Bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc

"Tát cạn văn hóa ra khỏi một dân tộc - nghĩa là tát cạn ký ức và sắc thái độc đáo ra khỏi dân tộc đó - tức là giết chết dân tộc đó".

Milan Kundera.

Bài giảng "Bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc"


Thượng Toạ Thích Chân Quang, thế danh Vương Tấn Việt, cháu nội cụ lương y Vương Sinh Huy, tức Nguyễn Sinh Huy, tức cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc thân sinh của Hồ Chủ Tịch; viện chủ Thiền tôn Phật Quang (thung lũng núi Dinh, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu, cách chùa Thị Vải ở núi Thị Vải của cô Lê Thị Huệ không xa), chùa Viên Quang (huyện Nam Đàn, tình Nghệ An) và Thiền thất Bảo Quang (huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh).

Những người cộng sản trong màu áo lam hiền (*)

Lạ lùng những người “vá đường” không công ở Hà Nội

GiadinhNet - Đây là những câu chuyện đầy xúc động về những việc làm hướng thiện tốt đẹp của các thành viên trong CLB “Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang” tại Hà Nội trong suốt nhiều năm qua.

Hướng thiện

Ngôi chùa cổ kính nằm nép mình ven đường Quốc lộ 1A cũ mang tên Tứ Kỳ, thuộc địa phận quận Hoàng Mai, TP Hà Nội nhiều năm qua đã trở thành mái nhà thứ 2 thân thuộc của các thành viên trong CLB “Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang”.

CLB là nơi quy tụ của hàng trăm thành viên không phân biệt tầng lớp, lứa tuổi, vùng miền nhưng đều có chung một mục đích cao cả: “hướng thiện. Câu lạc bộ hoạt động dưới sự dẫn dắt của thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì chùa Phật Quang - Núi Dinh - Bà Rịa Vũng Tàu.


CLB "Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang" tại Hà Nội

Chúng tôi may mắn được tham dự một buổi ngồi thiền cùng các thành viên trong CLB. Đây được xem là một hoạt động thường niên diễn ra vào tối thứ 5 hàng tuần để mọi người rèn luyện sức khỏe, cùng nhau chia sẻ những đạo lý tình người.

Trao đổi PV, bạn Nguyễn Liên (SN 1991 quê ở Hải Dương) một thành viên tích cực của CLB chia sẻ: “Em thấy mình thực sự may mắn khi được biết và tham gia sinh hoạt cùng câu lạc bộ. Trước đây mỗi khi rảnh rỗi, em thường dành cả ngày xem phim, lướt facebook tán gẫu, chơi game. Dẫu biết rằng những thói quen đó không tốt, nhưng không dễ gì bỏ được. Từ sau khi tham gia CLB này, thay bằng những thói quen vô bổ trước kia, em cùng mọi người đã tham gia nhiều vào các hoạt động phúc thiện. Bản thân thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn rất nhiều”.

Được biết, rất nhiều thành viên trong CLB trước kia có lối sống lệch lạc, ích kỉ. Nhưng khi tới đây, được tiếp thu những lời hay lẽ phải, được quen biết nhiều tấm gương sáng trong cuộc sống đời thường, họ đã có những thay đổi tích cực (sống hướng thiện, mở rộng lòng mình với cuộc sống xung quanh…).

Những nghĩa cử cao đẹp

Mang những lời hay lẽ phải vào thực tế, CLB “Chúng thanh niên Phật tử Phật Quang” đã có nhiều việc làm tốt đẹp. Trước thực trạng, nhiều tuyến phố trong nội thành Hà Nội bị hư hỏng, xuống cấp, CLB đã phát động phong trào tu sửa đường về đêm.

Đây được xem là một hoạt động hết sức thiết thực với mong muốn giảm thiểu đi những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc có thể xảy ra.


Một thành viên của CLB tham gia hoạt động vá đường hằng đêm tại Hà Nội.

Từ kinh phí của các nhà hảo tâm quyên góp, các bạn đã mua được đá, nhựa rải đường và một số dụng cụ thuận tiện cho việc vá đường. Sau khi khảo sát địa hình và dự toán được nguyên vật liệu thì công việc được tiến hành từ sau 21h.

Nguyên vật liệu được các thành viên di chuyển bằng xe máy tới các điểm cần tu sửa. Mỗi tối, các thành viên trong nhóm vá được khá nhiều ổ gà, giúp những con đường nội đô trở nên bằng phẳng, an toàn.


Hiến máu cứu người, một trong những hoạt động thường niên của CLB.

Bên cạnh việc làm trên, CLB còn tham gia rất nhiều hoạt động công tác xã hội như: Tổ chức nhặt rác và làm vệ sinh ở những nơi công cộng như đường phố, công viên, hồ nước…

Trồng cây xanh ở những quả đồi trọc hay cánh rừng đã bị tàn phá nhiều, tặng quà cho những chị lao công, người vô gia cư sau 23h trên đường phố, tổ chức các buổi sinh hoạt cho các em tại làng trẻ em SOS, tham gia hiến máu tại các trung tâm y tế và viện huyết học truyền máu TW, tổ chức các chuyến đi từ thiện ở vùng miền núi tặng, quà cho các em nhỏ, đồng bào dân tộc, phát cháo từ thiện cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện…vv.

Phật tử Trần Hưng (Pháp Danh Trí Bảo) phụ trách CLB chia sẻ: “Tất cả những việc làm mà các thành viên của CLB thực hiện hàng ngày đều có chung một mục đích, giúp cuộc sống xung quanh chúng ta ngày một tốt đẹp hơn. Để làm được những điều lớn lao, trước tiên chúng ta hãy bắt tay vào thực hiện những việc nhỏ bé đã”.

Hồng Gấm/Báo Gia đình và Xã hội

(*) Tiêu đề được đặt bởi ban biên tập Thời Thổ Tả. Hôm nay Thời Thổ Tả xin được phép chia sẻ lại toàn văn bài viết trên báo Gia đình và Xã hội. Lý tưởng Cộng sản là gì? Nếu muốn nói dong dài thì nói mấy ngày cũng không hết. Nhưng trước hết, lý tưởng Cộng sản là lý tưởng sống vị tha, với tinh thần "mình vì mọi người", luôn biết hi sinh quyền lợi cá nhân, thời gian riêng tư để đóng góp cho cái chung, phục vụ cho cộng đồng. Đẹp thay người Cộng sản trong màu áo lam hiền!

Cùng là tôn giáo tín ngưỡng, sao một bên thì đi đắp đường, còn một bên thì cứ nhận tiền từ nước ngoài rồi xuống đường chửi bới như Chí Phèo nhỉ?

Bốn điều gửi Việt Tân

Tôi là một Đoàn viên "Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh". Tôi, là một Việt Cộng – một người Việt Nam, yêu Lý tưởng Cộng sản: Lý tưởng bảo vệ, nâng đỡ, giữ gìn phẩm giá, cuộc sống cho những người nghèo, những người kém ưu thế trong xã hội.

Tôi xin có vài lời gửi đến các người.

Thứ nhất, các người hãy thôi nói về tự do ngôn luận.

Thật là kì quặc khi các người - những kẻ cầm súng bắn gục những nhà báo Việt Nam chân chính ở Mỹ, lại mở mồm rao giảng về tự do ngôn luận. Phải chăng da mặt các người dày hơn da trâu?

Tự do ngôn luận là khái niệm có tính tương đối. Xã hội loài người luôn có nhiều người xấu hơn là người tốt, nếu để tự do ngôn luận tuyệt đối, ai muốn nói gì thì nói, chắc chắn những dư luận xấu sẽ tràn ngập khắp mọi nơi và làm băng hoại đạo đức loài người. Đó là lý do nước nào cũng có những cơ quan kiểm duyệt thông tin.

Thứ hai, các người hãy thôi dạy người Việt Nam về tình yêu nước.

Thật là kì quặc khi các người – những kẻ đã từng khom lưng cúi đầu làm tôi mọi, làm tay sai cho Pháp, cho Mỹ để bức hại đồng bào, phản bội lại khát vọng độc lập, tự do, thống nhất của nhân dân, giờ đây lại rao giảng về tình yêu nước.

Thế thì khác gì Lê Chiêu Thống dạy Quang Trung về lòng trung thành, khác gì Trần Ích Tắc dạy Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn về tình thần dân tộc?

Các người không có tư cách dạy nhân dân Việt Nam về tình yêu nước. Các người càng không có tư cách dạy Việt Cộng về tình yêu nước.

Hãy tìm Bảy Nhu – người cai ngục ở nhà tù Phú Quốc để biết Việt Cộng yêu nước như thế nào. Có rất nhiều người yêu nước không phải là Việt Cộng: có thể kể đến như Nguyễn An Ninh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, sinh viên Nguyễn Thái Bình... Nhưng Việt Cộng là những người gan góc nhất, kiên cường nhất, bất khuất nhất trước sự dã man, tàn bạo của kẻ thù. Lịch sử nhà tù Phú Quốc và Côn Đảo đã chứng minh.

Chỉ có những kẻ mù lương tri, điếc lẽ phải và ung thư dối trá, mới phủ nhận điều đó.


Thứ ba, các người hãy thôi dạy người Việt Nam về cách chiến đấu bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.

Thật là nực cười khi những kẻ tụt quần đu càng, bán Hoàng Sa cho Tàu lại lên tiếng hướng dẫn những người đã từng đánh bại thực dân Pháp, quét sạch phát-xít Nhật và tống cổ đế quốc Mỹ về nước, đập tan tập đoàn bành trướng Bắc Kinh ở biên giới phía Bắc, thần tốc tiêu diệt bè lũ Polpot (tay sai của Mỹ - Trung), rằng phải làm thế nào để bảo vệ chủ quyền lãnh hải.

Xin lỗi, kinh nghiệm đu càng hay nghệ thuật đu càng sao cho đu không rớt, càng không gãy, khi đu tè không ướt quần, các người cứ dạy lại cho con cháu các người học tập và làm theo. Còn chúng tôi thì không cần đâu nhé.

Thứ tư, các người hãy thôi nói về nhân quyền.

Những người đã từng đập vỡ cổ chai thuỷ tinh, đâm xoáy cổ chai thuỷ tinh vào cửa mình của thiếu nữ Nguyễn Thị Mai, sẽ là người mang đến nhân quyền cho phụ nữ Việt Nam? (Mời đọc Bài ca hi vọng, NXB Tổng hợp Tp.HCM).

Những người đã từng cưa sống 6 lần đôi chân của thanh niên Nguyễn Văn Thương, sẽ là người mang đến nhân quyền cho thanh niên Việt Nam? (Mời đọc Người bị CIA cưa chân 6 lần, NXB Tổng hợp Tp.HCM).

Việt Tân à.

Tôi khuyên các bạn nên dừng lại những trò lố bịch, kệch cỡm và vô sỉ.

Chúng tôi – những người Việt Nam yêu nước, những người Việt Cộng yêu nước tự biết phải làm gì để thay đổi những cái chưa tốt, phát huy những cái tốt ở quê hương chúng tôi. Chúng tôi không có cái khoái cảm đặc biệt khi làm tay sai cho ngoại bang như các bạn, nên các bạn đừng phiền công cuộc xây dựng, đổi mới của đất nước chúng tôi nữa nhé.

Nếu các bạn dừng lại, sám hối với Tổ Quốc, với nhân dân, chúng tôi vẫn xem các bạn là đồng bào. Nếu các bạn tiếp tục ngoan cố, thì chúng tôi đành xem các bạn là giặc vậy.

Thân chào,

Châu Đốc, ngày 30 tháng 4 năm 2015

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày các bạn tụt quần đu càng.

Phan Hưng Duy.

Nguồn: http://sachhiem.net/DOITHOAI/PHD.php

Thời Thổ Tả sưu tầm đăng lại từ Facebook của Phan Hưng Duy.

Cổ tích một nàng công chúa (18+)

Ngày xửa ngày xưa, nơi vương quốc Trái Đất, có một nàng công chúa xinh đẹp, kiều diễm vô cùng. Mái tóc nàng dài đến thắt lưng, óng ả, ngát hương bồ kết. Mắt nàng xanh biếc trong veo. Chiếc mũi cao thanh tú. Miệng trái tim thường mỉm nụ cười nhẹ nhàng, ý tứ. Thân hình nàng đầy đặn, căng tràn nhựa sống. Từng ngón tay, cử chỉ như chứa chan bao tình yêu mến, sự dịu dàng. Giọng nói ngọt ngào, réo rắt như tiếng lảnh lót của loài sơn ca. Nàng tên là Loài Người.

Đến tuổi trăng tròn, bao nhiêu chàng hoàng tử các vương quốc lân cận đến ngỏ lời cầu hôn. Nàng đều từ chối. Cho đến một hôm, tình yêu đầu đời, tiếng sét ái tình đã đánh vỡ thành trì chờ đợi chắn ngang trái tim nàng, để từng đợt sóng tình cuồn cuộn ùa vào làm lòng nàng mát rượi. Nàng đã chọn hoàng tử Duy Tâm, đến từ vương quốc Catholic xa xôi làm bến đỗ cuộc đời. 


Một thời gian sau, Duy Tâm lên ngôi hoàng đế. Những tưởng sẽ hạnh phúc, nào ngờ, vị hôn phu của nàng suốt ngày mải mê cầu nguyện một vị Thiên Chúa thần quyền toàn năng nào đó ở khung trời xa xăm, và vun vén bồi tụ quyền lực chính trị, chứ chẳng đoái hoài, quan tâm gì đến nàng. Trái tim nàng ngày một héo úa đi trong niềm hờ hững, lạnh nhạt vô tình của Duy Tâm hoàng đế. Có những đêm trường trằn trọc, tiếng nấc của nàng trong phòng đơn gối chiếc làm xốn xang đất trời, sông núi. Những dòng nhật ký thấm đượm nỗi bơ vơ, lạc lõng nhoè đi bởi những giọt lệ đài trang, cũng không khiến nàng nguôi ngoai đi… Một đêm nọ, khi nàng đã thiếp đi với đôi mắt sưng húp đẫm nước, cơn gió nghịch ngợm nào đó đã ùa vào phòng, thổi bay tờ nhật ký viết dở ra nơi cửa sổ. Thình lình, một chú chim bồ câu từ đâu bay đến gắp chặt lấy trang giấy và lao mình vút đi.

Bình minh đến, chân trời xa xăm ửng lên màu hồng của những lọn nắng đầu tiên. Hoàng đế Duy Vật của đất nước Vô Thần vừa thức giấc sau mấy đêm liền truy hoan, thác loạn với cung nữ để ăn mừng ngày chàng ngồi lên ngôi báu. Chàng lững thững mệt mỏi bước đi dọc hành lang cao của cung điện Vật Chất nguy ngoa lộng lẫy. Chợt chàng nghĩ đến những người bần cùng của xã hội đang ngày đêm rên xiết trong khi chàng lại hưởng thụ sự xa hoa sung sướng ngất trời. Nhưng chàng vội gạt phăng lòng trắc ẩn bẩn thỉu đó đi, vì cuộc sống này vốn là cuộc đua tranh giành như thế giới của loài dã thú hồng hoang, mạnh được yếu thua. Vật Chất có trước, độc lập với Ý Thức và quyết định Ý Thức. Nên chết là hết, không có Luân Hồi tái sinh nên cũng không có Nhân Quả nghiệp báo. Sống là để hưởng thụ, khẳng định mình, tô điểm cho cái tôi bản ngã của mình bằng sự tiêu thụ vật chất, kiếm tiền lời khen, sự trọng vọng của nhiều người. Vậy thì những gì chàng và bộ máy của chàng đang làm có gì là sai? Ánh mắt rắn rỏi bộc lộ vẻ ngạo nghễ lạnh lùng của chàng rảo quanh ngắm nhìn lãnh địa…

Bên trái là xưởng thuốc súng, vũ khí hoá học. Ở giữa là xưởng thuốc hoá dược chỉ chữa trị triệu chứng mà không chữa dứt gốc rễ bệnh, thậm chí sự can thiệp thô bạo vào cơ thể còn khiến người bệnh mất đi nguồn Chân Âm tiềm tàng, khả năng miễn dịch, năng lực tự phục hồi, mặc kệ, đó không phải là điều xấu đối với chàng, vì duy trì sức khoẻ chúng dân ở mức đủ để họ nô dịch vào chế độ do chàng cai trị là điều duy nhất mà chàng nhắm đến cho ngành y dược. Bên phải là xưởng sản xuất phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ để tận diệt nông nghiệp thuận tự nhiên đa canh luân canh cũ kĩ lạc hậu, buộc người nông dân phải làm thuê độc canh thâm canh trên chính mảnh đất của tiên tổ bao đời. Xa xa kia là viện nghiên cứu kỹ thuật biến đổi gen để đạt được sự thống trị tuyệt đối về lương thực thông qua bản quyền hạt giống. Tất cả đều là những ngành công nghiệp dựa trên sản phẩm chiết xuất của dầu khí. Chàng mỉm nụ cười nửa miệng đầy ác độc, tỏ vẻ hài lòng với vương quyền thống trị không gì có thể lay chuyển của mình. Chợt, một chú chim bồ cầu bay vụt qua mặt chàng rồi biến mất, để lại một tờ giấy đong đưa chong chênh giữa tầng không. Chàng với tay bắt lấy xem, rồi bật lên tiếng cười man rợ.

Vì sao tôi ngừng chê bai, chửi bới đất nước?

Xin chào mọi người.

Xin chào quý khán giả của kênh Giải độc chính trị.

Mình tên là Phan Hưng Duy, hôm nay mình làm video clip này để chia sẻ một chút quan điểm của mình về câu hỏi, “tại sao mình ngừng chê bai, chửi bới sự nghèo nàn, lạc hậu, bất toàn của quê hương đất nước?”. 


Cách đây mấy tháng, mình có đọc được một bài viết (status) trên trang của một người tên là Dưa Leo. Không nhớ rõ lắm là Dưa Leo hay Dưa Chuột. Đại ý là chê bai, giễu cợt sự nghèo nàn, lạc hậu của đất nước so với nhiều nước khác. Hành động đó của anh ta khiến mình chợt nhớ lại ngày xưa, khi mình mới biết lên mạng, cũng nghe đủ thứ chuyện không hay về quê hương đất nước. Quá trời nhiều người chê bai, chửi bới đất nước, đủ mọi luận điểm, chủ đề. Khiến mình sinh lòng, tự ti, mặc cảm, xấu hổ vì là người Việt Nam. Nhưng khi mình trưởng thành, chín chắn, điềm tĩnh hơn, mình mới chợt nhớ lại một lời dạy rất hay, rất đúng của ông bà, cha mẹ khi xưa, lúc mình còn nhỏ:

“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”

Mình giật mình. Thì ra thái độ, quan điểm của mình lúc đó là hết sức bẳng, rất là đoản, nó không có trước không có sau, nó không có hậu, nó không có nghĩa tình và thậm chí nếu như nói một cách nghiêm khắc thì còn thua cả một con chó. Vì con chó nó trung thành lắm. Dù cho chủ có nhậu say nhậu xỉn về chửi bới, đánh đập nó cũng không bỏ đi, có khi người chủ tệ hại đó chết rồi nó còn mò ra mộ nằm ở đó chẳng muốn về.

Sau khi nhớ lại lời dạy của ông bà cha mẹ, mình mới hiểu rằng mình đã từng có những thái độ, quan điểm thua cả một con chó. Từ đó, mình suy nghĩ khác đi. Mình nhận hết, ôm hết những thiếu sót, bất toàn, hạn chế của quê hương đất nước vào trái tim mình, vào trách nhiệm của mình chứ không còn mở miệng lên mặt giễu cợt, vọng ngoại…

Dĩ nhiên, đây chỉ là tâm tình, quan điểm cá nhân, câu chuyện nhỏ của riêng mình thôi. Còn đối với những ai đó vẫn tiếp tục có thái độ thù địch, lên mặt chê bai, công kích, thoá mạ về những điều chưa hoàn thiện, bất toàn của quê hương đất nước.. trong khi thực tâm họ chưa làm được gì nhiều, đáng kể để cống hiễn dựng xây, thì mình không có ý kiến gì, họ có quyền tiếp tục “nói”, tự do “ngôn” luận mà.

Buồn như Tết bên Tây

Châu Âu trời băng tuyết, lạnh ngắt, con cháu ở xa, nghỉ hai ba ngày phép, đi máy bay, hay lái xe hàng trăm cây số để lên ăn bữa cơm với cha mẹ, thấy ngại. Các cụ ở trong trại dưỡng lão được phân cái buồng nhỏ chừng 12 mét vuông, con cháu đến thăm phải thuê khách sạn, lại lóc cóc đến ăn cơm rồi vội về, không hào hứng đón Tết. Còn đón cha mẹ về nhà là cả một vấn đề. Họ ái ngại do phải đi làm, không lo cho thân sinh được.

Lần đầu còn nhớ con cháu, sau cũng quen dần. Trước các cụ còn khỏe, còn gói bánh chưng, làm chả, gọi con cháu đến lấy. Chúng cảm ơn rối rít. Sau chân yếu tay mềm, chẳng làm được, kẻ đến thăm thưa dần, chưa kể có cụ còn đãng trí nhầm đứa nọ ra đứa kia, việc thăm hỏi càng ít nữa.

Thanh niên hiện đại giản tiện nhiều thứ, ngày lễ Tết chẳng còn nhớ cha mẹ, ông bà đang đợi. Nhân vật hoài cổ, nặng kí ức xưa, mấy ai còn sống, bị coi là người của thời “cổ lỗ”. Càng thọ càng đau mỗi khi Tết đến. Con cháu không hiểu, nghĩ các cụ lạc hậu đòi hỏi. Thời đại @, khoa học tân tiến chỉ cần nhấn vào con chuột là cả nhà có mặt trên vi tính dù ở bốn phương trời. Chúng liền mua tặng bố mẹ cái máy vi tính hay điện thoại di động và nhiều đứa con nói thêm một câu xanh rờn: “Ông/ bà/cụ sướng nhé, chúng con mơ đấy”. Nhận món quà quý của con cháu, nước mắt các cụ chảy ngầm bên trong.

Tủ lạnh luôn ắp thức ăn, cần thì có trợ lý xã hội. Các cụ còn mong gì nữa? Con phải đi làm để kiếm sống, con phải tiếp đối tác... Các cụ hiểu. Đêm nằm thầm khóc. Cụ mơ cái ngày xưa ấy… Cha mẹ cụ làm mâm cơm cúng tổ tiên, con cháu chầu chực hạ mâm, xúm lại ăn uống kể trăm thứ chuyện trên đời… Gặp tình huống vui hài, cả nhà cười ran. Chút rượu nồng, nhiều đứa phấn khích kể chuyện mối tình đầu… hứa đem người yêu ra mắt ông bà… Bây giờ, chúng đâu cần ra mắt, chúng sống với nhau từ lâu, không thích cưới xin khỏi ràng buộc.

Các lão niên cứ lủi thủi trong phòng trên dưới 10 mét vuông khép kín. Trước còn sức khỏe, các cụ còn ra chợ châu Á xem đón Tết dù lệch ngày, cho khớp Chủ nhật. Tuổi càng cao, họ chỉ còn đi bộ gần nhà, hưởng sái không khí rớt lại của Tây đón chào năm mới chăng đèn kết hoa.

Năm nay năm Gà, chẳng hiểu vô tình hay hữu ý, Tòa Thị chính tặng quà cho các cụ: hộp thịt gà trống hầm rượu - món đặc sản ở Pháp và chai rượu Beaujolais có hình con gà trống, và hộp sôcôla. Dù tình cờ, đây là niềm vui nhỏ cho người già neo đơn.

Một số cụ may mắn còn có vài họ hàng còn sống ở Việt Nam gọi điện sang hỏi han, chúc Tết. Dù trái giờ, dù sức khỏe không cho phép, cụ cố thức để mong một cú điện. Nhiều cụ, anh chị em ở Việt Nam già cũng mất cả. Thế là hết. Buồng các cụ lạnh tanh, không hoa đào, hoa mai, không mâm cúng tổ tiên… Chỉ có chương trình VTV4 duy nhất làm bạn. Các cụ loay hoay bấm tivi. Ngồi miên man chẳng thiết ăn.

Mặc dù sống trên nửa, thậm chí gần ba phần tư thế kỉ ở xứ người, những đồng bào già của chúng ta cũng không thể “nhập gia tùy tục” mà không khổ tâm, áy náy. Các cụ cay đắng nhớ câu: “Vui như Tết”; rồi thở dài chép miệng: “Buồn như Tết bên Tây.”

St.

Thiên chức của người phụ nữ

Thầy kính thưa bà Phương Loan – chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân của Thanh Hoá. […] Hôm trước thì qua trung gian của Thượng Toạ Tâm Đức – Trưởng ban trị sự Phật Giáo ở đây, nên chúng tôi mới nhận lời mời để có được buổi nói chuyện này. […] 

Kính thưa tất cả quý vị. 

Kinh doanh là một hoạt động có tính xã hội rất là cao. Mà dường như nó ngược lại với thiên chức của người phụ nữ. Từ nghìn xưa, cả từ [các nước phương] Đông sang [các nước phương] Tây đều cho rằng phụ nữ là cột trụ, là hạt nhân của gia đình. Trong hai người, người chồng và người vợ, thì sự phân công của xã hội rất tự nhiên, là người đàn ông phải gánh vác, đi mưu sinh tìm cơm ăn áo mặc cho gia đình và người vợ phải giữ gìn gia đình, phân công hai người ra hẳn như vậy. Nên nếu không có người phụ nữ làm hạt nhân để giữ gìn mái ấm gia đình thì xã hội sẽ hỗn loạn vì gia đình sẽ tan vỡ. 


Đi con đường khác

Khi tìm hiểu lịch sử một căn bệnh, mình có một cách làm khá ngược đời là tìm hiểu trước hết là về lịch sử trước và trong thời kì bắt đầu có căn bệnh đó. Sinh hoạt, tâm lý, tín ngưỡng, văn hoá của con người giữa hai thời kì có gì khác nhau? Sau đó mình đi vào tìm hiểu cùng lúc rất rất nhiều trường hợp bệnh cụ thể, để rút ra những mẫu số chung.

Cho đến bây giờ, con đường này cho mình nhiều trải nghiệm, kết luận mới lạ.

Bạn nào tò mò về nguyên nhân, cách chữa lành tự nhiên các bệnh cũng có thể đi theo con đường đó, mình tin các bạn sẽ thấy yên tâm hơn về các vấn đề sức khoẻ.

Có bạn sẽ nói: "Mình thấy YHHĐ là hoàn hảo rồi. Họ nói gì mình nghe là được".

Thì mình xin ghé tai bạn điều này: "Tiên đề Euclid cho đến nay cũng chỉ là một giả thuyết, chưa được chứng minh. Mà nếu giả thuyết này sai thì xem như nền khoa học đổ vỡ kinh hoàng. Big Bang cũng vậy. Thuyết tiến hoá của Darwin cũng vậy. Thuyết vi trùng sinh bệnh của Pasteur cũng vậy. Chỉ là một giả thuyết, có thể đúng có thể sai. Mỹ từ khoa học được gắn lên những điều đó là một lớp véc-ni hợm hĩnh, chỉ để đàn áp những người không đồng quan điểm mà thôi.

Loài người đang thay thế niềm tin tôn giáo bằng niềm một niềm tin mới vào một nền khoa học duy vật vô thần. Cả hai đều là niềm tin. Và niềm tin mới, tạm gọi là khoa học này, mặc dù đã có tính lý trí nhiều hơn, nhưng vẫn còn nhiều cái mê tín lắm. Ví dụ như các nhà nhân chủng học họ nói loài người chỉ mới xuất hiện cách đây 1 triệu năm. Nhưng năm ngoái, các nhà khảo cổ ở Thỗ Nhĩ Kỳ tìm được một chiếc búa bằng sắt đã hoá thạch, khi đo niên đại thì đến 150 triệu năm tuổi. Các nhà nhân chủng học im lặng. Còn các nhà khảo cổ thì phì cười. Phì cười vì thì ra trái đất này quả thật đã từng trải qua nhiều lần văn minh rồi tận thế, văn minh rồi tận thế như Đức Phật Thích Ca đã tuyên bố. Còn lý thuyết mà cả trăm năm qua các nhà nhân chủng học rao giảng thì ra là sai lầm.

Chính vì vậy, nên bạn chớ vội tin cái mà ngày nay đang được ra rả trên mạng xã hội, báo đài, truyền thông rằng đó là khoa học. Với tất cả mọi điều trên đời, hãy hoài nghi, hãy xét lại. Nhân quyền và Tự do cao tột nhất của con người là được phép hoài nghi, xét lại mọi quan điểm, niềm tin, triết thuyết".

Facebooker Phan Hưng Duy.

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...