Những đứa con rơi người Mỹ bỏ lại ở Philippines

Nhiều chục năm sau khi họ rời khỏi Philippines, sự u ám vẫn trùm lên những đứa con lai Amerasian ra đời từ gái mại dâm và bị quên lãng.

Bạn học của Emmanuel Drewery có thể nói thẳng vào mặt cậu rằng mẹ cậu là 1 con điếm và bố cậu đã bỏ rơi cậu. Drewery - một thanh niên cao gầy, có nước da sáng hơn so với hàng xóm. Cậu ra đời 26 năm trước ở Olongapo, một thành phố phía tây bắc Philippines.

Olongapo nằm cạnh Subic Bay, căn cứ hải quân Mỹ lớn nhất ở nước ngoài trong thời Chiến tranh Lạnh. Cha Drewery là một trong hàng triệu binh lính, những người trong nhiều thập kỷ, đã đến quận đèn đỏ ở Olongapo, mảnh đất màu mỡ của tội phạm, bất ổn và mại dâm.

"Thành phố này hoàn toàn phụ thuộc vào ngành công nghiệp tình dục. Có rất nhiều các cô gái và những tên ma cô trên đường" - Drewery nói. Ông bà cậu đã chuyển đến Olongapo để quản lý một hộp đêm, nó là 1 loại lai giữa nhà chứa với 1 quán rượu. Mẹ cậu có một giọng hát tuyệt vời, mới 15 tuổi và hát mồi cho các vũ điệu thoát y. Nhưng âm nhạc không phải là những gì lính Mỹ tìm kiếm. "Khách hàng không muốn chỉ có mỗi nhạc, phải có chương trình khỏa thân hoặc họ chán" – cậu nói. Mẹ của Drewery cũng không thể kiếm sống bằng ca hát, vì vậy bà bắt đầu đi ra ngoài với khách hàng. Một vài tháng sau đó, mẹ cậu đã trở thành một cô gái điếm. 

Theo tổ chức Preda, vào cuối những năm 1980 đã có khoảng 500 nhà thổ và 15.000 gái mại dâm ở Olongapo để đáp ứng nhu cầu cao của căn cứ hải quân. Sân bay quân sự Clark, cách Olongapo 30 dặm về phía đông, thậm chí còn lớn hơn, đến 230 dặm vuông gần thành phố Angeles. Olongapo và Angeles được biết đến bởi những người lính Mỹ là "thành phố song sinh tội lỗi" của Philippines, như Sodom và Gomorrah.

Ngày nay, các thành phố này tràn ngập trẻ tóc nâu mắt sáng, đôi khi da trắng, cao và gầy như Drewery, những đứa khác lại có da sẫm màu hơn nhiều so với hầu hết người Philippines. Chúng là con cái lính Mỹ bỏ lại sau khi rút đi. Cư dân địa phương thường gọi chúng là "con lai", chịu sự kỳ thị của trẻ mồ côi và mại dâm.
 Emmanuel Drewery, 26 tuổi từ 1 bà mẹ Philippines và một người bố Mỹ. 

Drewery sống với mẹ 20 năm ở Philippines cho đến khi ông bố đến tìm lại và rồi ông ta về Mỹ năm 1989. Ông ta đã không bao giờ liên lạc với con trai của mình thêm 1 lần nữa, còn mẹ cậu tiếp tục công việc của 1 gái điếm. Bà có đứa con gái nữa với 1 nhân viên đóng quân, cả gia đình đã sống với ông này một thời gian. Sau đó, vào năm 1992, chính phủ Corazon Aquino chọn cách đóng cửa các căn cứ, những người lính Mỹ cuối cùng đã hạ cờ ở Subic, nhổ neo và rong buồm. Drewery, em gái và mẹ của cậu đã trở thành vô gia cư.

"Thử hình dung là mẹ của mình, người đã từng làm việc trong ngành công nghiệp tình dục, không được học hành gì cả, đột nhiên thấy mình với căn cứ bị đóng cửa, không có cách kiếm sống nào khác, không có chuẩn bị gì." - Drewery nói.
*   *   * 
Barack Obama đã đến Philippines với 1 thỏa thuận quân sự mới cho phép quân đội Mỹ quay trở lại. Bản hiệp ước tăng cường Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng, củng cố liên minh của Washington với thuộc địa trước đây.

Obama đưa ra các thông điệp trong cuộc họp báo chung tại Manila với đồng cấp Philippines, TT Benigno S. Aquino III, con trai của Corazon Aquino, người đã ra lệnh trục xuất binh lính Mỹ 2 chục năm trước đây. Đối diện các nhà báo, Obama nói rằng sự gia tăng hiện diện quân sự của Mỹ tại Philippines không có nghĩa là để khiêu khích Trung Quốc, cường quốc quân sự trong khu vực, mà "để đảm bảo luật lệ quốc tế và các chuẩn mực được tôn trọng."

Bắc Kinh chỉ mất ít hơn một giờ để trút giận. Trung Quốc, có các tranh chấp lãnh thổ trên biển phía nam với Philippines, cũng như với Đài Loan, Indonesia, Brunei, Việt Nam và Malaysia – đã chỉ trích các thỏa thuận thông qua Tân Hoa Xã, họ gọi Philippines là "kẻ gây rối": "Cho rằng Philippines có tranh chấp lãnh thổ 1 cách gay gắt với Trung Quốc, động thái này là đặc biệt đáng lo ngại vì nó có thể làm vững tâm Manila trong việc đối đầu với Bắc Kinh…"

Tuy nhiên, có hàng ngàn người Philippines đã tỏ ra khó chịu với Bắc Kinh còn hơn các quan chức Trung Quốc với
Philippines.

Mỹ và Philippines có lịch sử lâu dài và phức tạp. Sau 300 năm dưới sự cai trị của Tây Ban Nha, quần đảo này bị Mỹ chiếm đóng năm 1898 trong chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ, nó vẫn dưới sự kiểm soát của Mỹ cho đến đầu thế kỷ XX. Sau 3 năm bị Nhật Bản đô hộ, quốc gia này cuối cùng đã giành được độc lập sau Thế chiến II. Tuy nhiên, đạo quân lớn của Mỹ vẫn đồn trú tại 5 căn cứ quân sự lớn, những thập kỷ sau binh lính Mỹ đã để lại một di sản đầy tranh cãi từ khoảng 50.000 trẻ em bị bỏ rơi: ba thế hệ những đứa con lai Mỹ. (nguồn nytimes đến 250.000)

Các hoạt động chống quân sự hóa đã góp phần đóng cửa các căn cứ quân sự năm 1992, hiến pháp mới Philippines ngăn cấm sự hiện diện của quân đội nước ngoài và căn cứ quân sự tại đất nước này. Nhưng từ khi có Hiệp định Thăm viếng Quân sự năm 1999, tàu hải quân Mỹ đã thường xuyên đến các cảng Philippines tập trận, mặc dù không có sự hiện diện lâu dài ở đây. Các phong trào chống quân sự hóa đã ngủ yên lại bị đánh thức khi Obama đến thăm và phê chuẩn thỏa thuận. Nhiều người nghĩ rằng thỏa thuận này có hơi hướng chủ nghĩa thực dân mới và đã có nhiều cuộc biểu tình trước đại sứ quán Mỹ ở Manila.

Nói về những trở ngại hiến pháp, Obama đảm bảo rằng Mỹ sẽ không chiếm đóng các căn cứ cũ. "Tôi muốn được rất rõ ràng, Mỹ không cố gắng để lấy lại căn cứ cũ hoặc xây dựng căn cứ mới. Nhận lời mời của Philippines, nhân viên Mỹ sẽ luân chuyển quanh các cơ sở của Philippines. Chúng tôi sẽ đào tạo và huấn luyện nhiều hơn với nhau để chuẩn bị cho một loạt các thách thức, bao gồm cả các cuộc khủng hoảng nhân đạo và thiên tai như bão Haiyan."

Drewery nói rằng mẹ cậu không phản đối binh lính Mỹ quay lại. "Như nhiều người khác," cậu nói, "bà nghĩ rằng người nước ngoài sẽ mang tiền đến và đó sẽ là tốt." Nhưng cậu không đồng ý.

Ngắm hoàng hôn từ một ngọn đồi ở giữa Olongapo, Drewery nhớ lại những ngày cậu phải đánh nhau với những đứa tr khác. Chúng gọi cậu là pekeng tisoy - "đứa Mỹ giả". Các giáo viên đã cho gọi phụ huynh bất cứ khi nào cậu tham gia vào một cuộc gây lộn, nhưng chỉ có mẹ cậu xuất hiện, điều đó làm cậu càng xấu hổ hơn. Cậu bảo "lợi thế duy nhất của tôi là da trắng. Những đứa trẻ lai Mỹ gốc Phi còn tồi tệ hơn."

Drewery đề ngh không được gọi cậu là Mỹ lai Á - Amerasian một cái tên được đặt ra bởi nhà văn và hoạt động nhân quyền Pearl Buck. "Mẹ tôi là người Philippines và cha tôi là người Mỹ - "Phil-Am" là từ thích hợp hơn, tôi tin thế". Cậu tâm sự.

"Nghèo đói là vấn đề số một đối với Phil-Am", cậu cho rằng sự kỳ thị xã hội và chấn thương tâm lý thường dẫn đến khó khăn kinh tế cho nhiều người như cậu. Khi lên 8 tuổi và sống trên đường phố, Drewery đã gặp tổ chức Preda, hđược lập ra để cứu những đứa trẻ bị lạm dụng và bóc lột. Drewery bắt đầu làm việc cho Preda khi 17 tuổi. Sau khi học đại học về công tác xã hội, cậu bây giờ làm thư ký cộng tác cho 1 quỹ. Cậu nói "Chúng tôi không hài lòng về các thỏa thuận quốc phòng, chúng tôi rất muốn phản đối nhưng không thể làm bất cứ điều gì về việc này. Đó là lịch sử đang tự nó lặp lại".
*    *   * 
Mặt trời như thiêu đốt dưới quần áo ở Angeles và Olongapo. Khi đêm đến, cả hai thành phố bắt đầu sôi động. Mại dâm và khiêu dâm là bất hợp pháp ở Philippines, nhưng sẽ không ai hay biết đến nó ngoài các câu lạc bộ thoát y dưới ánh đèn neon bụi bặm nằm bên cạnh dãy hàng thức ăn nhanh và các nhà nghỉ trả tiền theo giờ. Chúng chẳng là cái gì để so sánh với thời Chiến tranh Việt Nam, nhưng du lịch tình dục vẫn là một yếu tố quan trọng đối với cả thành phố và nền kinh tế.

Cách tốt nhất để tránh cái nóng ở đây là phía sau chiếc jeepney, một loại xe jeep quân sự chuyển đổi thành xe buýt nhỏ đang có mặt trên khắp các nẻo đường. Mười phút đi xe jeepney từ căn cứ cũ Clark Air Base ở Angeles đã thấy 1 căn nhà nhỏ có nhà hàng, quán rượu và trạm cựu binh 2485. Gần một trăm cựu nhân viên Mỹ tụ tập ở đây hầu như cả ngày, một con số khá lớn với 1 nơi rất xa ớc Mỹ.

John Gilbert, 66 tuổi từng là chỉ huy ở đây. Tóc bạc, da nâu và rắn chắc, ông ta đến chcác đồng đội của mình với vẻ thoải mái trước khi ngồi xuống trước một loạt các loại nước giải khát đặt trên những cái bàn đá. Gilbert đã có 20 năm trong quân đội và chiến đấu trong chiến tranh vùng Vịnh 1, đã kết hôn 27 năm với 1 phụ nữa Filipino và họ sống ở Las Vegas trước khi chuyển về đây.

"Đây là thành phố rất khác vào những năm 1980. Có rất nhiều trẻ em nhỏ lang thang trên đường phố. Bạn nhìn thấy chúng, tóc hoe, ngủ dưới những cái cầu. Nếu các cô gái muốn tìm được một công việc, họ phải đến các quán bar. Và negritos (một thuật ngữ chỉ con lai Mỹ gốc Filipino) đã bị nhiều cô lập.”


John Gilbert, cựu chỉ huy trạm cựu binh 2485 ở Angeles.


Gilbert đổi giọng khi được hỏi về vai trò của lính Mỹ trên hòn đảo. Ông ta coi những đứa con lai Amerasians, một nhóm bao gồm cả 2 đứa con của mình, là một phần không thể thiếu của cái quốc gia đa dạng này. "Đã có những đứa con lai ở đây kể từ khi Legazpi đến lần đầu tiên", ông nói, đề cập đến nhà thám hiểm Tây Ban Nha thế kỷ 16. "Các dòng họ nổi bật nhất (hiện tại) là Tây Ban Nha hoặc Trung Quốc. Khi người Anh xâm chiếm quần đảo này, nhiều binh lính Ấn Độ đã ở lại. Maria Venus Raj, ứng cử viên Hoa hậu Hoàn vũ là một hậu duệ của họ. Con đẻ của người Mỹ, ông lập luận, vào thời điểm này không khác biệt đáng kể so với người Philippino đa sắc tộc.

Gilbert không cho rằng thế hệ quân nhân Mỹ mới cũng sẽ để lại di sản tương tự như những tiền nhiệm. "Binh lính bây giờ sẽ luân phiên. Họ sẽ thực hiện nhiều kỹ thuật và đào tạo y tế. Họ sẽ không có mặt ở đây; họ sẽ không ở Subic; họ sẽ ở tại nông thôn hay trên tàu. Sẽ không có vấn đề tương tự."
*   *   * 
Năm 1982, Quốc hội Mỹ đã thông qua nghị quyết cấp quốc tịch cho con ngoài giá thú có bố là lính Mỹ ở Thái Lan, Việt Nam và Hàn Quốc. Nhưng không bao gồm trẻ em từ Philippines.

Justin Ray Labandello là một sinh viên triết 19 tuổi có mẹ và bà ngoại làm việc trong khu đèn đỏ Barretto. Cậu phải đối mặt với việc bị bắt nạt ở trường từ rất sớm. "Họ hét vào mặt tôi rằng bà của tôi là gái mại dâm. Điều này rất khó chịu. Ngày nay, tôi không thể chối bỏ nó. Tôi đã học được cách chấp nhận nó và tránh đối đầu."

Bạn của Labandello là Joseph Guarino lớn hơn 5 tuổi, nói rằng nhiều người Mỹ gốc Á tiếp tục đấu tranh. "Một người bạn của tôi đã thực sự bị vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Cậu ấy hiện đang sống trong bệnh viện tâm thần." Guarino chọn cách làm chệch hướng các tình huống bằng sự hài hước: "Đôi khi tôi nói rằng tôi có dòng máu hoàng gia".



Các nữ Filipino đứng bên ngoài một quán bar ở khu đèn đỏ Barretto. 

Cả Labandello và Guarino khuyến khích tôi đến Barretto để xem nó như thế nào ngày nay. Đường phố thắp sáng rực rỡ nhất Olongapo đầy các cô ăn mặc khêu gợi. Họ đứng chờ đợi ở lối vào nhiều câu lạc bộ và vẫy tay với những người qua đường. Bất cứ khi nào thu hút được một khách hàng, họ đi cùng vào trong câu lạc bộ, nơi có những vũ công, tiếp viên và mama-san, kẻ phụ trách các cô gái. Chủ sở hữu của nơi này là một người Mỹ.

Jane là 1 hầu bàn 25 tuổi trông hấp dẫn tại Bunny Ranch, cô không muốn thừa nhận nguồn gốc Mỹ lai của mình, nhưng đặc điểm đã tố giác cô. Lọn tóc dài lượn sóng thả xuống cái hông rộng, nước da nâu. Thật khó để cô cảm thấy thoải mái, nhưng khi đã có sự tin cậy, cô thừa nhận dòng dõi người Mỹ gốc Filipino của mình. Cha cô là 1 lính bộ binh, cũng như cha 2 đứa con của cô, kẻ đã ra đi 6 năm trước.

"Ông ấy đã chết trong chiến tranh" cô nói, nhưng cô không biết gì hơn. Hai đứa, con trai 3 tuổi và con gái 5 tuổi của cô cũng bị láng giềng gọi là negritos. Nhưng chỉ vài phút sau, khi 2 cô gái khác đến gần, Jane đã không còn là con lai Mỹ. "Tôi là người Philippines" - cô đột nhiên nói - "Filipino thuần chủng!"
*   *   * 

Về tác giả:
Felix Lill là phóng viên tự do người Đức, viết cho 1 số tờ báo Die Zeit, Die Presse, Der Spiegel, NeueZürcherZeitung, Taggespiegel, Zeit Online. Ông được trao giải thưởng Áo Phóng viên thể thao năm 2010, 2011 và 2012. Ông cũng được trao giải Áo OEZIV Media năm 2012.

Javier Sauras là phóng viên ảnh, người đã lang thang từ châu Á đến châu Mỹ Latinh trong 5 năm. Ông đã viết về Nhật Bản, Philippines, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Anh và Bolivia.

BÍ ẨN EVGENY PRIMAKOV P2


Theo đuổi Laura

Vợ thứ 2 của Primakov - Irina Borisovna, con gái Nana và con trai
Evgeny Sanrdo tại tang lễ (Photo Vladimir Velengurina - KP)

Primakov gặp cô vợ đầu ở Tbilisi. Laura lớn lên trong gia đình chị của cha mình – ca sĩ opera Nadezhda Haradze và chồng là nhạc sĩ Alexis Dimitriadi, cũng như Primakov hay Gorbachev, cha mẹ cô bị tử hình.
 
- Năm 14 tuổi, Evgeny đến Baku học trường hàng hải, nhưng bị ốm nên phải quay về Tbilisi – người cháu của Laura, giáo sư nhạc viện Nana Dimitriadi kể - Khi đó cậu đ
ã tốt nghiệp phổ thông. Còn khi vào học ngôn ngữ phương Đông tại MGU, mọi người đều khó hiểu. Từ Moskva cậu thường về với bạn ở Tbilisi. Evgeny thân với Laura, ở gần khu nghỉ Gagra. Cậu ta khi đó đã 19 và thường xuyên ẩu đả vì Laura. Một lần mẹ tôi không chịu nổi phải nói: "Hoặc là lấy vợ, hoặc là Evgeny, cháu phải đi chỗ khác".

Laura là cô gái duyên dáng, chơi piano rất cừ, có thể làm choáng váng bất cứ anh chàng nào. Sau đó, cô vào học khoa hoá trường Bách khoa Tbilisi, rồi chuyển sang Học viện Mendeleyev ở Moskva. Họ làm đám cưới nhỏ ở Moskva và sống khiêm tốn trong 1 góc nhà trọ. Khi có đứa con đầu Sasha, họ gửi cháu về cho mẹ Anna Yakovlevna...

Laura luôn luôn gần gũi Evgeny. Lần cùng chồng đến Ai Cập, nơi Primakov tập sự, bất chấp bị bệnh tim bẩm sinh khiến bác sĩ cấm sinh nở, cô vẫn sinh đứa thứ 2, cháu gái Nanna.
 
Tám tháng sau khi Boris Yeltsin bổ nhiệm làm thủ tướng năm 1999, Primakov bị bãi chức. Vị Ttg, như chẳng có điều gì xảy ra, vẫn đến dự trận hockey. Nhưng vấn đề hoàn toàn khác – gia đình. Ông đã không sống sót trong bất cứ hoàn cảnh chính trị nào, khi đứa con chết.

- Cậu Alexander (Sasha con trai Primakov) chết năm 26 tuổi - Nana Dimitriadi nhớ - Một chàng trai lịch lãm, đã tốt nghiệp MGIMO, đã tập sự ở Mỹ. Nhưng trong dịp lễ 1-5, cậu đã gặp vận rủi… Sau khi phẫu thuật, hoá ra cậu bị 2 cơn nhồi máu cơ tim nhỏ. Nửa năm trước điều này, đã xảy ra trang câu chuyện xấu ở Moskva. Cậu đi hút thuốc với chúng bạn và đã bị ẩu đả. Sasha khi đó đã phải nhập viện nắn lại mũi…

Câu chuyện buồn khác xảy ra với Sasha – đánh mất luận văn. Hoàn toàn có thể vì việc này mà dẫn đến nhồi máu cơ tim. Cô em gái Nana, cũng như cha mẹ, phải chịu đựng nặng nề cái chết của Sasha. Để tưởng nhớ, cô đặt tên cho con gái lớn là Aleksandra.

- Evgeny khi đó đã quỵ – người bạn của gia đình Primakov là Tamara Chelidze nói – Ông bỏ ta nhiều giờ hàng ngày ở nghĩa trang Kuntsevsky. Nỗi đau khổ của ông cũng ngang với 1 người bạn, đạo diễn Georgy Daneliya, ông này có cậu con Nikolay chết trong 1 hoàn cảnh lạ lùng gn như cùng lúc. Hai đứa chúng biết nhau, cùng làm chung lễ tang…

Con gái của Sasha là nhiếp ảnh gia và phiên dịch, rồi nuôi chồn. Cô chẳng bao giờ lên mặt vì ông mình là thủ tướng: ăn mặc đơn giản, hầu như chẳng phấn son, lấy anh chàng thông minh tốt tính Anton Lenin.

- Ông đã cưng chiều cô cháu gái con của Sasha, nhưng không quá mức – người họ xa của Primakov là Karina kể - Còn đây là cháu trai của Evgeny là con của Sasha (pv truyền hình Evgeny Sandro), đã mua 1 vài căn hộ. Khi nó ly dị, căn hộ được để lại cho vợ, nó mua cái khác.

Evgeny đã cả cuộc đời giúp đỡ cho các con gái của
Kirshenblat - Victoria và Maya, cũng là chị em cùng cha khác mẹ

Làm phúc

Người họ hàng xa của Primakov vẫn nhớ người vợ đầu Laura là 1 phụ nữ tốt bụng có sở thích đồ cổ và sân khấu.

- Bà ấy đi chiếc "Zaporozhets" cũ và không định thay chiếc đắt tiền hơn – bà bạn gái ở Tbilisi là Sofiko nói – Bà ấy đi dự tất cả các buổi biểu diễn lớn. Bà ấy chết khi họ đi đến buổi diễn của Gennady Hazanov. Đau tim! Bà ấy chết 6 năm sau cậu con trai, năm 1986. Ở nghĩa trang Kuntsevsky, Evgeny khi đó có đến 4 ngôi cùng 1 chỗ. Ông ấy hay nhắc lại muốn được chôn gần vợ và con. Chúng tôi ngạc nhiên khi bà vợ 2 Irina vào 1 ngày lại đồng
ý chôn ông ấy ở Novodevich. Có lẽ, chính quyền đã quyết định như thế…

Sau cái chết của Laura, nhiều người muốn lấy Primakov, nhưng rất lâu sau cho đến khi cô bác sĩ trẻ Irina xuất hiện. Bởi mối tình mới, cô đã phải ly dị chồng. Irina thừa nhận thế này: "Anh ấy săn đón quá lắm! Giờ thì không cần thế nữa". Irina và Evgeny đã hỏi xin Nanna. Cô là bạn của con gái Primakov và đã không có gì phản đối. Điều thú vị là ngay sau khi cưới, con gái Irina với người chồng cũ cũng đã đổi họ sang Primakov. Như thế, vấn đề thừa kế trong trường hợp Primakov không có di chúc, sẽ không chỉ có cô vợ mới, mà cả những đứa con của 2 cuộc hôn nhân, cháu chắt và cả họ hàng đằng ngoại có thể thừa hưởng.

- Primakov có cô con gái ngoài giá thú Ania, ông ấy chính thức công khai nó trong 1 dịp sinh nhật. Ông ấy đ
ã giúp đỡ Ania suốt đời. Cô này giống hệt con gái Nanna của Primakov - Karina chia sẻ.

Còn đây là những gì Primakov đã làm

Primakov có điểm tốt đã giúp cho nước Nga, bằng cách
giẫm lên chân Boris Yeltsin. (Photo: RIA Novosti)

Nhớ về Evgeny Primakov, các nhà báo thường lưu ý 2 thành tích của Primakov. Quay đầu máy bay trên Đại tây dương ngày 24-3-1999 khi nghe tin NATO không kích Nam Tư và cứu vớt ngành tình báo đối ngoại Nga - trong nỗi bất hạnh 1991, Primakov đã ngăn cản nó bị thanh lọc qui mô lớn. Tuy nhiên, họ cũng thường vì 1 số lý do mà bỏ qua các sáng kiến của Primakov thời làm thủ tướng. Đúng là Primakov đã cố cứu nước Nga thập kỷ 1990 - bằng cách giẫm lên chân Yeltsin. Sự đổ vỡ là kinh hoàng, nhưng ông đã ngăn cản được lão già say xỉn trong 1 số trường hợp. Những việc quan trong nhất mà Primakov đã làm:

* Ngăn chặn lặp lại sự kiện đổ máu tháng 10-1993. Khi các nghị sĩ đòi Yeltsin từ chức và bắt đầu thủ tục luận tội. Có những đe doạ giải tán quốc hội hay từ chối quan hệ thị trường. Bằng cách thoả hiệp, Primakov đã loại trừ căng thẳng giữa TT, chính phủ và Duma.
* Không chịu khuất phục trước áp lực các thống đốc, các tổ hợp công nghiệp-quân sự đòi tiền chính phủ, từ chối in tiền và ngăn chặn gia tăng lạm phát.
* Cấm cấp phát tín dụng cho tất cả những ai nhận mà không trả, giữ đồng rúp không mất giá hơn nữa.
* Chứng minh nhà nước có đủ tiền và không có nhu cầu in thêm tiền. Chính phủ Primakov lần đầu tiên kể từ khi sụp đổ có ngân sách trung thực, thu vượt chi.
* Mặc dù tiến hành làm mất giá đồng rúp, nhưng sau đó có 1 số giải pháp về thuế có lợi cho làng quê và thành phố nhỏ, nơi tập trung lực lượng
sản xuất còn lại.
* Lần đầu tiên kể từ 8-1991, lương và lương hưu bắt đầu được trả đúng hạn.
* Khôi phục hoạt động các
Phòng thương mại Nga, sau 8 năm cải cách của Yeltsin đã trong tình trạng hư hỏng cùng cực và chỉ phục vụ "sở thích cơ hội chính trị" hiếm khi tỉnh táo của kẻ đứng đầu nhà nước và phe cánh.
* Nhấn mạnh phát triển Hồi giáo của Liên Xô, mở rộng
hòa bình trong các nước Hồi giáo và thế giới Ả Rập. Và phát huy mạnh mẽ vai trò, lợi ích của Nga ở Trung Đông.

Thêm đánh giá!

Năm 1975, Primakov mời David Rockefeller đến Tbilisi, ông mời vị tỷ phú đến thăm họ hàng. Ông gọi mẹ vợ và nói sẽ đến vào buổi tối. Bà phát hoảng: nhanh chóng dọn dẹp căn hộ, đặt bàn, nhưng không kịp sửa lối vào. Các vệ sĩ đến và tắt đèn để không ai trông thấy bức tường. Rockefeller đến, tiến gần đến bức tranh Ernest Hemingway treo trên tường, kéo nó sang 1 bên ông ta thấy vết phai trên tường: "Nghĩa là đã treo thật..."
 
Evgeny Primakov đã không bao giờ theo đạo, nhưng đến cuối đời đã tìm đến Chúa và nhận theo đạo. "Anti-Semitism luôn luôn là công cụ để hành hạ các quan chức đảng ngu độn. Nhưng chủ nghĩa sô vanh và chủ nghĩa dân tộc luôn luôn xa lạ với tôi. Cả đến nay, tôi không cho rằng, Chúa đã chọn bất cứ dân tộc nào để làm tổn hại dân tộc nào khác. Ngài đã chọn tất cả chúng ta, những ai mà Ngài tạo ra theo hình mẫu và tương tự mình…" - Evgeny Primakov

Vấn đề gia đình, trong phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc

 Cuối năm 2021, trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, nêu bật tình hình, các hiện t...