Bê bối "Mưa" – không trả tiền cho nhà nước là “dân chủ”?

Tham nhũng là gì? Là lợi dụng chức quyền vị thế để kiếm lợi ích riêng. Dân chủ là quyền làm chủ của nhân dân. Không phải quyền của cá nhân nào. Ông Quang A, Chu Hảo, Nguyên Ngọc… đòi  “dân chủ” là các ông tham nhũng bởi các ông đã lợi dụng quyền của nhân dân vì mưu cầu lợi ích riêng.

Một bài viết của FB Trần Đăng Tuấn (cơm & thịt) có đầu đề: Dân chủ của ông Putin có ý gán ghép một số vấn đề với “dân chủ”! Bác Tuẩn tuy không cùng nhóm Quang A nhưng cũng tham nhũng. khi lợi dụng dân chủ cho lợi ích nhóm (truyền thông tư nhân).

Cuộc đấu lợi ích nhóm đã diễn ra rất khốc liệt, không loại trừ truyền thông. Các vụ bê bối TT TH mới vốn ODA Nhật, sự ra đời của đứa con K+, sự cạnh tranh của các CT truyền thông khác… là cuộc đấu lợi ích. Không có gì để gọi là dân chủ hay là không. Thậm chí TH nhà nước, phản ánh đúng nguyện vọng dân chúng hơn, có nhiều DÂN CHỦ hơn là truyền thông tư nhân. 

Ở Nga, việc Putin xiết chặt luật lệ truyền thông, không có gì để ví von với dân chủ hay độc tài. Việc ông có nhiều quyền lực, cũng không liên quan đến độc tài, khi quyền lực đó phục vụ nhân dân, nó vẫn là dân chủ, thậm chí là nhiều dân chủ hơn.

Ta xem qua cuộc đấu lợi ích nhóm ở ví dụ kênh TV “Mưa” bên Nga.

Đúng vào lúc Nga ban hành luật xử phạt nặng những kẻ cực đoan, xuyên tạc lịch sử. Thì kênh truyền hình tư nhân Nga có tên “Dozhd” vướng vào vụ bê bối đình đám với trò “thăm dò” dư luận. Đại ý rằng, nếu thành phố anh hùng Leningrad đầu hàng phát xít Đức, thì có thể đã cứu được tính mạng hàng trăm nghìn người!

Rất nhiều khán giả đã phẫn nộ phản đối Dozhd, cũng rất nhiều người cắt thuê bao trả tiền của Dozhd. Đến lượt các hãng truyền dẫn sóng vệ tinh vào cuộc, họ hủy HĐ với Mưa. Hãng này mất khách trầm trọng, đứng trước nguy cơ phá sản. Cho dù đã công khai xin lỗi khán giả.

Thực ra, Dozhd đã phạm luật, phạm qui tắc truyền thông. Lao theo cái gọi là “xét lại” vốn vẫn âm ỷ ở Nga kể từ ngày Gorbachov phát động cái gọi là Glasnost – mở cửa và minh bạch, nhưng thực chất là xét lại lịch sử, bôi nhọ lãnh đạo.

Dĩ nhiên, nếu Dozhd đơn thân độc mã, thì chẳng dám vuốt râu hùm. Đằng sau nó là cả một nhóm lợi ích khác. Và vụ bê bối không phải là do “kém hiểu biết” hay sơ xuất – nó được tung ra một cách cố tình.

Cố tình gì? Đó là gây bê bối để được nổi tiếng, là kháng cự lại một bê bối tham nhũng khác mà Mưa liên quan, tuy đang điều tra, nhưng có thể là một vụ biển thủ hàng tỷ rub công quĩ.

Kẻ đứng sau vụ này, không xa lạ: cựu bộ trưởng tài chính Kudrin.

Lúc đương chức, hàng tỷ rub ngân sách đã được Kudrin ban phát vào các túi, các kênh tài chính làm nghèo đi khá nhiều đất nước, trong đó có Mưa. Cần làm gì? Tháng 11 năm ngoái, Mưa đến kỳ hạn phải trả lại vốn vay. Nhưng đã không trả.

Về cơ bản, hãng tư nhân "Mưa" như “truyền thông thế hệ mới” – đại diện cho giới trẻ hip-hốp và những trò gay LGBT, nhưng được khoe mẽ là tầng lớp “trí thức sáng tạo”. Làm thế nào để 1 người bình thường lại phải trả tiền để bị tẩy não nhồi sọ? Đã có Mưa! Thậm chí nhiều kẻ tự tin vào tiềm lực vốn liếng để Mưa mở rộng PR thu hút nhiều khán giả vào trào lưu phương Tây. Khi bê bối vỡ nợ nổ ra, những kẻ này gào lên: Mưa gặp nguy hiểm! Bị tấn công! Cấp cứu!


Đã trốn nợ lại còn thóa mạ chính quyền muốn bóp chết mình. Thực ra, Mưa chưa bị xiết nợ đến phá sản (không kẻ vô ơn nào tỏ lời cám ơn Putin?), không những thế, vấn đề nợ nần của Dozhd đã được giữ khuất một cách lịch sự khỏi truyền thông. Thế mà ngược lại, chúng to mồm nói xấu chính quyền, gây dư luận bức xúc. 

Sự quá đà này, thậm chí là cuồng loạn, khiến các bên phải vào cuộc: thư ký báo chí điện Kremlin, Hội đồng liên bang, phe đối lập, blogger, giới báo chí… và câu chuyện không trả nợ cùng trách nhiệm của Kudrin mới lộ ra. Thực sự, cái nguy hiểm không phải là Mưa chết, mà là nguy hiểm tuyên truyền nhồi sọ giới trẻ theo kiểu tự do chủ nghĩa và lối sống văn hóa dị hợm phương Tây.

Để có tiền duy trì hoạt động, Dozhd mở chiến dịch quảng cáo rầm rộ khách hàng đăng ký xem truyền hình internet và điện thoại di động, loại hình TH có tiềm năng ngoài kênh vệ tinh hay cáp. Lời rao rằng “trí thức trẻ” phải xem Mưa với phí thuê bao 1000 rub/năm. Nhưng lượng thuê bao rất ạch, có thể nói là thất bại, ngay cả khi phe đối lập chống chính quyền rất nhiệt tình cổ súy. Thực ra, người ta vẫn có thể xem rất nhiều kênh TV đa dạng trên Internet mà không phải trả tiền, thậm chí là ngay cả Việt Nam.

Dĩ nhiên Mưa cũng biết điều đó, chỉ có điều họ đánh giá quá cao về mình. Không kiếm được bạc triệu nhờ truyền hình Internet thì cần phải làm gì đó. Thế là tung bê bối.

Lại 1 cơn cuồng nộ nữa của phe cánh chống đối thóa mạ chính quyền “tấn công” bằng quyền lực. Dư luận phản đối cũng không kém phẫn nộ, đã có đơn kiện ra tòa án tố cáo Dozhd bôi nhọ lịch sử, xúc phạm cựu chiến binh và những người đã khuất. Mức án phạt cao nhất cho các tội danh này lên đến 50 triệu rub.

Vì thế, dự luật xiết chặt truyền thông và quảng cáo nằm trên bàn Chủ tịch thượng viện Matviyenko và DUMA. Còn Dozhd thì hết tiền, sa thải 1 nửa nhân viên, cắt nhiều chương trình, sa thải một số biên tập, dừng 1 số HĐ với đối tác.

Vừa qua Putin đã ký thành luật. Một số đầu trò bắt đầu biết phận giữ im lặng!

Tại sao bầu cử dân chủ lại tồi tệ?

Chuyện có thật ở một khoa nọ của trường ĐH nổi tiếng. Ấy là Bộ có chủ trương gọi là “Đổi mới dân chủ” cho các trường, giao quyền tự chủ tự quản nhiều hơn. Trước tiên là thí điểm ở các khoa và phòng ban trong trường, cho các giáo viên tự bầu Chủ nhiệm khoa và cho quyền trưởng khoa sắp xếp bộ máy.

Đây là chủ trương đúng đắn, hợp lòng giáo viên và theo xu hướng thời đại. Có vẻ thế nhưng lại không phải thế.

Khoa có 4 giáo viên và 1 cô làm thư ký, kiêm đánh máy, thủ thư, tạp vụ…

Hai thầy ra ứng cử. Thầy Tốt đương kim trưởng khoa và thầy Tồi nhiều tham vọng.

Với cả thảy 5 lá phiếu, trừ lá phiếu 2 thầy tự bỏ cho mình còn lại 3, nghĩa là để trúng cử, cần ít nhất 2 phiếu nữa. Mỗi thầy có 1 thầy tâm phúc, chắc chắn sẽ bỏ phiếu cho mình, còn lại 1 phiếu của cô thư ký.

Như vậy, lá phiếu cô thư ký tự nhiên thành quan trọng. TSB đứa nào bảo theo tinh thần dân chủ… mọi cái tổ sư gì đó đều bình đẳng.

Thầy Tốt vốn nghiêm túc, khắt khe với học trò và các giáo viên, thầy hay mắng cô thư ký đi muộn về sớm, dũa móng tay trong giờ hành chính, chuẩn bị giấy tờ hồ sơ cẩu thả… Nghĩa là cô thư ký thừa biết, với quyền trưởng khoa mới, cô có nguy cơ bị sa thải…

Dĩ nhiên cô phải bảo vệ công ăn việc làm – cái nồi cơm dân chủ của mình bằng cách bầu cho thầy Tồi.

Lúc này, phần thắng đã nghiêng về thầy Tồi. Nhưng để chắc ăn, thầy này thêm cuộc lobby mà mình biết chắc thầy Tốt không thể: hứa hẹn ve vãn cô thư ký về chỗ làm sau bầu bán, cùng thu nhập thêm ngoài kế hoạch.

 Kết quả không ngoài dự đoán, thầy Tốt được 2 phiếu, thầy Tồi được 3 phiếu và trúng cử.

Thầy Tốt đi dạy thêm được 2 năm nữa rồi xin nghỉ hưu, vì không thể chịu đựng được thêm những điều chướng tai gai mắt. Thầy tâm sự: không thể dân chủ với những đứa hư hỏng!

Tại sao bầu cử dân chủ mà lại chọn ra và trao quyền cho kẻ tồi tệ?

Rõ ràng, cô thư ký đã bán ‘phiếu bầu’ của mình, bán quyền dân chủ của mình. Trường hợp này có thể nêu câu khẩu hiệu cũ: Chủ trương đường lối đúng, còn khâu thực hiện sai!

Nhưng đúng ra thì: không thể thực hiện quyền dân chủ trong một tập thể có những cá nhân tồi! Đơn giản là dân chủ không ăn được nhưng có thể mua bán đổi chác được. Nói cách khác: dân chủ phải đi kèm với một số điều kiện.

Với 1 cuộc bầu cử trên qui mô quốc gia, sẽ phức tạp hơn nhiều, nhưng nguy cơ bầu ra 1 kẻ tồi tệ cũng lớn hơn nhiều. Thậm chí là bầu ra được một lãnh đạo tử tế là công việc vô cùng, vô cùng khó nhọc.

Người ta bầu ông Bush chỉ vì ghét ông Clinton, bầu ông Obama chỉ vì ghét ông Bush. Nói chung, dân chúng phương Tây đã chán ngán các cuộc bầu cử, tỉ lệ đi bầu rất thấp vì bầu ai cũng thế. Ngay cả các cuộc bầu bán đơn giản hơn cũng tồi tệ, như bầu dân biểu, nghị sĩ. Người ta thống kê ra, các vị này thậm chí có trí thông minh dưới mức trung bình của người Mỹ bình thường.

Bầu Cử, thì Bầu mới là 1 giai đoạn, giai đoạn tiếp là Cử, tương ứng với Bỏ vốn – Thu lời. Có buôn bạc giả cũng chẳng lờ lãi bằng buôn chính trị, nhưng cũng có cơ mất vốn nếu bỏ nhầm. Những kẻ bỏ tiền - cổ đông hùn vốn giờ được chia chác các ghế, các chỗ béo bở. Kẻ bỏ nhiều tiền thu phần nhiều béo bở. Dân đen đã bán phiếu đừng có í ới, kẻ nào dám hỗn Cử là phi dân chủ?  

Nhưng ngược lại, ở nơi nào khác, bác chủ tịch cử bác bộ trưởng, bác bộ cử bác hiệu, bác hiệu cử bác chủ nhiệm… lại là phi dân chủ! Nếu bác Chủ tịch tốt thì cũng có dân chủ tốt, còn ngược lại… đủ trò! Thật kỳ lạ, có thể họ gửi gắm cắm ký vàng bạc, tiền sổ đỏ đi chơi hụi nhưng quyết đòi cái quyền dân chủ này để tự mình bán kiếm lời. 


Cố TT Nam Tư Slobodan Milosevic nói gì trước khi chết?

Chúng ta đã đọc Dostoyevsky viết về Ukraina!
Chúng ta đã xem câu chuyện 3 cha con nhà Taras Bulba của Nikolay Gogol.
Chúng ta đã nghe ông phó chủ tịch DUMA quốc gia Zhirinovsky nói trước máy bay sẽ rơi ở Ukraina.

Giờ chúng ta nghe lại lời kêu gọi của cố TT Nam Tư Slobodan Milosevic:

HỠI NHỮNG NGƯỜI NGA! Tôi đang kêu gọi đến tất cả người Nga, cư dân Ukraina và Belarus ở Balkan cũng coi là người Nga. Hãy nhìn chúng tôi và nhớ - chúng sẽ làm ĐIỀU TƯƠNG TỰ với các bạn, khi bị chia rẽ chúng ta sẽ yếu đuối.


Phương Tây, con chó điên này, sẽ chộp lấy cổ họng các bạn...

HỠI NHỮNG NGƯỜI ANH EM, hãy nhớ lấy số phận Nam Tư! Đừng để nó cũng xảy ra với mình...

Slobodan Milosevic

Những lời này Milosevic nói trong cuộc phỏng vấn cuối cùng trước khi chết, 11/3/2006;



Cầm đầu phái đoàn OSCE ở Ukraina – là con của Banderovite

OSCE: Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu.

Bandera, Banderovite là trùm phát xít và phe cánh người Galicia ở Ukraina thời WW-II. (Xem Stepan Bandera và Roman Shukhevych là ai?)

Từ rất sớm của cuộc khủng hoảng Ukraina, Michael Botsyurkiv đã cố để tìm kiếm chủ đề quan sát, đến các vùng khác nhau và nói chuyện các thành viên khác nhau đối lập ở các phía. Thỉnh thoảng hắn ta đến bệnh viện với những người Ukr bị thương, các nạn nhân của bạo lực.

Botsyurkiv trên thực tế đóng trụ sở ở Kiev, trên phố Turgenevskaya St., số nhà 26. Từ đó cho phép qua cửa sổ văn phòng nhìn trực tiếp cơn cuồng nộ ở thủ đô Kiev và làm những báo cáo chuyên nghiệp cho các qua chức đương nhiệm cấp trên.


Cùng lúc, trên blog của báo Canada "Politics", Michael Botsyurkiv viết bài "Sau Crưm, chỉ là câu hỏi: ai tiếp theo", hắn phân tích sự trở về của Crưm trong cơ cấu LB Nga, cố để lên giọng buộc tội Kremlin qua những cái mồm như GS viện Kiev - Mogilyanskaya Mikhaylo Vinnitsky, hay cực cố vấn TT Nga Andrey Illarionov. Thao tác 1 cách nhà nghề vào thành phần dân cư bán đảo Crưm, hoạt động chức năng của OSCE nhấn mạnh đến quyền của người Ukraina và Tatars, nhưng lại không nói gì về quyền của người Nga, người Hy Lạp, Armenia, Bulgaria và các dân tộc khác không muốn sống dưới chính quyền Banderovite.


Dụng ý chống Nga rõ nét tràn lan trong các tuyên bố của Botsyurkiv về sự kiện rơi máy bay Malaysia. Trên thực tế, hắn cho rằng đó là “hiện trường của tội ác lớn nhất thế giới”... "đó dĩ nhiên, là Nga và chiến binh vũ trang nói tiếng Nga". Do đó, "quan sát viên" OSCE công khai kết tội tự vệ hung hăng và rằng họ bị tác động bởi rượu và ma túy.

Nhưng vấn đề ở chỗ khác... Cái gì buộc nhà văn Canada, người làm phóng viên và chuyên gia mạng xã hội ở Mỹ và các các nước châu Á, thành viên cố vấn nhiều chục năm các nhiệm vụ khác nhau cho LHQ ở 5 lục địa, lại chiếm cứ 1 phía nhất định trong cuộc xung đột Ukraina? Hóa ra là, đối với Ukraina và tất cả người Ukraina - Michael Botsyurkiv có sự hăng say khác thường, liên quan đến sắc thái gốc gác của hắn, và đặc biệt là ở phương Tây người ta biết cả, nhưng lại thích đồng tình lờ tịt đi…



Michael-Mikhaylo Botsyurkiv sinh ở Canada, trong gia đình 1 kẻ là Banderovite, một nhân vật có tiếng của nhà thờ Greco-catholic Ukraina và Hội Do Thái địa phương. Bố hắn, Bogdan Rostislav Botsyurkiv, sinh năm 1925 Galicia, thuộc đất Ba Lan hiện nay. Vào lúc Đức bắt đầu xâm lược Ba Lan (1939-41), ông bố của nhà lãnh đạo sứ mệnh quan sát đặc biệt của OSCE Ukraina, học tại trường Đức, thành phố Frankfurt am Main. Sự tan rã của "Khối thịnh vượng chung Polish-Lithuania lần 2" tạo cơ hội cho ông ta tham gia tích cực vào phong trào Dân tộc Ukraina. Khi đó, thực sự trong thời kỳ WW-II, tình cờ hay không mà có các phòng tra tấn của mật vụ Gestapo, trong Trại tập trung Flossenbyurg và ông ta đó cho đến sau 1947, rồi lưu vong sang Canada, nơi nồng nhiệt tiếp nhận các thành phần hậu chiến vào bán cầu Tây. Ông ta lấy vợ đó, một nữ đồng hương người Tây Ukraina hay còn gọi là Galicia. Bà vợ Vera Vasilishina đã sinh 3 đứa con trai và 3 con gái.


Cậu cả nhà Botsyurkiv học xong ĐH Canada Manitoba vào năm 1954, bảo vệ luận án tại ĐH Chicago năm 1961 với đề tài: "Chính sách tôn giáo Xô Viết ở Ukraina: 1919-1939". Cậu ta dạy khoa học chính trị (chuyên về chính trị USSR, Xô Viết Ukraina và quan hệ giữa nhà thờ, chính quyền trong các trại đặc biệt), đầu tiên (1956-1968) là ĐH Albert Edmonton, sau đó (1969-1992) trong ĐH Carlton Ottawa. Edmonton, cậu ta lập Viện Canada về nghiên cứu Ukraina, còn Ottawa là Viện nghiên cứu Xô Viết và Đông Âu, viện kiểu này lần đầu tiên xuất hiện và do cậu ta phụ trách.

Những thực tế này, thế hệ cũ người ta biết rất rõ từ tiểu sử của Bogdan Botsyurkiv, với các “chính khách mới” tụ tập mỗi tối thứ 6. Khi đó hắn lộ diện 1 trong số 2 kẻ chống  Xô Viết quan trọng trong số các phần tử dân tộc Ukraina hải ngoại (kẻ thứ 2 là đại diện thường trực Mỹ tại LHQ Konstantin Varvariv). Họ hàng bà con của Bogdan và Mikhaylo tham dự tích cực vào Maidan ở Kiev, tác giả bài viết này đã nhìn thấy chúng tận mắt, chuyển hàng hỗ trợ cho đám biểu tình thay mặt cho Cộng đồng Do Thái Ukraina ở Canada và hầu như là đại diện cho cả chính quyền Canada. Chúng là những đá tảng trong quan điểm cứng rắn của Canada đối với LB Nga trong vấn đề khủng hoảng Ukraina. Cần phải nêu câu hỏi: Liệu Michael Botsyurkiv có thể làm một trọng tài khách quan trong những rắc rối liên quan đến vụ máy bay Malaysia bị bắn rơi ở Donbass? Và, điều chính yếu, ai trao cho hắn qui chế trọng tài và tại sao Nga lại không bảo vệ mình chống lại những kẻ đại diện như thế này?

Novorossiya's central news agency - Novorus.info 

http://novorus.info/news/policy/25575-rukovoditel-missii-obse-na-ukraine-syn-banderovca.html

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...