đức của mình cũng là nhường cho người khác có thêm giá trị vì không bị cạnh tranh bởi sự nỗi bật của mình.

Chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích từng tâm lý đạo đức ở những bài sau.

Nguồn:

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...