Bác Hồ khẳng định có Đời sống sau khi chết - một vấn đề thuộc phạm trù Tâm linh

          Đời sống sau khi chết là có thật và chính Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thật này trong Di chúc để lại cho quốc dân đồng bào (*)
          […] Cao cả hơn đời sống vật chất và đời sống tinh thần là đời sống tâm linh. Tâm linh là gì? Tâm linh là những vấn đề vượt ngoài các nguyên tắc vật lý cho nên khoa học chưa thể giải thích được. Ví dụ: vấn đề luân hồi, nhân quả - nghiệp báo, các cõi siêu hình như địa ngục, ngạ quỷ, cõi trời… Tâm linh cũng bao gồm cả những năng lực kỳ lạ nằm ngoài những năng lực vật lý như: khả năng ngoại cảm, tiên tri, đọc được ý nghĩ … Tâm linh là cái ta không nhìn thấy, khoa học cũng chưa thấy do đó ta dễ hiểu sai và trở thành mê tín. Nưng tâm linh là điều có thật. Một lúc nào đó, trên toàn thế giới này, các nhà khoa học và các nhà tôn giáo phải ngồi lại để lập ra một khoa học tâm linh chuẩn xác. Khi tâm linh trở thành một ngành khoa học, sẽ không ai có quyền lợi dụng tâm linh để gây ra sự mê tín.

          Nhưng vì sao chúng ta tin rằng tâm linh là điều có thật? Ta có thể căn cứ vào những điều sau đây:

          Thứ nhất, tất cả chúng ta có ai nghĩ rằng cái chết sẽ chấm dứt tất cả không? Sau cái chết sẽ là gì, ta sẽ đi đâu? Thường thì không ai biết phải trả lời thế nào, nhưng chắc rằng ai cũng nghĩ mình vẫn còn tồn tại, chỉ là dưới một hình thức nào đó mà thôi. Truyền thống thờ phụng, cúng giỗ ông bà tổ tiên, những người đã mất là một minh chứng. Không ai nghĩ chết là hết cả. Vậy việc cho rằng mình chết không phải là hết, vẫn còn một đời sống tồn tại phía sau đó là do niềm tin vì có người nói như thế hay do ta tự cảm nhận? Bằng trực quan, con người tự cảm nhận rằng cái thân này rồi sẽ hoại diệt, nhưng “cái trớn” hay còn gọi là cái quán tính của cuộc sống nội tâm vẫn tiếp tục kéo dài sau đó. Thân xác ta có thể rã tan, nhưng thần thức, suy nghĩ, nội tâm, nghiệp nhân ta đã gieo không theo cái thân mà hết, nó còn trôi đi thêm một thời gian nữa. Thân hoại tàn, chết đi nhưng tâm sẽ tiếp tục tồn tại, gọi là cuộc sống sau khi chết.

          Một trong những người có trực quan mạnh, dám nói khẳng định điều này, khẳng định về đời sống sau khi chết, là ai? Một người rất nổi tiếng, rất anh hùng của dân tộc ta. Là ai ạ? Là Bác Hồ. Bác Hồ viết trong Di chúc: “Tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột…”. Như vậy Bác Hồ đã nói chắc như đinh đóng cột rằng sự sống của Bác không phải chấm dứt hoàn toàn khi chết, vì Bác còn phải đi gặp các cụ Mác, Lênin để bàn với các cụ xem các cụ có sai đúng điểm nào để Bác Hồ còn sửa lại, bổ sung giùm,. Khi Bác Hồ lãnh đạo một dân tộc Á Đông như Việt Nam chiến đấu và xây dựng kiến thiết, Bác đã khám phá ra rất nhiều nguyên lý, chủ thuyết mà ta hay gọi một cách khiêm tốn là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Và, những điều Bác khám phá ra đó, có những điều tiến bộ hơn cả Mác và Lênin… Nên bây giờ Đảng ta mới có phương châm “Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Chứ nếu chủ nghĩa Mác – Lênin đã đủ là chân lý rồi thì ta đâu cần thêm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” nữa. Nhưng chính vì Chủ nghĩa Mác – Lênin chưa đủ nên Đảng ta phải thêm Tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thật sự có nhiều điều Bác Hồ khai phá, tìm ra hay và độc đáo hơn Mác và Lênin. Trong những điều đó có một điều mà Bác Hồ đã nói thẳng trong Di chúc: “Tôi sẽ đi gặp các cụ Mác và Lênin”  nghĩa là bằng trực quan của mình, Bác Hồ đã khẳng định con người không phải chết là hết, mà vẫn còn tồn tại trong cuộc sống sau khi chết… Và cuộc sống sau khi chết đó là một vấn đề thuộc về Tâm linh […]


          (*) Trích đoạn từ bài giảng “Đừng đi một mình” – Thượng Toạ Thích Chân Quang, thời điểm 00:30:22s: https://youtu.be/kyiX73j4uIs?t=30m22s


          Tương ứng với trích đoạn từ trang 43, 44 của sách Đừng đi một mình, song ngữ Anh – Việt của Thượng Toạ Thích Chân Quang, do NXB Tổng hợp Tp. HCM ấn hành.

Nếu chỉ có đời sống vật chất, thì con người bằng ngang với các loài thú khác (*)

Nếu chỉ sống bằng vật chất, con người sẽ chỉ bằng ngang với thân phận các giống loài khác (*)

[…] Con người có 3 điều trong cuộc sống này:
- Thứ nhất là đời sống vật chất.
- Thứ hai là đời sống tinh thần.
- Thứ ba là đời sống tâm linh.

Đời sống vật chất: Ta cần ăn, mặc, ở, cần không khí để hít thở, đó là nhu cầu cơ bản về vật chất. Rồi sau này khi cuộc sống ngày càng phát triển thì ta cần thêm nhiều thứ khác, thêm giày dép, thêm điện thoại, thêm xe hơi… Tất cả đều là vật chất phục vụ cho đời sống.

Đời sống tinh thần: Đó là kiến thức, quan điểm sống, đạo đức sống, những hiểu biết, những tương quan, tình thân ái giữa người và người …


Đời sống tinh thần rất quan trọng. Sở dĩ ta được làm người là do có một đời sống tinh thần phong phú. Bởi nếu chủ sống bằng vật chất, con người sẽ chỉ bằng ngang với thân phận của các giống loài khác. Ví như trong cuộc sống, người nào chỉ quan tâm đến nhu cầu hưởng thụ vật chất là ăn, uống, mặc, ở thì con người đó vẫn còn tương đương với loài thú, mặc dù có tiến bộ hơn một chút là tiện nghi cao cấp hơn mà thôi. Ta xây nhà thì thú chỉ đào hang, làm tổ; ta ăn thức ăn được nấu chín, còn thú thì ăn sống; ta biết dệt vải may đồ để mặc, thú thì không mặc áo quần.

Loài người muốn vượt lên trên khỏi loài thú, mang đến một nền văn minh giá trị cao trong vũ trụ này thì con người cần có một đời sống tinh thần phong phú. Tinh thần bao gồm kiến thức và tình cảm.

Kiến thức có thể được định nghĩa nôm na là sự hiểu biết về một vấn đề, một hiện tượng nào đó (gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, kỹ năng…) có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục. Con người tuy nhỏ bé nhưng đã dần khám được cả vũ trụ bao la rộng lớn. Chúng ta biết ngôi sao này cách ngôi sao kia bao nhiêu nghìn năm ánh sáng, ngôi sao này quay quanh ngôi sao kia với vận tốc bao nhiêu vòng… Chỉ cần phân tích ánh sáng phát ra từ một hành tinh mà chúng ta biết được hành tinh đó có những loại vật chất gì. Đó là kiến thức, chính kiến thức cao siêu đó khiến con người cực kỳ có giá trị dù rằng nếu xét trên kích thước, con người không bằng hạt bụi trong vũ trụ bao la.

Còn tình cảm là sự rung động, là thái độ của con người trong mối tương quan đối với những sự vật, hiện tượng, với người khác và với chính bản thân. Trong sự tương quan với nhau, con người biết yêu thương, tử tế, tôn ti trật tự. Đối với cha mẹ biết hiếu kính, nuôi dưỡng, thờ phụng; đối với con cái biết yêu thương, răn dạy nghiêm khắc cho con nên người; đối với thầy giáo thì một lòng ân nghĩa không quên; đối với những người lãnh đạo có công với đất nước thì một lòng cũng trung thành, kính trọng; đối với những người lớn tuổi, đi trước thì dù cho ta có quyền cao chức trọng, ta vẫn luôn trân trọng, lễ phép. Tức là sự tương quan giữa người và người trong nền văn hoá, nhất là văn hoá của dân tộc Việt Nam ta thật sâu sắc, nền nã, đằm thắm, không thể thay thế.

Tuy nhiên, một số người Việt Nam có tư tưởng thần tượng văn hoá phương Tây, bởi vì đời sống vật chất và khoa học ở nhiều nước phương Tây quá phát triển. Nếu chỉ dừng lại ở việc yêu mến và chắt lọc những điều hay để học hỏi thì việc này không có gì phải bàn cãi. Nhưng điều đáng nói ở đây là họ luôn cho rằng bên Tây phương cái gì cũng tốt, cái gì Tây phương làm đều là đúng. Họ tiếp cận với nền văn hoá nước ngoài chủ yếu là một chiều, thông qua sách báo, tranh ảnh, internet… Họ thấy xã hội phương Tây không có những văn hoá như Việt Nam nên vội vàng kết luận rằng văn hoá của Việt Nam là lạc hậu, là lỗi thờ. Họ cho rằng cách sống tự do, đề cao cái tôi và chú trọng tới sự hưởng thụ mới là văn minh tiến bộ. Họ không biết rằng, chính vì lối sống đó mà tinh thần người phương Tây đầy bất an, rất dễ bị stress, trầm cảm, không kiểm soát được hành vi, không tự cân bằng được cuộc sống, các bệnh lý về tâm thần kinh xảy ra thường xuyên hơn.

Điều đó cho thấy mặc dù dư dả về vật chất nhưng phương Tây vẫn cần phải học phương Đông nhiều về chiều sâu trong cách đối xử giữa người với người. Tiếc rằng những tình cảm tốt đẹp hợp đạo lý của tổ tiên chúng ta chưa được quy định thành những công thức cụ thể cho các thế hệ con cháu ngày nay hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn, kế thừa và phát huy. Nên rất nhiều người đã mải mê đi du học nước ngoài mà quên mang theo những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc để giới thiệu với bạn bè thế giới. Họ chưa ý thức được rằng còn rất nhiều điều quý giá tồn tại lâu đời ở đất nước Việt Nam này xứng đáng để thế giới phải hướng về học tập.

Thế hệ trẻ của Việt Nam cũng vậy. Có thể một lúc nào đó, chúng ta đã từng xao lãng với những giá trị truyền thống vì sớm được tiếp cận dễ dàng với rất nhiều nền văn hoá khác nhau. Nhưng giờ đã đến lúc nhìn lại, dân tộc ta có Đạo Phật đồng hành bao nhiêu năm nay, giáo lý của Đạo Phật đã in sâu vào từng nếp sống, từng cách nghĩ, từng việc làm của cha ông chúng ta và cả thế giới này đang hướng về Đạo Phật để tìm hiểu và kính ngưỡng. Vì vậy, xin hãy trở về với cội nguồn văn hoá tâm linh của dân tộc. Để rồi kiến thức ấy, tình cảm ấy hợp thành một đời sống tinh thần ngày càng phong phú, khiến cho con người vượt lên, bỏ xa hẳn loài thú.

Trong đời sống tinh thần có một yếu tố rất quan trọng là đạo đức. Đạo đức là những khuynh hướng tốt trong tâm ta, mà những khuynh hướng đó tạo nên những lời nói và hành vi bên ngoài khiến cho mọi người xung quanh được chuyển hoá, an vui và được nhiều lợi ích.

Người có đạo đức thường biết phân biệt giữa đúng sai, phải trái mà lựa chọn cách cư xử cho đàng hoàng, thích hợp.

Trên thế giới, xã hội nào cũng có luật pháp nhưng nếu trong đó con người sống thiếu đạo đức thì xã hội sẽ hỗn loạn dù cho pháp luật có cứng rắn đến đâu đi chăng nữa. Vì sao? Vì con người tạo ra luật pháp được thì con người cũng có cách để lách khỏi luật pháp đó. Thiếu đạo đức, một quan chức vẫn có thể tham nhũng, một người dân vẫn có thể hối lộ để đạt được mục đích của mình một cách không chính đáng. Cho nên, chỉ khi có đạo đức thì người làm quan sẽ thanh liêm, thượng tôn pháp luật, lo cho dân cho nước, còn người dân thì vừa biết lo bổn phận đối với gia đình mình, vừa biết lo cống hiến phụng sự cho cộng đồng, cho xã hội, cho đất nước.

Đạo đức cá nhân được xây dựng từ sự tự giác của mỗi người, không phải từ sự bắt buộc, cưỡng bách của luật pháp và quyền lực. Vậy làm sao để người ta có được đạo đức một cách tự nguyện? Chính luật Nhân Quả đã làm được điều kì diệu này. Khi tin chắc vào luật Nhân Quả, hiểu biết về đường đi của luật Nhân Quả, biết rằng gieo nhân nào gặt quả đó thì người ta biết chọn nhân để gieo, không dại khờ gì gieo nhân xấu xa ác độc để rồi phải chịu đau khổ. Con người sẽ sống biết kiềm chế lại trước những việc xấu ác, tích cực làm những việc thiện lành tốt đẹp để có được những quả lành. 

Nói như vậy không có nghĩa là ai tin nhân quả cũng là người tốt. Vì sao vậy? Bởi vì khi có chuyện bất như ý xảy ra, tham sân si trong lòng sẽ nổi lên khiến tâm trí con người trở nên mịt mờ, mất đi sự sáng suốt và rồi người ta vẫn làm điều sai trái, độc ác như thường. Cho nên, bên cạnh việc tin hiểu nhân quả, chúng ta còn cần phải đến chùa tu tập hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để diệt đi cái tham sân si vốn luôn có sẵn trong lòng mình […].

(*) Trích đoạn từ bài giảng “Đừng đi một mình” – Thượng Toạ Thích Chân Quang, thời điểm 00:23:17:  https://youtu.be/kyiX73j4uIs?t=23m17s 

Tương ứng với trích đoạn từ trang 33 đến trang 43 của sách Đừng đi một mình, song ngữ Anh – Việt của Thượng Toạ Thích Chân Quang, do NXB Tổng hợp Tp. HCM ấn hành.

Đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam...

Đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam và thật sự đã trở thành một Đạo, một tôn giáo của người Việt Nam … (*)

[…] Sau khi Đức Phật nhập diệt, giáo lý của Người để lại truyền bá đi khắp nơi, tràn về phương Đông và về nước ta từ rất sớm. Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ thời Hùng Vương thứ XVIII và người Phật tử đầu tiên chính là Chử Đồng Tử – chồng của công chúa Tiên Dung. Đã có một thời gian, nhiều nhà sư của Việt Nam sang Trung Hoa để dạy đạo, như Ngài Khương Tăng Hội. Ngài là một vị tăng nổi tiếng của Việt Nam. Chính vua của nước Ngô là Tôn Quyền đã phải mời Ngài sang giảng đạo. Rồi sau này có một thời gian Đạo Phật ở Việt Nam bị suy, các vị tăng ở Trung Hoa lại sang Việt Nam giảng đạo khiến nhiều người lầm tưởng Đạo Phật đến Việt Nam sau Trung Hoa, sự thật không phải như vậy.

Trước khi Đạo Phật về Việt Nam, nhân dân ta không có những tín ngưỡng rõ rệt. Khi đó ta chỉ thờ Quốc tổ của mình là Cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ và các đời vua Hùng mà thôi. Đến khi Đạo Phật vào Việt Nam mang theo đạo lý Nhân quả Nghiệp báo, rất phù hợp với lương tâm và cách sống của người dân Việt nên Đạo Phật được nhân dân dễ dàng tiếp nhận. Trải qua bao nhiêu nghìn năm đồng hành cùng dân tộc Việt Nam, Đạo Phật trở thành tôn giáo của dân tộc, không còn là Đạo của Ấn Độ nữa. Người dân thương yêu mái chùa, thường đến chùa lễ Phật, nghe tiếng kinh thiêng, tiếng chuông ngân nga thong thả lúc hôm sớm, chiều khuya… Cứ như vậy mà trở thành một nếp sống cao đẹp của cả dân tộc từ bao đời nay. Rồi dần dần đạo lý nhân quả, từ bi thấm sâu vào từng người dân, từng xóm làng và vào cả dân tộc, kết hợp với lòng yêu nước và tín ngưỡng thờ quốc tổ, thờ Cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ đã tạo thành một nền tâm linh thiêng liêng rất thiêng, rất đặc biệt của dân tộc ta.

Trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, có rất nhiều chiến thắng oanh liệt đã đi vào lịch sử, để lại những dấu chấm hỏi mãi chưa ai có thể trả lời tường tận: “Sức mạnh của dân tộc nhỏ bé ấy từ đâu ra”. Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông” là một trong những sự kiện lịch sử không thể nào quên. Lúc đó, vó ngựa quân Mông Cổ giẫm lên hết cả thế giới này, dường như chỉ biển cả mới ngăn được bước chân của họ. Ngay như Trung Hoa rộng lớn và hùng mạnh cũng bị Mông Cổ chiếm sạch, lập nên triều đại nhà Nguyên. Vậy mà cả ba lần dẫn quân sang đánh chiếm Việt Nam, Mông Cổ đều phải ê chề trở về trong thất bại.

Đầu thế kỷ XIII (13), Trần Thủ Độ âm thầm cài đặt thế lực cho riêng mình để cướp ngôi nhà Lý. Ông đưa người cháu ruột là Trần Cảnh vào cung vua và gả cho Lý Chiêu Hoàng (vị vua thứ 9 của triều Lý), lúc bấy giờ cả hai vị vua còn rất nhỏ. Sau đó, Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho chồng, và quyền lực từ đó chuyển giao cho nhà Trần. Việc này cả nước đều biết. Chúng ta cũng hiểu tâm tình của người Việt Nam là trung quân ái quốc, nên khi nhà Trần soán ngôi nhà Lý thì chắc chắn không được lòng dân thương mến. Đó là quy luật bình thường vào thời phong kiến xưa.

Nhưng, một điều bất ngờ đã xảy ra.

Khi Trần Cảnh đến tuổi trưởng thành và được Trần Thủ Độ đưa lên làm vua, hiệu là Trần Thái Tông thì trong đêm tối Ngài đã trốn khỏi kinh thành Thăng Long, chạy lên núi Yên Tử để xuất gia tu hành. Việc đó tất nhiên không qua được tai mắt của Trần Thủ Độ. Vua trốn đi trước, Trần Thủ Độ nhanh chóng kéo quân đuổi theo sau. Vua Trần Thái Tông lên đến Yên Tử, lập tức đến gặp Quốc sư Phù Vân đảnh lễ xin xuất gia. Cùng lúc đó, Trần Thủ Độ và quân lý cũng ầm ầm kéo tới.

Vua Trần Thái Tông nói với Trần Thủ Độ:
- Ta còn nhỏ dại, không đủ sức để gánh vác việc nước và triều đình này, tâm nguyện ta một lòng mến Phật, ta chỉ muốn đi tu.
Trần Thủ Độ trả lời với thái độ cương quyết:
- Bây giờ cả giang sơn gấm vóc này đặt lên vai bệ hạ, bệ hạ không thể đi đâu được, nếu bệ hạ ở đây thì đây là kinh đô, thần ra lệnh đóng quân ở đây và xây dựng triều định tại đây ngay.
Quốc sư Phù Vân bèn chắp tay nói với vua Trần Thái Tông rằng:
- Làm vua tức là sống theo lòng dân, lấy tâm của dân làm tâm của mình, bây giờ triều thần đã quyết như vậy thì bệ hạ không thể cưỡng được. Xin bệ hạ hãy quay về gánh vác chuyện non sông đất nước, nhưng cũng đừng xao lãng việc tu hành

Trước lời khuyên của quốc sư Phù Vân, vua Trần Thái Tông đành phải theo Trần Thủ Độ trở lại kinh thành.

Tin đồn về việc trong đêm vua bỏ ngai vàng đi tu ngay sau đó đã lan ra khắp cả nước. Dân ta vốn kính mộ Đạo Phật, khi nghe tin có ông vua không màng ngôi báu mà bỏ đi tu thì ngay lập tức sự ác cảm đối với nhà Trần tan biến, người dân chuyển sang yêu mến nhà Trần như đã từng yêu mến nhà Lý. Chính nhờ lòng dân yêu mến, nhà Trần đã giúp cho dân tộc ta có đủ sức mạnh đoàn kết để ba lần chiến thắng vang dội quân Nguyên Mông hung bạo. Sức mạnh của Đạo Phật là ở chỗ đó. Nhờ một vị vua tin yêu Đạo Phật mà ông được toàn dân yêu mến, và vì được toàn dân yêu mến nên ong có được sức mạnh đoàn kết của toàn dân, tạo nên chiến thắng lẫy lừng mà cả thế giới này không có được.

Cho đến thế kỷ XX (20), trước sự xâm lược của những siêu cường quốc làm bá chủ thế giới là thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ, dân tộc Việt Nam đã chiến thắng. Đất nước, con người Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng sức mạnh chiến đấu thật phi thường, thông minh tài giỏi đến lạ lùng.

Phải chăng Việt Nam đã có điều gì đó rất quý giá, quý giá hơn rất nhiều sức mạnh cơ bắp và sức mạnh của khoa học kỹ thuật? Đó chỉ có thể là nguồn tâm linh cao quý của dân tộc, trong đó có Đạo Phật. Từ bao đời nay, giáo lý Đạo Phật đã làm đẹp thêm truyền thống văn hoá giàu bản sắc, đã đồng hành với dân tộc, thấm vào máu của mỗi người dân tinh thần trung quân ái quốc, biết sống có đạo lý, uống nước nhớ nguồn, tin sâu nhân quả, … tạo thành sức mạnh bền bỉ và vô cùng to lớn cho dân tộc chúng ta.

Đi qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, mái chùa không những là điểm tựa tâm linh mà còn là nơi nuôi giấu chiến sĩ, cán bộ và cơ sở cách mạng. Khi hoà bình lập lại, chúng tôi được gặp rất nhiều người cán bộ từng được ở trong chùa. Họ gánh vác công việc nhà nước nhưng đồng thời vẫn ăn chay, vẫn ngồi thiền nghiêm túc.

Một lần chúng tôi về thăm một ngôi chùa ở huyện Long Đất (Đồng Nai). Ông Chủ tịch huyện tên là Sáu Sơn thường tới lui qua chùa thăm viếng. Hỏi ra thì ông kể, trong cách mạng ông cũng là người ở trong chùa. Từ nơi chùa, ông chỉ huy chiến đấu cả một lực lượng du kích rất lớn. Ông tin Phật, niệm Phật Quan Âm và những cuộc chiến đấu của ông thường là chiến thắng. Sau khi đất nước hoà bình thống nhất, ông giữ chức Chủ tịch huyện, công việc bận rộn là thế nhưng đêm nào ông cũng ngồi thiền. Ông kể cho chúng tôi nghe về công phu thiền định của ông, về việc ông đã nhập được những tầng bậc thiền định như thế nào, các cảnh giới ông đạt được ra sao… Sau này ông mất rất an lành.

Trải qua mấy ngàn năm thăng trầm của lịch sử, chúng ta thấy rõ ràng Đạo Phật luôn đồng hành và đem lại nguồn sức mạnh âm thầm, bền bỉ cho dân tộc này. Sức mạnh tâm linh đó biến thành sức mạnh chiến đấu, sức mạnh bảo vệ và xây dựng đất nước. Ta hiểu điều này và các thế lực ngoại bang cũng đã kịp hiểu điều này. Vì vậy trong diễn biến hoà bình, để chống phá đất nước ta, họ luôn cố tìm cách thay thế Đạo Phật bằng một tôn giáo khác. Đây là dã tâm muốn bứng đi cội gốc văn hoá tâm linh của dân tộc ta. Nếu ngày nào đó Đạo Phật biến mất, ta sẽ lại trở thành nô lệ cho ngoại bang. Cho nên việc chúng ta tu tập theo Đạo Phật, bảo vệ và giữ gìn Phật Pháp cũng chính là ta đang bảo vệ đất nước mình. Chính cái tâm linh thẳm sâu thiêng liêng trong lòng mỗi người dân đã hợp thành một sức mạnh kỳ lạ, lớn lao để bảo vệ và phát triển đất nước.

Trích đoạn gõ lại từ bài giảng Đừng đi một mình của Thượng Toạ Thích Chân Quang, thời điểm 00:11:34 https://youtu.be/kyiX73j4uIs?t=11m35s

Tương ứng với trích đoạn từ trang 23 đến trang 33 của sách Đừng đi một mình, song ngữ Anh – Việt của Thượng Toạ Thích Chân Quang, do NXB Tổng hợp Tp. HCM ấn hành.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...